Chiến lược gia ‘hậu trường’ giúp Trung Quốc trỗi dậy
Ông Vương Hô Ninh đa từng bước thăng tiến vững vàng trên chính trường Trung Quốc.
Ông không tham gia cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tuần trước, nhưng lời khuyên và ý kiến của ông chắc chắn giúp định hình sự kiện này. Ông là một nhà chiến lược khôn ngoan đã phục vụ 3 nhà lãnh đạo Trung Quốc từ phía hậu trường.
Ông Vương Hô Ninh. (Ảnh: Reuters)
Theo NY Times, ông Vương Hô Ninh nổi lên như một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của Chủ tịch Tập Cân Binh, là người mang lại sự ổn định về tầm nhìn và mục đích cho sự cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ.
Là một giáo sư đại học trở thành nhà lý luận đảng, ông Ninh – năm nay 63 tuổi – từ lâu đã lập luận rằng Trung Quốc cần một nhà nước mạnh mẽ để phục hồi sự vĩ đại dân tộc. Ông đã giúp Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn dắt Trung Quốc vào một “thời đại mới” của xu hướng toàn cầu.
Tháng trước, các nỗ lực của ông Vương Hô Ninh được ghi nhận khi ông nằm trong danh sách 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 19, dù ông chưa từng lãnh đạo một tỉnh hay điều hành một bộ nào. Ông hiện là nhà tư tưởng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Video đang HOT
Một số người ví vai trò của ông giống như cựu cố vấn Stephen K. Bannon của Tổng thống My Donald Trump, hoặc Karl Rove của cưu Tổng thống My George W. Bush.
Trước đó, ông Ninh còn là cố vấn của hai cưu Chủ tịch Trung Quốc, la cac ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. Do vậy, ông đóng một vai trò then chốt trong việc đưa Trung Quốc trở thành một đối thủ địa chính trị của Mỹ.
“Ông ấy tin vào hiện đại hóa và rằng Trung Quốc cần một ban lãnh đạo chính trị mạnh mẽ” – Ren Xiao, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fugan ở Thượng Hải và cũng là một học trò của ông Ninh, cho biêt. “Điều đó vẫn nằm trong đầu của ông ấy và nó là lòng tin vững chắc của ông ấy”.
Ở Chủ tịch Tập Cận Bình – người cam kết khiến Trung Quốc mạnh mẽ trở lại, ông Vương Hô Ninh tìm thấy một người tri kỷ về tư tưởng. Với thế giới bên ngoài, thông điệp của họ là về niềm tự hào dân tộc: Trung Quốc đi theo một con đường phát triển khác so với Mỹ.
Trong khi nhiều người nhìn về phương Tây để tìm cảm hứng sau khi Trung Quốc mở cửa hồi những năm 1980, Vương Hô Ninh sau hai lần tới Mỹ trở về tin rằng đó không phải là mô hình tốt cho Trung Quốc, theo những gì ông viết và những người biết ông.
“Nếu chủ nghĩa đa nguyên có nghĩa là một hệ thống đa đảng, các cuộc bầu cử kiểu phương Tây – thì ông ấy không tin đó là hệ thống phù hợp cho Trung Quốc”, giáo sư Ren nói thêm.
Ông Ninh cũng đã ghi lại hai chuyến thăm đó trong một cuốn sách có tựa đề “Mỹ chống lại Mỹ”. Trong đó, ông mô tả về cuộc tranh cử Tổng thống năm 1988 giữa George H.W. Bush và Michael S. Dukakis. Ông cũng phản đối ý niệm Mỹ là vùng đất của cơ hội, nơi bất kỳ ai cũng có thể trở thành tổng thống.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Kim Jong-un gửi thông điệp hiếm hoi đến ông Tập Cận Bình
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi lời chúc mừng đến ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc có tầm ảnh hưởng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Reuters dẫn nguồn tin từ truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết, Kim Jong-un mong ông Tập "thành công rực rỡ" trong các sứ mệnh tương lai với tư cách người đứng đầu đất nước.
"Nó thể hiện sự tin tưởng rằng mối quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước sẽ phát triển vì lợi ích của nhân dân hai bên", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA viết, đề cập đến thông điệp chúc mừng nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi tới ông Tập.
"Người dân Trung Quốc đã bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới" dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Tập Cận Bình, lời chúc mừng có đoạn viết.
Thông điệp trên được đưa ra chưa đầy một ngày sau khi ông Tập tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc trong phiên họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khóa 19.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại buổi họp báo, giới thiệu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.
7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, gồm các ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế và Hàn Chính.
Trung Quốc đang chịu sức ép từ cộng đồng quốc tế gia tăng các nỗ lực nhằm kìm hãm chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Trung Quốc được cho là đóng góp 90% khối lượng giao dịch thương mại ở Triều Tiên.
Bắc Kinh từng nói sẽ thực thi nghiêm những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lên Bình Nhưỡng, bao gồm cấm nhập khẩu than, hải sản, dệt may và hạn chế xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ sang Triều Tiên.
Theo Danviet
Bật mí về 5 'ngôi sao' mới trong ban lãnh đạo Trung Quốc Ngoài Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thường vụ Bộ Chính trị (PSC) Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khóa 19 còn có 5 thành viên mới, được đánh giá là những "ngôi sao" đang lên trên chính trường Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu các thành viên PSC khóa 19 bước lên sân khấu,...