Chiến lược gia của Trump yêu cầu truyền thông Mỹ ‘ngậm miệng lại’
Chiến lược gia của Trump coi truyền thông Mỹ như lực lượng đối lập và yêu cầu các cơ quan này phải biết lắng nghe thay vì chỉ trích.
Steve Bannon, chiến lược gia trưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN
“Giới truyền thông không hiểu được đất nước này, họ không thể hiểu tại sao Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng. Đó là lý do tại sao họ không có quyền lực. Họ đã bị bẽ mặt và nên ngậm miệng lại để lắng nghe một thời gian”, Steve Bannon chiến lược gia trưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua nói với New York Times.
Ông Bannon cũng cho rằng chính truyền thông mới là lực lượng đối lập tại Mỹ chứ không phải đảng Dân chủ.
Trước khi trở thành giám đốc tranh cử của Tổng thống Trump, ông Bannon từng điều hành trang tin Breitbart News, một trang tin nổi tiếng với lập trường bảo thủ tại Mỹ. Sau khi đắc cử, ông Trump đã bổ nhiệm chuyên gia truyền thông này vào vị trí cố vấn cấp cao, chiến lược gia trưởng trong bộ máy chính quyền mới.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ nhiều lần chỉ trích truyền thông Mỹ đưa tin bịa đặt, nhằm hạ thấp uy tín của ông và thiên vị ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Sau khi nhậm chức, chính quyền của ông Trump và các cơ quan truyền thông Mỹ tiếp tục có những tranh cãi liên quan đến vấn đề số lượng người tham gia lễ nhậm chức và cáo buộc của ông Trump về hàng triệu phiếu bầu cử gian lận.
Nguyễn Hoàng
Video đang HOT
Theo VNE
Chiến thuật 'nắm thóp' truyền thông Mỹ của Donald Trump
Bằng biện pháp chia để trị và đánh vào tâm lý lo lắng của giới truyền thông, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã "nắm thóp" báo chí trong vụ cáo buộc Nga "nắm thóp" ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump xuất hiện trong cuộc họp báo vào hôm qua. Ảnh: Washington Post
BuzzFeed, một trang tin tương đối có uy tín tại Mỹ, ngày 10/1, đăng tải toàn bộ hồ sơ chưa được kiểm chứng về việc Nga đang nắm giữ những thông tin gây bất lợi cho Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ nhậm chức tổng thống, nhiều chuyên gia nhận định rằng vụ việc có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ông Trump. Tuy nhiên, nhờ chiến thuật đối phó linh hoạt, Tổng thống đắc cử Mỹ đã lật ngược được thế cờ, theo Slate.fr.
Chia để trị
Ngày 11/1, trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi đắc cử, bên cạnh việc chỉ trích kịch liệt BuzzFedd và CNN, ông Trump không quên ca ngợi những phóng viên đang có mặt tại hội trường, ám chỉ những người thuộc các cơ quan không đăng tải hồ sơ trên.
"Tôi rất tôn trọng báo chí và tôi tôn trọng tuyệt đối sự tự do báo chí", ông Trump nhấn mạnh.
Tổng thống đắc cử Mỹ sau đó còn ca ngợi New York Times nói riêng, cảm ơn tờ báo này đã viết rằng "hồ sơ này thậm chí không đáng được in bởi vì nó không đáng giá với ngay cả giá của của giấy in". Mặc dù, thực tế New York Times không viết chính xác như vậy.
Bình luận viên Pierre Marti nhận định rằng những phát biểu của ông Trump chính là một chiến thuật với mục tiêu rõ ràng là cô lập và trừng trị hai hãng tin đã đưa tin về hồ sơ mà ông coi là không thể chấp nhận được.
Và chiến thuật này đã phát huy tác dụng. Sau buổi họp báo, có rất nhiều chỉ trích nhằm vào BuzzFeed. Nhiều phóng viên còn công khai bày tỏ ủng hộ Tổng thống đắc cử Mỹ.
"Tôi có thể hiểu tại sao Tổng thống mới đắc cử Trump giận dữ. Ở vị trí của ông, tôi cũng sẽ tức giận" Jake Tapper, người dẫn chương trình buổi họp báo tuyên bố.
Theo Marti, chiến thuật của ông Trump không chỉ khiến một các hãng truyền thông của Mỹ bất bình mà còn tạo ra cả sự mâu thuẫn giữa CNN và BuzzFeed.
"Quyết định của CNN công bố thông tin đã được kiểm tra cẩn thận về các hoạt động của chính phủ Mỹ là rất khác so với hành động của BuzzFeed cho xuất bản những tin tức vô căn cứ", tuyên bố của CNN sau buổi họp báo viết.
Đánh vào tâm lý lo lắng
Phóng viên tập trung trước Tháp Trump ở New York. Ảnh: AFP
Theo bình luận viên Will Oremus, bên cạnh chiến thuật chia để trị, ông Trump đã khai thác triệt để tâm lý lo lắng đang hiện hữu phổ biến trong giới truyền thông Mỹ, để tránh được vụ xì căng đan tiềm ẩn nhiều nguy cơ này.
Sau chiến dịch đưa tin đầy tai tiếng về kỳ bầu cử tổng thống vừa qua, niềm tin của người Mỹ vào các phương tiện truyền thông xứ cờ hoa đang ở mức thấp nhất trong lịch sử .
"Tin tức giả", cụm từ thường được dùng để mô tả những thông tin bịa đặt của những kẻ lừa đảo nay lại được dư luận Mỹ nói nhiều khi đề cập đến những cơ quan truyền thông từng được tôn trọng như CNN hay New York Times.
Đối với nhiều nhà báo làm việc lâu năm, không có gì có thể cảm thấy "sỉ nhục" hơn điều này. Nó khiến cho họ tự cảm thấy mình như những phóng viên hạng hai không nhận được sự tôn trọng từ độc giả và ngày càng trở nên thận trọng hơn trong việc đăng tải tin bài.
Tổng thống đắc cử Mỹ và đội ngũ của ông đã nắm bắt được thực tế này và khéo léo đẩy họ vào thế phòng thủ, trong bối cảnh nền truyền thông Mỹ đang có những thay đổi nhanh chóng, có thể đe dọa đến mô hình kinh doanh của một số tờ báo truyền thống.
"Thông thường, khi một chính khách Mỹ từ chối câu hỏi của một tờ báo, các phóng viên tiếp theo sẽ tiếp tục xoáy sâu vào câu hỏi đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này họ đã giữ im lặng một cách ngoan ngoãn bởi những lời ca ngợi hoặc đơn giản là đang lo lắng", Marti đánh giá về việc ông Trump không cho CNN đặt câu hỏi.
"Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã khai thác một cách hiệu quả tâm lý lo lắng của cử tri Mỹ để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cuối năm ngoái, giờ đây ông dường như đang áp dụng chiến thuật này đối với giới thuyền thông và cánh nhà báo của nước này", Oremus nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nghệ thuật 'chơi đùa' với truyền thông của Donald Trump Donald Trump liên tục gây sự chú ý để luôn giữ độ "phủ sóng" trên truyền thông và thậm chí còn chơi khăm họ. Donald Trump chào đám đông tập trung ở sảnh tòa nhà của New York Times ngày 22/11. Ảnh: Reuters Trong khoảng thời gian chỉ 24 giờ vào tuần này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tạo ra...