Chiến lược của Tập đoàn Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero
Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
Theo đó, sáng 25/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tới thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), doanh nghiệp vận tải biển, logistics hàng đầu thế giới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm phòng trưng bày của tập doàn Maersk và nghe giới thiệu mô hình tàu container sử dụng nhiên liệu methanol sinh học.
Vui mừng được đón Phó Thủ tướng, ông Vincent Clerc, Giám đốc điều hành tập đoàn Maersk cho biết, chuyến tàu đầu tiên của tập đoàn đã cập cảng của Việt Nam vào năm 1923. Tiếp nối truyền thống hơn 100 năm qua Maersk tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực vận tải biển của Việt Nam.
Video đang HOT
Những năm qua, Maersk nhìn thấy nhiều tiềm năng, cơ hội lớn tại Việt Nam và mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là các cơ hội đầu tư để xây dựng các cảng biển container nước sâu lớn, hiện đại cũng như các dự án logistics chiến lược.
“Các dự án của Maersk sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng thuận lợi trong hoạt động nhập khẩu, kết nối các “chân hàng”, khu công nghiệp trên cả nước”, ông Vincent Clerc nói và khẳng định cam kết mạnh mẽ trong phát triển vận tải biển xanh, sử dụng các nguồn năng lượng xanh, để đạt mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) trong mọi hoạt động của tập đoàn vào năm 2040; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường tự động hóa trong vận hành cảng biển thông minh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sự chuyển đổi mạnh mẽ của Maersk trong lĩnh vực vận tải biển theo xu hướng xanh, thông minh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, là một quốc gia biển, Việt Nam xác định kinh tế biển là lĩnh vực mũi nhọn, trong đó hệ thống cảng biển có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng, an ninh và nằm trên các tuyến hàng hải quốc tế. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.
“Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển”, Phó Thủ tướng nói và khẳng định Việt Nam ưu tiên lựa chọn những tập đoàn có kinh nghiệm năng lực và mô hình phát triển tiếp cận đổi mới sáng tạo, công nghệ như Maersk làm đối tác chiến lược đầu tư xây dựng, vận hành những cảng biển lớn như Cái Mép, Lạch Huyện, Liên Chiểu… phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, xây dựng cảng xanh, cảng thông minh, bảo đảm sự cạnh tranh hiệu quả về năng lượng, dịch vụ, chi phí vận chuyển.
Phó Thủ tướng đề nghị tập đoàn Maersk hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, đối tác của Việt Nam, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tạo thụan lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực logistics, trên tinh thần lợi “ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “khi Maersk đầu tư vào Việt Nam thì cũng là một doanh nghiệp Việt Nam”.
Trao đổi về một số kiến nghị của tập đoàn, Phó Thủ tướng mong muốn Maersk nghiên cứu đầu tư các dự án năng lượng xanh, nhiên liệu xanh (hydro, amoniac) và hạ tầng năng lượng đi kèm cho các cảng biển xanh, tàu biển xanh; mở rộng đầu tư vào lĩnh vực vận tải logistic bằng đường sắt, đường thủy nội địa, ven biển,…
Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trong vụ tàu vận tải biển tông chìm tàu cá
Liên quan vụ tàu vận tải biển tông chìm tàu cá ở phía Nam tỉnh Ninh Thuận, thông tin từ Công an huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết, thi thể ông Trương Thanh Hải (SN 1967, trú ở xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã được tìm thấy khoảng 16h chiều nay 11/3.
Đây là nạn nhân duy nhất mất tích sau sự cố tai nạn trên biển đã được thợ lặn vớt lên từ hiện trường tàu cá bị chìm. Thi thể nạn nhân đang được đưa vào cảng Cà Ná trong tối nay để Công an huyện Thuận Nam phối hợp Đồn Biên phòng Phước Diêm và chính quyền địa phương khám nghiệm tử thi trước khi chuyển giao cho gia đình đưa về quê nhà lo hậu sự.
8 ngư dân may mắn được một tàu cá của người đồng hương đang vận hành ở gần hiện trường vụ tai nạn cứu vớt, đưa về cảng cá Cà Ná.
Như Báo CAND đã thông tin, trong lúc tàu cá BĐ- 92155 TS do ông Nguyễn Văn Luận (SN 1986, trú ở thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng, cùng 8 ngư dân hành nghề khai thác hải sản bằng lưới vây đang vận hành trên vùng biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận, cách cảng cá Cà Ná về phía Đông Nam khoảng 7 hải lý, thì bị 1 tàu vận tải biển tông vỡ thân, nước tràn vào khoang, nhấn chìm tàu cá xuống biển.
Trong số 8 ngư dân được cứu vớt, chỉ có 1 ngư dân bị thương nhẹ ở chân
8 ngư dân trên tàu cá lâm nạn may mắn được tàu cá BĐ- 94580 TS do ông Bùi Văn Cường (SN 1975, trú ở xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đang khai thác hải sản ở gần hiện trường cứu nạn, đưa vào cảng cá Cà Ná, 1 người duy nhất mất tích là ông Trương Thanh Hải.
Vụ tai nạn xảy ra bất ngờ trong đêm tối, diễn biến nhanh nên nhóm ngư dân trên tàu cá BĐ- 92155 TS không nhận dạng được số hiệu, thương hiệu tàu vận tải biển, trong khi tàu vận tải này không dừng lại cứu nạn sau khi xảy ra sự cố tai nạn, mà vẫn tiếp tục tăng tốc theo hải trình về hướng Bắc.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Thuận vẫn đang phối hợp các cơ quan chức năng truy tìm hành tung tàu vận tải biển liên quan vụ tai nạn nêu trên.
Truy tìm tàu vận tải biển tông chìm tàu cá ở phía Nam tỉnh Ninh Thuận Thông tin từ UBND xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết, dù đã huy động nhân lực, phương tiện mở rộng diện tìm kiếm, nhưng đến 17h chiều nay 10/3, vẫn chưa tìm thấy 1 ngư dân mất tích trong vụ tàu cá của ngư dân Bình Định bị tàu vận tải biển tông chìm. Theo Thiếu tá Hà Tiến...