Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông: Biden sẽ có cách tiếp cận rất khác Trump
Giới quan sát nhận định Mỹ sẽ có cách tiếp cận “kiềm chế hơn” với Biển Đông dưới thời Tổng thống Biden, nhưng đây vẫn là điểm nóng tiềm tàng trong quan hệ Mỹ-Trung.
“Tôi nghĩ Biden sẽ có cách tiếp cận khác với Tổng thống Trump. Ông ấy có thể sẽ chú ý nhiều hơn tới Biển Đông, nhưng các chính sách của ông ấy sẽ cân bằng và kiềm chế hơn” , Wu Shicun – người đứng đầu Viện Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông cho biết.
Wu cho rằng một trong những thay đổi dưới thời chính quyền mới là việc giảm số lượng các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ tiến hành ở Biển Đông.
Tần suất các hoạt động này tăng đáng kể dưới thời Tổng thống Trump so với người tiền nhiệm Barack Obama.
Chính quyền Biden được dự đoán sẽ có cách tiếp cận kiềm chế hơn với vấn đề Biển Đông. (Ảnh: Reuters)
Theo thống kê, hải quân Mỹ triển khai 8 chiến dịch FONOP, tương tự năm 2019. Con số này trong năm 2018 là 6, 2017 là 4 và 2016 là 3.
Mỹ khẳng định hoạt động tự do hàng hải là cần thiết để duy trì sự cân bằng trong khu vực, nhưng Bắc Kinh lên án và coi đây là hành động khiêu khích.
Video đang HOT
Hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông là một trong những lý do khiến quan hệ Mỹ-Trung gia tăng căng thẳng thời gian qua.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp tới từ Viện ISEAS – Yusof Ishak tin rằng các nhân sự mà ông Biden chọn để bổ nhiệm vào Lầu Năm Góc thời gian tới sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhưng dù họ là ai, căng thẳng khó có thể biến mất.
Một trong những ứng viên tiềm năng cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là Michele Flournoy, người từng là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về chính sách Mỹ dưới thời ông Obama. Bà Flournoy được biết đến là người ủng hộ chính sách cứng rắn với Trung Quốc.
“Biển Đông đã trở thành một chiến trường quan trọng cho cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, nơi Mỹ có thể huy động các nước trong khu vực chống lại Bắc Kinh, sử dụng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quá mức của Trung Quốc như lời kêu gọi tập hợp”, ông Hiệp nói.
Theo Tiến sỹ Hiệp, dưới thời Biden, Mỹ và các đồng minh nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì hoặc thậm chí gia tăng can dự của họ ở Biển Đông. Washington cũng có thể sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực chống lại một số yêu cầu của Bắc Kinh về việc không để các nước ngoài khu vực thực hiện các cuộc tập trận hoặc triển khai các hoạt động kinh tế ở Biển Đông.
Cũng theo ông Hiệp, Bắc Kinh đang muốn thúc đẩy việc hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vốn đang bị trì hoãn bởi dịch COVID-19.
Ngoài ra, ông Wu cho rằng một số diễn biến chính trị ở Đông Nam Á thời gian tới cũng như loạt tuyên bố bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh sẽ làm phức tạp thêm quá trình đàm phán COC.
“Bất chấp những trở ngại đó, Bắc Kinh vẫn muốn hoàn thiện COC. Sự đối đầu Mỹ-Trung có thể khuyến khích Trung Quốc đẩy nhanh các cuộc đàm phán “, ông Hiệp nhận định.
Quan hệ Mỹ - Trung không phải 'Chiến tranh Lạnh mới'
Theo quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ, Washington và Bắc Kinh không ở trong thời kỳ "Chiến tranh Lạnh mới", quan hệ hai nước phức tạp, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Tại hội thảo chuyên đề về an ninh Nikkei-CSIS lần thứ 17 do Nikkei và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) đồng tổ chức, các diễn giả công nhận Nhật Bản đã đảm nhận trách nhiệm duy trì trật tự quốc tế tự do trong khi Mỹ đã lùi một bước trong vị trí lãnh đạo toàn cầu.
John Hamre, Chủ tịch CSIS và là cựu Thứ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Clinton cho biết: "Chiến lược của Mỹ để đối phó với Trung Quốc trong những năm qua đã chuyển tải thông điệp rõ ràng đễn các nước rằng, 'đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc'. Tuy nhiên, rất khó để các nước đưa ra lựa chọn đối đầu với Bắc Kinh".
Các chuyên gia tham dự hội thảo cũng nhất trí rằng, việc coi cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay như cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" không mô tả chính xác tình hình.
Các chuyên gia cho rằng đối đầu Mỹ - Trung hiện nay không ở trong thời kỳ "Chiến tranh Lạnh mới'. (Ảnh: Getty)
Kurt Campbell, cựu Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á dưới thời chính quyền Barack Obama, nhận định: "Quan hệ Mỹ - Liên Xô trước đây là đơn sắc. Mối quan hệ Mỹ-Trung hiện gắn bó với nhau sâu sắc. Trong Chiến tranh Lạnh, các cường quốc trung lập buộc phải chọn phe. Giờ đây, các cường quốc trung lập có nhiều lựa chọn hơn".
Chuyên gia Kurt Campbell cũng ca ngợi sự cân bằng khéo léo của Tokyo giữa Washington và Bắc Kinh. Kurt Campbell cho rằng, Nhật Bản đã nỗ lực để "giữ ngọn lửa bùng cháy, hy vọng kéo sự chú ý của Mỹ ở khu vực", chẳng hạn như tiếp tục duy trì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - thỏa thuận thương mại khổng lồ mà Tổng thống Donald Trump đã rút lui từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, những hành động như vậy của Mỹ đã hạ cấp uy tín của nước này trong mắt các đồng minh truyền thống như Anh, Canada, Đức, Pháp và Nhật Bản.
James Steinberg, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cho biết cuộc thăm dò phản ánh sự không hài lòng của các đồng minh đối với đường hướng chính sách hiện tại của Mỹ. "Với cách hành xử tồi tệ của Trung Quốc, chính sách của Mỹ còn còn tệ hơn", ông James Steinberg nói.
Phát biểu tại hội thảo, Joseph Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời chính quyền Clinton, lặp lại những bình luận trước đó của Kurt Campbell về lý do tại sao cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung không phải là cuộc "Chiến tranh Lạnh mới".
"Có những lĩnh vực mà chúng ta sẽ thấy sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc khi Bắc Kinh cố gắng phát huy sức mạnh ngày càng tăng của nước này, nhưng cũng có những lĩnh vực mà chúng ta phải và nên hợp tác với nước này", ông Joseph Nye nói.
Cũng tại hội thảo, Bộ trưởng Cải cách Nhật Bản Taro Kono đã chỉ trích hành động khiêu khích của Trung Quốc tại các vùng lãnh thổ tranh chấp trong khi sử dụng "ngoại giao y tế" - hứa hẹn hỗ trợ vaccine và khẩu trang, để làm xoa dịu bất đồng khi các nước láng giềng vật lộn với đại dịch COVID-19.
Theo Shinichi Kitaoka, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, nếu Đông Nam Á hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, thì chiến lược của liên minh Mỹ - Nhật về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do sẽ không hiệu quả.
"Mục tiêu của chúng tôi là ngăn việc khu vực này rơi vào tay Trung Quốc, vì vậy chúng tôi nên ủng hộ nền độc lập của các quốc gia và an ninh ở Đông Nam Á", Shinichi Kitaoka nói.
Trong khi đó, Richard Armitage, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời chính quyền George W. Bush cho rằng: "Trong bối cảnh Nhật Bản có lãnh đạo mới và có khả năng là lãnh đạo mới ở Mỹ, mối quan hệ với Nhật Bản nên là trung tâm của chiến lược châu Á của Mỹ".
Dưới chính quyền Tổng thống Trump, người Mỹ nghĩ như thế nào về Trung Quốc? Theo một khảo sát gần đây của CSIS, dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, 54% người Mỹ được hỏi có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc. Mặc dù ông Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc song người Mỹ lại cho rằng, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden sẽ giải quyết tốt hơn mối quan hệ Washington-Bắc Kinh. Đa phần...