Chiến lược của Ấn Độ: Mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ Nga để kiềm toả Trung Quốc
Các nhà phân tích cho biết, Ấn Độ đang đa dạng hóa quan hệ đối tác quân sự nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực.
Ấn Độ triển khai chiến lược để kiềm chế Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: SCMP
Ấn Độ và Trung Quốc đã thực hiện cuộc tập trận Hand-in-Hand 2018 với mục tiêu liên kết chống khủng bố. Cuộc tập trận diễn ra ở Thành Đô và dự kiến kéo dài trong 14 ngày. Đây vốn là cuộc diễn tập diễn ra thường niên từ năm 2013 nhưng bị hoãn trong năm 2017 do xung đột ở khu vực Doklam kéo dài suốt 8 tuần.
Bên cạnh mối quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ đang tổ chức các cuộc tập trận với lực lượng không quân và hải quân Nga. Trong năm nay, họ đã thực hiện phần 1 cuộc tập trận Avia Indra hồi tháng 9 với không quân Nga. Dự kiến, phần 2 sẽ diễn ra ở Ấn Độ trong tuần tới. Cùng với đó, hải quân 2 quốc gia cũng dự kiến sẽ tập trận chung trong thời gian tới.
Ngoài ra, New Delhi cũng đang tiếp tục gia tăng quan hệ với Mỹ. Không quân 2 quốc gia đang thực hiện cuộc tập trận Cope 18 kéo dài 11 ngày ở Tây Bengal.
Ông Collin Koh, một nhà nghiên cứu từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore đánh giá rằng những mối quan hệ quốc phòng và an ninh của Ấn Độ với các cường quốc nước ngoài có khả năng mang lại cho họ khả năng hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác để kiềm chế Trung Quốc tăng cường sức mạnh và sự hiện diện trong khu vực.
Video đang HOT
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)
Theo Doisong&phapluat
Argentina minh oan cho Anh vụ tàu ngầm San Juan
Anh được minh oan khi các chuyên gia Argentina đã dựng lại kịch bản có thể xảy ra với chiếc tàu San Juan bị chìm cách đây 1 năm.
Tàu ngầm San Juan được tìm thấy khi nằm ở độ sâu 907m dưới đáy biển, cách thành phố phía Nam Comodoro Rivadavia khoảng 500km.
Theo tờ La Nacion, kịch bản được các chuyên gia Argentina dựng lại đã nêu lên giả thuyết, chiếc tàu bị nạn do hỏa hoạn và có thể đã chìm sau đó không lâu.
Cụ thể, các chuyên gia của Ủy ban thuộc Bộ Quốc phòng Argentina cho biết có khả năng ngọn lửa đầu tiên trên tàu phát ra ở khoang chứa ắc-quy một ngày trước khi xảy ra tai nạn.
Một vụ nổ và hỏa hoạn có thể làm cho nước xâm nhập vào khu vực ắc-quy thông qua hệ thống thông gió.
Theo giả thuyết này, San Juan tiếp đó nổi lên mặt nước. Thủy thủ đoàn, mặc cho thời tiết xấu và trời tối, đã tiến hành sửa chữa rồi cho tàu lặn xuống nước để tiến về căn cứ.
Sau đó, có lẽ tàn dư của đám cháy lại bắt lửa, hoặc một ngọn lửa mới lại bốc lên, dẫn đến sự mất kiểm soát của con tàu, khiến nó nhanh chóng chìm xuống đáy.
Tất cả điều này xảy ra trong bố cảnh kiệt quệ cả về tâm lý lẫn thể chất của thủy thủ đoàn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân sự biến dạng của tàu là do khi đạt đến độ sâu nguy hiểm, San Juan bị nghiền nát bởi áp lực nước.
Dù chưa thể kết luận đây chính là nguyên nhân khiến tàu San Juan bị chìm ngày 17/11/2017 (khiến toàn bộ 44 thủy thủ trên tàu thiệt mạng) nhưng với giả thuyết này, các chuyên gia Argentina đã minh oan cho cho cáo buộc trước đó rằng chính Anh là thủ phạm khiến tàu San Juan bị chìm.
Chiếc tàu biến mất ngày 17/11 nhưng đến ngày 13/12, Argentina đã có thông tin cho rằng, ngay trước thời điểm phát tín hiệu lần cuối, San Juan đã bị trực thăng Anh truy đuổi.
Khả năng này được đặt ra khi cô Jesica Medina, chị gái của Roberto Daniel Medina, 1 trong 44 thủy thủ trên tàu San Juan thông báo cô nhận được tin nhắn lạ kỳ từ người em trai trước ngày tàu ngầm mất tích.
Thủy thủ Roberto chia sẻ trong tin nhắn rằng tàu ngầm San Juan ngày 3/11 đã di chuyển tới gần đảo Falkland và trực thăng của lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã truy đuổi họ.
"Vào ngày thứ 2, một trực thăng của Anh đã đuổi theo tàu ngầm và hôm sau thì là tàu Chile. Quá nhiều điều đã xảy ra", anh Roberto viết.
Khi trả lời phỏng vấn với tờ báo địa phương La Gaceta, cô Jesica đồng thời cho biết nhiều gia đình thủy thủ trên tàu San Juan cũng nhận được tin nhắn tương tự như cô nhận được. Cô chia sẻ:
"Đó thật sự là một tin nhắn kỳ lạ khi họ nói rằng họ bị trực thăng truy đuổi, sau đó thì là một tàu của Chile. Tôi thực sự không biết vì sao họ lại đi đến Malvinas (cách người Argentina gọi Falkland) và tôi cũng không hiểu về tình hình chính trị. Đó là điều mà cậu ấy đã nói với tôi".
Theo Jesica, lý do cô không công khai tin nhắn này trước đó cho chính quyền vì cảm thấy kỳ lạ và thiếu tin tưởng.
Theo Hòa Bình
Người Lao Động
Mỹ đưa máy bay ném bom, tàu sân bay tới Biển Đông Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ thông báo hai máy bay ném bom B-52 của Washington đã thực hiện chuyến bay gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Máy bay B-52 của Mỹ. (Ảnh: AFP) CNN ngày 20/11 dẫn thông báo của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ cho biết "hai máy bay ném bom B-52H Stratfortress của...