Chiến lược chặn Covid-19: Hình thành “lưới sàng lọc” trong dân
Ngày 20/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ngành y tế phải vào cuộc quyết liệt “rà từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm sức khỏe của từng người dân để tạo thành lưới sàng lọc, bắt bệnh Covid-19 sớm nhất.
Tầm soát, sàng lọc, phát hiện sớm ca Covid-19
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thứ trưởng Long cho rằng, bên cạnh việc cách ly triệt để tất cả công dân Việt Nam, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong nước cũng phải khẩn trương tiến hành tầm soát, sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm phát hiện ca bệnh, cách ly, điều trị.
Ngành y tế và cả hệ thống phải vào cuộc khẩn trương, quyết liệt vận động nhân dân khai báo y tế tự nguyện; “rà từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm được tình trạng sức khoẻ của từng người dân, phân nhóm các trường hợp đã tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về, người cao tuổi, người yếu thế, người có bệnh nền, người có nguy cơ nhiễm bệnh cao…
Từ đó, hình thành lưới sàng lọc, có biện pháp hỗ trợ y tế kịp thời với những người có nguy cơ cao tại cộng đồng; triển khai các ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đối với một số bệnh thông thường.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) thảo luận nhiều giải pháp để chặn dịch trong nước. Ảnh: VGP
Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Y tế, lực lượng quân y khẩn trương xây dựng phương án, mua sắm vật tư, thiết bị máy móc, tập huấn… để triển khai các phòng thí nghiệm lưu động sớm nhất có thể; tiếp nhận và áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau, huy động tổng lực hệ thống xét nghiệm để cơ bản tầm soát, sàng lọc tất cả các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm hiện nay.
Yêu cầu rà soát sức khỏe người cao tuổi toàn quốc ngừa Covid-19
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định, trong giai đoạn 1 chúng ta đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Bước sang giai đoạn 2, đại dịch đã lây lan ra toàn cầu đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chiến lược ngăn chặn dịch.
Mặc dù đã sớm dự báo được nguy cơ dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, song vì nhiều yếu tố, chúng ta không thể ngay lập tức “đóng cửa”. Vì vậy, bên cạnh việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập, chúng ta không được quên nguy cơ lây nhiễm rất lớn từ hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh vào Việt Nam (từ ngày 1/3 đến nay), trong đó rất nhiều người đến từ vùng có dịch.
Do vậy, chúng ta cần triển khai các biện pháp ứng phó quyết liệt.
Một số người nước ngoài cách ly phải thu phí
Về công tác tổ chức tiếp nhận và cách ly, Ban Chỉ đạo đã thảo luận và cho rằng cần tiếp tục giao quân đội chủ trì công tác cách ly tập trung, đồng thời lưu ý thực hiện nghiêm túc tuyệt đối kỷ luật quân đội trong các khu cách ly, tập huấn kỹ hơn nữa cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ, không được có bất kỳ tâm lý chủ quan, tư tưởng xem nhẹ. Mọi người Việt Nam khi về nước đều phải cách ly theo quy định, không được bỏ sót bất kỳ trường hợp nào.
Đồng thời, các địa phương chuẩn bị các khách sạn, cơ sở lưu trú để tổ chức cách ly có thu phí đối với người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, các chuyên gia làm việc tại các dự án quan trọng theo yêu cầu của Việt Nam. Đối với người Việt Nam về nước, nhà nước bảo đảm các điều kiện để công dân thực hiện cách ly tập trung theo quy định.
Các ý kiến cũng đề nghị Bộ GDĐT, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng bàn giao các ký túc xá sinh viên cho quân đội quản lý để sẵn sàng cơ sở vật chất phục vụ cách ly…
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y đề nghị phân vùng hạ cánh các chuyến bay hợp lý để tránh quá tải, gây áp lực ở nơi tiếp nhận. Bộ Quốc phòng cũng sẽ kiểm tra, chấn chỉnh những điểm chưa hợp lý, siết chặt kỷ luật quân đội để bảo đảm thực hiện cách ly an toàn theo quy định…
Tính đến hết ngày 19/3, tại Việt Nam đã ghi nhận 85 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 16 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện trong giai đoạn 1, hiện còn 69 trường hợp (45 người Việt Nam, 24 người nước ngoài) đang được điều trị tại 12 cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó có 2 bệnh nhân tình trạng nặng đang được điều trị tích cực và 7 bệnh nhân có tiến triển nặng lên, các trường hợp còn lại sức khoẻ ổn định.
Việt Nam cũng đã thực hiện tổng số 15.009 mẫu xét nghiệm. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ (cách ly) là 38.081 người, trong đó có 7.316 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 2.241 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 28.524 người cách ly tại nhà, nơi cư trú.
(Nguồn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19)
Hôm nay, gần 1.200 người Việt từ "tâm dịch" Covid-19 về Hà Nội
Theo lịch bay, trong ngày hôm nay (20/3), sẽ có gần 2.600 hành khách từ các nước về Hà Nội, trong đó có gần 1.200 người từ các vùng dịch, nhập cảnh qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài.
Cụ thể, gần 2.600 hành khách đi trên 25 chuyến bay, trong đó có khoảng 1.183 khách trên 13 chuyến bay đến từ vùng dịch.
Khung giờ cao điểm đón khách nhập cảnh tập trung vào 0h - 11h; 13h - 15h và 20h - 22h trong ngày.
Trước đó, ngày 19/3, đã có 1.911 khách nhập cảnh. Trong số 734 hành khách được chuyển đến các địa điểm cách ly có 724 khách Việt Nam và 10 khách quốc tế.
Ngày 18/3 có 2.364 khách nhập cảnh, trong đó cơ quan y tế đã phân loạt và chuyển đi các điểm cách ly 1.069 khách Việt Nam, 35 khách quốc tế.
Hàng nghìn người từ vùng dịch Covid-19 về Hà Nội
Liên quan đến hành khách về nước từ vùng dịch qua Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài - Hà Nội, nhà chức trách đã "phân luồng" và chuyển đi cách ly tập trung, thực hiện kê khai y tế và lấy mẫu xét nghiệm tại địa điểm cách ly, nhằm để giảm ùn tắc do thực hiện nhiều thủ tục kiểm dịch y tế đối với khách nhập cảnh.
Theo đó, khách đến từ vùng dịch qua Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài sẽ được phân luồng và chuyển đi cách ly tập trung, thực hiện kê khai y tế và lấy mẫu xét nghiệm tại địa điểm cách ly.
Đối với khách các chuyến bay còn lại (không thuộc vùng dịch) thực hiện kê khai y tế và nhập cảnh theo quy định, cụ thể như sau: Nhân viên kiểm dịch y tế quốc tế phát tờ khai y tế cho hành khách của các chuyến bay quốc tế đến khi khách vào nhà ga hành khách T2.
Khách vào khu vực kiểm dịch, thực hiện khai báo y tế tại các bàn được bố trí sẵn tại Nhà ga, sau đó hành khách nộp tờ khai cho tổ kiểm dịch. Nhân viên y tế kiểm tra thông tin trên tờ khai, trường hợp nào chưa khai đầy đủ các mục thông tin thì được yêu cầu khai bổ sung.
Với người thực hiện khai báo điện tử thì đối chiếu thông tin hành khách đã có trong hệ thống hay chưa (thực hiện từ 10/3/2020 tại sân bay Nội Bài). Nếu chưa có thông tin khai báo trong hệ thống điện tử, khách sẽ khai báo bằng giấy.
Sau khi hoàn thành khai báo y tế, hành khách đi qua khu vực có máy đo thân nhiệt tự động để ra khu vực làm thủ tục nhập cảnh.
Tại đây, Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài sẽ kiểm tra hộ chiếu hành khách, nếu phát hiện các trường hợp khách quá cảnh từ các vùng dịch thì phân loại và cách ly, các trường hợp còn lại sẽ đóng dấu nhập cảnh theo quy định.
Trường hợp khách có triệu chứng sốt, khách sẽ được tạm thời cách ly và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội khám sàng lọc, nếu có yếu tố dịch tế, sẽ chuyển đi điều trị tại bệnh viên bệnh nhiệt đới Trung ương.
Sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, nhận hành lý ký gửi và kiểm tra hải quan trước khi ra khu vực công cộng và rời khỏi sân bay.
Châu Như Quỳnh (dantri.com.vn)
Bộ xét nghiệm COVID-19: Ai được xét nghiệm, có thể tự mua? Từ ngày 15-3, Bộ Y tế đã cách ly, xét nghiệm tất cả người về từ vùng dịch nước ngoài. Nhiều bạn đọc thắc mắc thông tin về các bộ xét nghiệm nhanh phát hiện người nhiễm COVID-19 tại Việt Nam và việc xét nghiệm đang được thực hiện như thế nào? Test xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y nghiên...