Chiến lược bền vững trước COVID-19: Tiêm nhắc lại hay làm vắc xin mới?
Trong khi các nước chạy đua tiêm mũi 3, thậm chí mũi 4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) lại bày tỏ sự hoài nghi với các mũi tăng cường và đưa ra những cảnh báo đáng chú ý.
Nhân viên y tế ở Mexico chuẩn bị các mũi tiêm vắc xin AstraZeneca vào ngày 11-1 – Ảnh: Reuters
“Dù các mũi nhắc lại có thể là một phần của kế hoạch dự phòng, nhưng việc chích ngừa lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn không phải là chiến lược lâu dài và bền vững” – giám đốc chiến lược vắc xin của EMA, ông Marco Cavaleri, nói trong cuộc họp báo ngày 11-1. Các chuyên gia của WHO cùng ngày cũng cho rằng đã tới lúc nên điều chỉnh vắc xin theo hướng vừa ngăn lây nhiễm vừa có tác dụng lâu dài để không cần liên tục tiêm nhắc lại.
Không nên tiêm nhắc nhiều lần
EMA cho rằng các quốc gia nên kéo giãn thời gian giữa các mũi nhắc lại và cố định thời gian tiêm vào đầu mùa lạnh ở mỗi bán cầu như cách đang làm với cúm mùa.
“Các mũi nhắc lại có thể được thực hiện một lần hoặc hai lần. Chúng ta không nên cho rằng có thể lặp đi lặp lại việc này nhiều lần được” – ông Cavaleri nói. “Chúng ta cần suy nghĩ về cách có thể chuyển đổi từ tình thế hiện tại sang viễn cảnh COVID-19 là một bệnh đặc hữu” – ông nói tiếp.
Lời khuyên được đưa ra trong lúc một số quốc gia xem xét khả năng tiêm mũi 4 để tăng thêm bảo vệ trước Omicron. Vào đầu tháng 1, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên tiêm mũi 4 cho những người trên 60 tuổi. Tại Vương quốc Anh, nơi đang là điểm nóng về Omicron, giới chức và chuyên gia y tế cho rằng độ bảo vệ của mũi 3 vẫn còn tốt nên chưa cần mũi 4. Tuy nhiên cũng như nhiều nước, Anh để ngỏ khả năng sẽ tiêm mũi 4 “khi tình hình thay đổi”.
Video đang HOT
Chiến dịch tiêm nhắc lại từ lâu đã là vấn đề gây tranh cãi. Những người phản đối cho rằng nó tạo ra bất công về vắc xin, bởi trong khi các nước giàu tích trữ vắc xin để tiêm mũi 3, nhiều nước nghèo vẫn chưa phủ hết các mũi cơ bản cho toàn dân. Điều này khiến COVID-19 càng kéo dài và tạo điều kiện cho virus tiến hóa, đột biến. Một số đặt câu hỏi liệu vấn đề của tiêm nhắc lại là do vắc xin hay do virus. Rõ ràng với loại vắc xin được phát triển trong thời gian chưa đầy 2 năm sẽ khó tránh khỏi một số vấn đề chưa thực sự hoàn thiện, do đó cần phải có sự điều chỉnh.
Có cần vắc xin mới?
“Một chiến lược tiêm chủng dựa trên các liều nhắc lại của chế phẩm vắc xin ban đầu khó có thể phù hợp hoặc bền vững” – nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO về chế phẩm vắc xin COVID-19 (TAG-Co-VAC) nhấn mạnh ngày 11-1.
Theo họ, việc phát triển một loại vắc xin mới không chỉ ngăn bệnh nặng và tử vong cho người mắc COVID-19 mà còn có thể ngăn ngừa lây nhiễm tốt hơn là “rất cần thiết và nên được phát triển”.
Gợi ý của TAG-Co-VAC thật sự lý tưởng, vì trên thực tế ngăn ngừa lây nhiễm chưa bao giờ là mục đích cao nhất của việc phát triển vắc xin nói chung và vắc xin COVID-19 nói riêng. Tuy nhiên, có thể sự xuất hiện của Omicron với khả năng lây lan nhanh là một phần nguyên nhân khiến TAG-Co-VAC đưa ra kêu gọi đó.
Như các chuyên gia và lãnh đạo WHO đã nhiều lần cảnh báo, dù Omicron không gây bệnh nghiêm trọng như Delta, việc biến thể này lây cho nhiều người vẫn có thể khiến hệ thống y tế quá tải và tăng số người tử vong như đợt bùng dịch do Delta.
TAG-Co-VAC cũng gợi ý các nhà phát triển vắc xin nên cố gắng làm được các mũi tiêm hay vắc xin “tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài để giảm số mũi nhắc lại trong thời gian ngắn”. Nhóm cố vấn không giải thích thêm cho gợi ý, nhưng việc tạo ra vắc xin có hiệu quả lâu dài sẽ làm giảm nhu cầu tích trữ vắc xin cho mũi nhắc lại. Điều này phù hợp với mục đích lớn mà WHO hướng tới là có thêm nhiều người ở các nước nghèo được tiêm.
Đầu tuần này, giám đốc điều hành Albert Bourla của Pfizer cho biết một loại vắc xin được điều chỉnh để khắc chế Omicron là cần thiết và công ty ông sẵn sàng tung ra loại đó vào tháng 3, bắt đầu phân phối vào tháng 6.
“Điều quan trọng là cần có một cuộc thảo luận kỹ lưỡng quanh việc lựa chọn thành phần của vắc xin để đảm bảo chúng ta có một chiến lược không bị động trước COVID-19 và ngăn chặn được các biến thể mới trong tương lai” – giám đốc chiến lược vắc xin của EMA Cavaleri chốt vấn đề và cho rằng nên có sự phối hợp toàn cầu.
331 Đó là số vắc xin COVID-19 đã và đang được phát triển hoặc thử nghiệm trên thế giới. WHO chỉ mới phê duyệt sử dụng khẩn cấp 8 loại vắc xin trong số này.
Cộng đồng mạng Trung Quốc tưởng nhớ bác sĩ cảnh báo sớm dịch Covid-19 tại Vũ Hán
Hàng ngàn người đã chia sẻ thông điệp trên mạng xã hội để tưởng nhớ bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng, người đã cảnh báo về các ca nhiễm virus gây Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán.
Hai năm từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều người đã đăng bài viết tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố gắng cảnh báo sớm về dịch bệnh "viêm phổi lạ" tại Vũ Hán khi vào thời gian đầu, theo Reuters.
Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng làm việc tại một bệnh viện ở Vũ Hán, nơi dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên vào cuối năm 2019.
Người dân tại Hồng Kông tưởng niệm bác sĩ Lý Văn Lượng ngày 7.2.2020. Ảnh REUTERS
Ngày 30.12.2019, ông Lý đọc được báo cáo y tế trong đó nêu thông tin về các "ca nghi nhiễm virus Corona gây bệnh SARS" được xác nhận tại Vũ Hán.
Thông tin về các "ca nhiễm SARS" sau đó được chia sẻ trong một nhóm trò chuyện trên ứng dụng WeChat và đến đầu tháng 1.2020, ông Lý bị cảnh sát mời lên làm việc và bị kỷ luật vì tung tin đồn trên mạng xã hội.
Ngày 12.1.2020, ông Lý nhập viện vì nhiễm virus gây Covid-19. Ông chia sẻ những diễn biến nói trên trong bài viết trên tài khoản mạng xã hội Weibo ngày 31.1.2020. Ông Lý qua đời vào ngày 7.2.2020.
Cái chết của bác sĩ Lý khiến nhiều người dân Trung Quốc đau xót và họ bày tỏ sự tức giận trên Weibo, chỉ trích giới chức Vũ Hán xử lý trì trệ dịch bệnh lúc mới bùng phát và cố che đậy thông tin.
Bác sĩ Lý Văn Lượng trong bệnh viện. Ảnh REUTERS
Chính quyền trung ương đã mở cuộc điều tra và ngày 19.3.2020 kết luận cảnh sát Vũ Hán "đã hành động không đúng mực khi đưa ra văn bản kỷ luật" bác sĩ Lý và đã "thực thi pháp luật một cách bất thường", theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Các điều tra viên đề nghị chính quyền Vũ Hán "khắc phục hậu quả" và yêu cầu cảnh sát hủy bỏ quyết định kỷ luật đối với bác sĩ Lý. Trong một thông báo sau đó, cảnh sát Vũ Hán tuyên bố việc kỷ luật bác sĩ Lý là sai và gửi lời xin lỗi đến gia đình của ông.
Hai năm từ sự việc, hàng ngàn tài khoản mạng xã hội đang dành những lời tưởng nhớ đến bác sĩ đã cố gắng cảnh báo về đại dịch.
"Chúc mừng năm mới bác sĩ Lý, chúng tôi sẽ nhớ ông mãi mãi", một tài khoản viết. Những tài khoản khác đăng biểu tượng những ngọn nến, những dòng tin nhắn cảm ơn đến ông Lý trong phần bình luận trên những bài viết của vị bác sĩ.
New York Times: Mỹ ghi nhận hơn 488.000 ca COVID-19 trong ngày 29-12 Bất chấp số ca mắc COVID-19 kỷ lục, nhà dịch tễ học người Mỹ Anthony Fauci dự đoán đợt dịch sẽ sớm qua đỉnh. Theo ông Fauci, nếu Omicron thay thế các biến thể khác, có thể sớm chấm dứt đại dịch. Người dân ở New York xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 ngày 27-12 - Ảnh: REUTERS Ngày 29-12, chuyên gia Fauci...