Chiến lược bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa Việt

Theo dõi VGT trên

Trong nhiều thế kỷ, các vua chúa Việt đã thực hiện nhiều biện pháp sáng suốt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vua Lê Thánh Tông khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa qua bản đồ

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, từ năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh điều tra hình thế sông núi thuộc địa phương để vẽ thành bản đồ, hai lần nhà vua giao cho bộ Hộ quy định những chi tiết do các quan địa phương tiến dâng để lập thành địa đồ toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt.

Bộ Hồng Đức Bản Đồ được hoàn thành vào cuối năm 1469, được bổ sung nhiều lần về sau, gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó có các vùng biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ghi lại khá toàn diện hình ảnh của quốc gia Đại Việt ở cuối thế kỷ XV.

Sự hiện diện của Hoàng Sa và Trường Sa trong Hồng Đức Bản Đồ cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Đại Việt và nhà Hậu Lê sau khi chiến thắng quân Minh đã hết sức quan tâm tới việc xác lập biên giới quốc gia, khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong đó có vùng biển, đảo.

Căn cứ vào Hồng Đức Bản Đồ, Đỗ Bá tự Công Đạo đã soạn ra bộ sách Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1630 – 1653), ở quyển 1 có thể hiện địa mạo phủ Quảng Ngãi, phần chú thích trên bản đồ có nói tới Bãi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay.

Các chúa Nguyễn kiểm soát Hoàng Sa, Trường Sa bằng đội “Hoàng Sa” và “Bắc Hải”

Theo nhiều cứ liệu lịch sử, vào thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 – 1783), người Việt đã thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách liên tục, hòa bình thông qua hoạt động của các đội “Hoàng Sa” và “Bắc Hải”.

Chiến lược bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa Việt - Hình 1

Chiến thuyền của thủy quân triều Nguyễn (mô phỏng)

Trong Hải Ngoại Kỷ Sự (của Trung Quốc viết năm 1696) chép rằng: thời Quốc Vương trước đã có những hoạt động của đội “Hoàng Sa”. Còn Phủ Biên Tạp Lục (viết năm 1776); Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (năm 1821); Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (năm 1686) đều đề cập đến các hoạt động của đội “Hoàng Sa”.

Đặc biệt, trong Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn đã chép rõ rằng: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy…”. Đây là cứ liệu lịch sử quan trọng để khẳng định, đội “Hoàng Sa” và “Bắc Hải” ra đời và thực hiện chủ quyền của người Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nửa cuối thế kỷ 17.

Theo các tài liệu, sách cổ, như: Dư Địa Chí; Đại Nam Thực Lục Tiền Biên; Đại Nam Nhất Thống Chí…, nhiệm vụ của đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải” rất nặng nề, không thuần túy về mặt kinh tế, khai thác tài nguyên, mà còn đảm trách việc xem xét, đo đạc thủy trình và do thám, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đứng đầu đội “Hoàng Sa” là một “cai đội” cùng những thành viên được gọi là “dân binh”. Đây là những quân nhân được Nhà nước cử làm nhiệm vụ đặc biệt ở biên ải của đất nước. Do đó, các đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải” là hiện thân của một tổ chức nhà nước, vừa mang tính dân sự và quân sự, vừa có chức năng kinh tế – quốc phòng ở Biển Đông thời các chúa Nguyễn.

Như vậy, với sự có mặt của các đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải” do Nhà nước thành lập, duy trì hoạt động có thể khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Việt Nam.

Vương triều Tây Sơn củng cố chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Tiếp nối thời các chúa Nguyễn, dưới thời Tây Sơn, việc bảo vệ và khai thác các vùng đảo, quần đảo xa bờ vẫn được tiến hành thường xuyên.

Sau 4 năm dựng cờ khởi nghĩa (1771) kiểm soát từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận (trên danh nghĩa vẫn thuộc triều Lê), chính quyền Tây Sơn đã khôi phục đội Hoàng Sa để khai thác nguồn tài nguyên phong phú và làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Video đang HOT

Dưới triều Tây Sơn, đội Hoàng Sa – lực lượng bán quân sự có tính chuyên nghiệp – được ấn định số lượng 70 suất và hoàn toàn chỉ chọn lấy người xã An Vĩnh, hàng năm cứ vào tháng 2 nhận giấy sai đi, mang đủ lương ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ ra Hoàng Sa, Trường Sa thu lượm hóa vật của các con tàu đắm, tìm kiếm hải vật và ở lại đấy đến kỳ tháng 8 thì về, vào thành Phú Xuân để nộp.

Một nét mới dưới thời Tây Sơn, vua Quang Trung và Quang Toản còn chiêu nạp một số người Hoa bị nhà Thanh truy đuổi phải phiêu bạt trên Biển Đông gọi là “Tàu ô” (qua Chiếu dụ Tàu ô của vua Quang Trung) để họ cai quản, bảo vệ an ninh vùng Biển Đông cho nhà Tây Sơn nhằm theo dõi tình hình chống lại nhà Thanh, quân của Nguyễn Ánh và hải tặc. Đây là một chính sách quan trọng và có hiệu quả cao của nhà Tây Sơn.

Triều Tây Sơn còn tăng cường sức mạnh thực thi chủ quyền bằng việc đóng những chiến hạm lớn, hỏa lực mạnh với những kỹ thuật tiên tiến nhất thời đó. Trong sách Thánh Vũ ký, Ngụy Nguyên (1794-1857) mô tả: Thuyền của Tây Sơn cao, to hơn thuyền của nhà Thanh, trên đặt nhiều súng, hoành hành lâu năm trên mặt biển và nếu quân Thanh gặp thì cũng khó có thể địch được.

Đây là một bằng chứng góp phần khẳng định lực lượng thủy quân Tây Sơn trong thực tế đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vua Gia Long lần đầu tiên cho xem xét và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa

Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, vào năm 1803, vua Gia Long đã cho lập lại đội Hoàng Sa, một lực lượng thực thi chủ quyền đặc biệt hiệu quả đã có từ thời các chúa Nguyễn.

Dưới thời Gia Long, đội Hoàng Sa còn đảm trách thêm một nhiệm vụ đặc biệt là xem xét, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ vùng quần đảo Hoàng Sa và do thám, canh giữ ngoài biển, trình báo về bọn cướp biển…

Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 50, trang 6, năm Gia Long thứ 14 (1815) chép: “Tháng 2, sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”.

Năm 1816, Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 52, ghi rằng vua Gia Long đã bắt đầu cho thủy binh đi công tác Hoàng Sa cùng với đội dân binh ở Quảng Ngãi, để xem xét và đo đạc thủy trình. Dân phu cùng đi chính là những dân phu giỏi hải trình đi Hoàng Sa. Và nguyên nhân vua Gia Long bắt đầu cho thuỷ binh đi Hoàng Sa vì có các sĩ quan người Phương Tây trong thời chiến tranh với Tây Sơn rất quan tâm đến vấn đề quản lý biển Đông.

Những người Pháp cộng tác với vua Gia Long, gồm: Jean Baptiste Chaigneau, Giám mục Taberd đã viết rất rõ trong các tư liệu cổ phương Tây, khẳng định hoàng đế Gia Long đã chính thức xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Có thể nói, chính hoạt động lần đầu tiên xem xét và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa của thủy quân dưới triều Gia Long là dấu mốc rất quan trọng về việc tái xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

Vua Minh Mạng lập khu Vạn lý Hoàng Sa, tăng cường sức mạnh hải quân

Đến thời Minh Mạng trị vì, nước ta trở thành một quốc gia cường thịnh, các nước lân bang đều nể phục, các nước phương Tây xa xôi cũng nhiều lần đến xin thông hiếu. Với sức mạnh và vị thế đó, Minh Mạng đã cho lực lượng thủy quân của mình tiếp tục quản lý, khẳng định chủ quyền một cách rõ ràng trên các hải đảo, nhất là tại các khu Vạn lý Hoàng Sa (tên gọi chung và phổ biến trước đây về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

Dưới thời vua Minh Mạng, việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền cho cư dân đi biển đã được tiến hành sâu rộng. Không chỉ chú trọng gia tăng số lượng, mà nhà vua còn cho tăng chủng loại tàu thuyền. Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Mậu Tý (1828) vua định ngạch các hạng thuyền (ấn định số lượng các loại thuyền cần đóng) ở các địa phương.

Quy chế thủy quân cũng được Minh Mạng cải tiến, ông định kích thước và kiểu dáng cho từng hạng thuyền, thống nhất trong phạm vi cả nước để các xưởng thuyền theo các quy thức đó mà đóng cho chuẩn. Đặc biệt, vua Minh Mạng đã cho đóng thuyền bọc đồng và tàu hơi nước theo mẫu của người Pháp.

Sự quan tâm đặc biệt của Minh Mạng với ngành đóng thuyền không chỉ phục vục mục đích kinh tế, giao thương, phát triển công nghệ mà còn nhằm xây dựng lực lượng thủy quân hùng hậu, có sức mạnh và khả năng lớn trong việc xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thậm chí vào năm 1839 ông còn ra lệnh tham khảo các tài liệu phương Tây để soạn sách dạy thủy chiến, bản đồ thủy chiến sau đó cho quân lính thao diễn, luyện tập.

Tiếp nối các hoạt động thực thi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ thời Gia Long, dưới thời vua Minh Mạng việc các tàu thuyền đi tuần tiễu, khảo sát đo đạc tại Vạn lý Hoàng Sa theo lệ sẽ được tiến hành vào mùa Xuân. Theo các tư liệu khác nhau thì hoạt động này được thực hiện trong vòng 6 tháng, dù có năm do mưa gió, bão lớn nên việc khởi hành phải lùi lại nhưng nhiệm vụ của các tàu thuyền vẫn không thay đổi.

Đặc biệt, bên cạnh việc khai thác, tuần phòng trên biển, vua Minh Mạng còn cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột, bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm Qúy Tị (1833), Ất Mùi (1835), Bính Thân (1836)…

Ngoài hoạt động bảo vệ chủ quyền, khai thác tài nguyên biển, vua Minh Mạng còn lệnh cho thủy quân làm nhiệm vụ cứu hộ, giúp đỡ các tàu thuyền không cứ của nước nào gặp nạn trên vùng biển nước ta. Như vào năm Bính Thân (1836) đã cứu giúp một thuyền buôn của nước Anh gặp bão tại Hoàng Sa, cứu thoát hơn 90 người đưa vào bờ biển Bình Định cấp lương thực, nước uống, thuốc men cho họ rồi cho về nước…

Những điều đó cho thấy vua Minh Mạng không chỉ kế thừa mà còn phát triển chiến lược biển đảo của các triều đại trước lên một tầm cao mới, khẳng định sức mạnh quốc gia trên biển Đông, tăng cường hơn nữa vị trí và chủ quyền tại các hải đảo nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. Nó cho thấy những vùng lãnh thổ thiêng liêng trên biển Đông đó muôn đời là của nước Việt.

Theo Kiến Thức

Hé mở chính sách nhân đạo trên biển Đông của vua chúa Việt

Bên cạnh hoạt động khẳng định chủ quyền, khai thác, quản lý vùng biển và hải đảo trên biển Đông, các triều đại phong kiến Việt Nam còn thực hiện hoạt động nhân

Bên cạnh hoạt động khẳng định chủ quyền, khai thác, quản lý vùng biển và hải đảo trên biển Đông, các triều đại phong kiến Việt Nam còn thực hiện hoạt động nhân đạo.

Bên cạnh hoạt động khẳng định chủ quyền, khai thác, quản lý vùng biển và hải đảo trên biển Đông, các triều đại phong kiến Việt Nam còn thực hiện hoạt động nhân đạo quan việc cứu hộ tàu thuyền nước ngoài bị nạn.

Biển Đông hàng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn, chưa kể các hiểm họa khác luôn rình rập người đi biển, đặc biệt tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xưa kia được coi như một bãi đá kéo dài, là nơi mà tàu thuyền qua lại rất sợ hãi bởi những dải đá ngầm có thể đe dọa đến sự an nguy của con thuyền và những đoàn người đi trên đó.

Thuyền bè của người Trung Quốc khi qua biển Đông, đã đúc kết câu cách ngôn hàng hải như sau:

Thượng phạ Thất Châu

Hạ phạ Côn Lôn

Châm mê đà nhất

Nhân thuyền mạc tồn.

Nghĩa là:

Trên thì sợ vũng Thất Châu,

Xuống đàng dưới nữa lại sầu Côn Lôn.

La bàn kim lạc lối mòn,

Thuyền chìm, người mất, có còn gì đâu?

Thất Châu là vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi được coi là có 7 hòn đảo chính nên gọi là Thất Châu, còn Côn Lôn tức vùng biển từ Trường Sa kéo dài đến quần đảo Côn Sơn, xưa được gọi là Côn Lôn dương.

Người phương Tây cũng có nhiều ghi chép về điều này, như trong "Nhật ký chuyến đi quần đảo Paracels" của các giáo sĩ Thiên chúa trên tàu L'Amphitrite đã thuật lại sự kinh hoàng của mình khi đi qua quần đảo Hoàng Sa vào năm 1701 như sau: "Paracels là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam. Đó là bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó, nó nằm trải dọc theo bờ biển xứ Cochinchina (Đàng Trong). Tàu L'Amphitrite trong chuyến đi đầu tiên đến Trung Quốc đã suýt nữa thì bị đắm ở đó.... Có chỗ lối đi chỉ có 4,5 sải nước, nếu thoát được nguy hiểm ở đây thì như có một phép lạ.... Bị đắm tàu trên những tảng đá khủng khiếp đó hoặc bị lạc mất không còn tý nguồn dự trữ nào thì hầu như cũng như nhau mà thôi!".

Một người phương Tây khác tên là M.A.Dubois de Jancigny trong cuốn "Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xây Lan" ấn hành năm 1850, có viết: "Quần đảo Paracels (người An Nam gọi là Cát Vàng) là một ma hồn trận thật sự của các đảo nhỏ, các đá và các bãi cát, rất đáng sợ cho các nhà hàng hải và có thể được coi là hoang dã và vô tích sự nhất trong số các điểm của quả địa cầu, đã được người Cochinchina chiếm hữu"...

Trên đây là một số ghi chép của người nước ngoài về sự nguy hiểm khi thực hiện các chuyến hải trình trên biển Đông, đặc biệt là nỗi e sợ những bãi đá ngầm thuộc vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Thế nhưng những trở ngại khó khăn này đã bị người Việt khuất phục và xác lập chủ quyền lâu đời tại vùng biển đảo đó; hơn nữa đối với các tàu thuyền của nước ngoài qua lại vùng biển Đông bị gặp nạn, các triều đại phong kiến Việt Nam còn tổ chức cứu hộ, giúp đỡ họ.

Hé mở chính sách nhân đạo trên biển Đông của vua chúa Việt - Hình 1

Tranh vẽ thuyền của vương quốc Ryukyu. Nguồn: http://www.japanfocus.org.

Chính sử có ghi chép về một số trường hợp vào thời Hậu Lê, triều đình giúp đỡ tàu thuyền của người Trung Quốc bị trôi dạt trên biển, cung cấp thực phẩm, nước uống và đưa họ về nước. Một chuyện khá thú vị, tuy sử sách nước ta không ghi chép nhưng trong thư tịch cổ của Nhật Bản là bộ thông sử Reikidai hoan của vương quốc Ryukyu (phiên âm là Lưu Cầu), nay là tỉnh Okinawa có ghi lại sự kiện diễn ra vào tháng 10 năm Chính Đức thứ 4, tức tháng 11 năm 1509. Vua Trung Sơn của vương quốc Ryukyu cử một đoàn sứ giả đông tới 130 người dùng thuyền mang thư và nhiều lễ vật sang nước ta tạ ơn vua Lê đã từng "cứu vớt thuyền bị nạn" của Ryukyu và tạo điều kiện thuận lợi cho thủy thủ đoàn về nước.

Có một sự kiện xảy ra dưới triều Tây Sơn không thể không nhắc đến, đó là vào tháng 4 năm Quý Sửu (1793) đoàn sứ giả nước Hồng Mao Anh Cát Lợi (tức nước Anh) trên đường tới Trung Quốc, khi đi qua biển Đông thì gặp bão, phải ghé thuyền vào cửa biển Đà Nẵng để tìm nước ngọt, mua lương thực, thực phẩm và sửa chữa thuyền.

Vua Cảnh Thịnh nghe tin bèn gửi hai tờ chiếu dụ để an ủi, bày tỏ sự cảm thông cảnh ngộ của những người gặp nạn, thông báo cho họ biết đã ra lệnh cho quần thần cấp lương thực, gạo muối, lại còn gửi quà tặng cho người đứng đầu triều đình Anh Cát Lợi "để tỏ lòng quý mến, thông cảm với khách đường xa". Đặc biệt hơn, vua Cảnh Thịnh cũng tận dụng cơ hội tuyên bố cho những vị khách đến từ phương Tây xa xôi biết về chủ quyền rộng lớn của nước Việt trên biển Đông, tờ chiếu có đoạn: "Vả lại, bản triều bao trùm cả Nam Hải. Phàm tàu viễn dương các nước muốn đến náu nơi chợ búa vùng này để buôn bán, hoặc vì sóng to mà trôi dạt tới đây, mong được yên ổn, no đủ, trẫm đều lấy lòng nhân mà đối xử, cùng sinh cùng nuôi, con người trong bốn bể như anh em một nhà".

Hé mở chính sách nhân đạo trên biển Đông của vua chúa Việt - Hình 2

Thuyền tuần tiễu trên biển của thủy quân nhà Nguyễn. Nguồn: www.vietthuc.org.

Đến đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, đối với các tàu thuyền của nước ngoài qua lại vùng biển Đông bị gặp nạn, nhà vua đã ra lệnh cho thủy quân làm nhiệm vụ cứu hộ, giúp đỡ họ. Vào tháng 6 năm Canh Dần (1830), quan Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng tâu rằng có một thuyền của Pháp bị nạn ở Hoàng Sa, một số thủy thủ dùng bè bơi vào bờ xin cứu giúp. Biết tin, vua Minh Mạng điều động thuyền tuần tiễu mang nước ngọt, lương thực ra biển tìm kiếm những người còn lại và đưa họ vào đất liền.

Theo sách Minh Mạng chính yếu, vào năm Bính Thân (1836) vua Minh Mạng còn ra lệnh cứu giúp một thuyền buôn của nước Anh Cát Lợi (tức nước Anh) gặp bão tại Hoàng Sa, sách chép rằng: "Thuyền buôn nước Anh Cát Lợi gặp gió bão ở vùng đảo Hoàng Sa, tạm ghé vào hải phận tỉnh Bình Định. Trên thuyền có khoảng hơn 90 người. Nhà vua sai quan tỉnh tuyên cáo chỉ dụ của triều đình cho họ nghe, đồng thời mở cuộc phát chẩn. Tất cả số người đó cúi đầu lạy tạ ân, biểu lộ nhiều lời nói và cử chỉ rất cảm kích. Quan tỉnh tâu trình việc đó về triều. Nhà vua nói rằng: "Người Tây Dương vốn có tính cứng đầu, kiêu ngạo. Phải chăng bây giờ họ vừa được mong ơn cứu tuất của ta, cho nên đã hóa được cái tục xấu đó của họ chăng?". Sau đó vua hạ lệnh cho họ về nước".

Trên đây chỉ là một vài sự kiện tiêu biểu, nhưng qua đó đã cho thấy từ xa xưa người Việt đã làm chủ trên biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của nước ta, và các triều đại phong kiến luôn quan tâm, chú trọng đến việc kiểm soát, bảo vệ và thực thi các quyền của mình ở những hải đảo đó nói riêng và biển Đông nói chung, mặt khác còn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Nó là minh chứng hùng hồn, là dữ kiện lịch sử, pháp lý hợp pháp, có sức mạnh to lớn phủ nhận những yêu sách, những hành động sai trái trong mưu đồ xâm chiếm biển Đông, chiếm đoạt các hải đảo của Việt Nam trên vùng biển đó.

Lê Thái Dũng

Theo_Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Medvedev: Không ai có thể đảm bảo Kiev an toàn nếu Ukraine tấn công Matxcơva ngày 9-5Ông Medvedev: Không ai có thể đảm bảo Kiev an toàn nếu Ukraine tấn công Matxcơva ngày 9-5
hôm qua
Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thậtHé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật
hôm qua
Bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bốBị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bố
hôm qua
Nga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phánNga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phán
hôm qua
Ông Trump đăng ảnh "chế" mặc trang phục giống giáo hoàngÔng Trump đăng ảnh "chế" mặc trang phục giống giáo hoàng
hôm qua
Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngạiMỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại
16 giờ trước
Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5
20 giờ trước
Lộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mớiLộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mới
3 giờ trước

Tin đang nóng

Chồng Võ Hạ Trâm chi 5 tỷ bảo kê vợ, cha đẻ hit diễu binh liền cảnh cáo 1 điềuChồng Võ Hạ Trâm chi 5 tỷ bảo kê vợ, cha đẻ hit diễu binh liền cảnh cáo 1 điều
5 giờ trước
Võ Hạ Trâm tung clip '3 mặt 1 lời', tag thẳng tên Duyên Quỳnh, mối quan hệ đã rõVõ Hạ Trâm tung clip '3 mặt 1 lời', tag thẳng tên Duyên Quỳnh, mối quan hệ đã rõ
4 giờ trước
Mẹ của MC Đại Nghĩa qua đời sau 2 ngày đột quỵMẹ của MC Đại Nghĩa qua đời sau 2 ngày đột quỵ
1 giờ trước
Vụ BVĐK Nam Định bị cáo buộc 'mất y đức', không ai nhận sai, CĐM nói thẳng 1 câuVụ BVĐK Nam Định bị cáo buộc 'mất y đức', không ai nhận sai, CĐM nói thẳng 1 câu
4 giờ trước
Võ Hạ Trâm chính thức lên tiếng khi bị so sánh với Duyên Quỳnh, thái độ thế nào mà được ủng hộ?Võ Hạ Trâm chính thức lên tiếng khi bị so sánh với Duyên Quỳnh, thái độ thế nào mà được ủng hộ?
2 giờ trước
Nhiều lần bị con rể xách balo quẳng ra khỏi cửa, mẹ vợ vẫn kiên trì "ở đợ" 10 năm: Kết quả khiến người ta không thể không nể phụcNhiều lần bị con rể xách balo quẳng ra khỏi cửa, mẹ vợ vẫn kiên trì "ở đợ" 10 năm: Kết quả khiến người ta không thể không nể phục
5 giờ trước
Khán giả tranh luận ca sĩ hát 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình', nhạc sĩ nói gì?Khán giả tranh luận ca sĩ hát 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình', nhạc sĩ nói gì?
5 giờ trước
Sự thật thông tin tài xế bồi thường 1 tỷ cho gia đình nữ sinh tử vong ở Vĩnh LongSự thật thông tin tài xế bồi thường 1 tỷ cho gia đình nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
31 phút trước

Tin mới nhất

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

2 phút trước
Ông Lee trở thành quyền Tổng thống mới của Hàn Quốc vào tuần trước, sau khi cựu Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok, người đứng thứ hai trong danh sách kế nhiệm tổng thống, từ chức ngày 1/5 khi Quốc hội có động thái luận tội ông.
Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'

14 phút trước
Bộ xử lý thông tin thường là máy tính, triển khai các thuật toán để xử lý dữ liệu từ cảm biến, xây dựng các biểu diễn về thế giới và xác định các hành động được thực hiện, tùy thuộc vào một nhiệm vụ cụ thể quan tâm.
Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

17 phút trước
Theo Tổng thống Putin, người kế nhiệm tiềm năng sẽ phải giành được sự tin tưởng của người dân Nga và ông luôn nhìn vào tiềm năng của mọi người khi nghĩ đến việc tìm người kế nhiệm.
Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

1 giờ trước
Dù vậy, ông Trump vẫn bày tỏ sự lạc quan về khả năng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Liên bang Nga và Ukraine. Ông bày tỏ: "Tôi tin rằng chúng ta có cơ hội rất tốt để làm được điều đó".
Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

1 giờ trước
Mặc dù số lượng nhân viên giảm mạnh nhưng USDA cho biết vẫn tiếp tục tuyển dụng cho các vị trí tuyến đầu thuộc bộ phận kiểm định an toàn thực phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và duy trì nguồn cung thiết yếu trên toàn quốc.
Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

4 giờ trước
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC) cho biết TikTok vi phạm luật bảo vệ dữ liệu khi chuyển dữ liệu người dùng châu Âu sang Trung Quốc và phạt công ty này 530 triệu EUR.
Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

6 giờ trước
Các chuyên gia cho biết phần lớn trữ lượng khoáng sản quý giá của Ukraine hiện nằm tại các khu vực bị Nga kiểm soát sau hơn ba năm chiến sự, phần còn lại sẽ mất nhiều năm để khai thác do nước này thiếu năng lực chế biến.
Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

6 giờ trước
Theo luật pháp Nhật Bản, những cặp đôi chung sống như vợ chồng không được hưởng quyền lợi giống như những cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn, ví dụ như quyền giảm trừ thuế cho vợ/chồng, hoặc quyền thừa kế hợp pháp các tài sản của vợ/chồng.
Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

6 giờ trước
Số liệu chính thức tới ngày 1/5 cho thấy trận động đất có độ lớn 7,9 tại Myanmar đã khiến ít nhất 3.835 người thiệt mạng và trên 5.000 người bị thương, trong khi 105 người vẫn mất tích.
Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

6 giờ trước
Sân bay Ben Gurion đã bị tạm đóng cửa trong thời gian ngắn do vụ rơi tên lửa, nhưng đến nay các chuyến bay đến và đi đã được nối lại bình thường.
Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

6 giờ trước
Một nguồn tin chính phủ cho biết các chuyến bay đến và đi từ Port Sudan - cảng biển quan trọng và cửa ngõ nhập khẩu chính của Sudan kể từ khi chiến sự nổ ra - đã bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới.
Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

6 giờ trước
Trong những tuần gần đây, Tổng thống Putin đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng đàm phán để đạt được một thỏa thuận hòa bình, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đưa ra tuyên bố muốn chấm dứt xung đột thông qua các biện pháp ngoại gi...

Có thể bạn quan tâm

48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao

48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao

Sáng tạo

5 phút trước
Ở độ tuổi 48, chị Lâm - một phụ nữ sống tại tỉnh Quảng Đông - đã trở thành hiện tượng mạng nhờ thói quen kiên trì mỗi ngày đều dành thời gian dọn dẹp nhà cửa.
Chú mèo "từ trên trời" rơi thẳng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục, thực khách hoảng loạn trước cảnh tượng khó tin

Chú mèo "từ trên trời" rơi thẳng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục, thực khách hoảng loạn trước cảnh tượng khó tin

Lạ vui

6 phút trước
Sự việchy hữu này diễn ra vào tối ngày 2/5, tại khu vực ngoài trời của một nhà hàng lẩu ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Khi thực khách đang dùng bữa, một chú mèo bất ngờ rơi từ tầng hai xuống, rơi trúng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục của một ...
Ngao Thuỵ Bằng nên duyên "chị gái" Bạch Lộc liền cạo đầu đi tu, visual hú hồn

Ngao Thuỵ Bằng nên duyên "chị gái" Bạch Lộc liền cạo đầu đi tu, visual hú hồn

Hậu trường phim

6 phút trước
Sau màn thể hiện ổn áp tại Bạch Nguyệt Phạn Tinh , Ngao Thuỵ Bằng và Đại Lộ Oa lập tức được đón vào đoàn phim mới. Đáng chú ý, ở dự án này, em rể - chị vợ đóng vai cặp đôi.
Khuyết điểm khó giấu của Hòa Minzy

Khuyết điểm khó giấu của Hòa Minzy

Sao việt

6 phút trước
Sau khi sinh con trai đầu lòng, những dấu vết hậu mang thai và sinh nở của nữ ca sĩ sinh năm 1995 tới nay vẫn còn rất rõ nét.
"Nữ hoàng phòng vé" khóc lóc đòi "cạch mặt" bạn diễn vì 1 hành động đi quá giới hạn

"Nữ hoàng phòng vé" khóc lóc đòi "cạch mặt" bạn diễn vì 1 hành động đi quá giới hạn

Sao châu á

24 phút trước
Nữ hoàng phòng vé Mã Lệ đã lọt vào Top tìm kiếm trên mạng xã hội khi rơi nước mắt nói về hành động quá khích của một bộ phận khán giả chèo thuyền cô và nam diễn viên Thẩm Đằng
Windows sẽ bắt đầu khởi chạy Word ngay sau khi máy tính bật

Windows sẽ bắt đầu khởi chạy Word ngay sau khi máy tính bật

Thế giới số

25 phút trước
Microsoft sẽ triển khai một thay đổi quan trọng đối với trình xử lý văn bản Word nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động.
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'

Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'

Tin nổi bật

29 phút trước
Nguyễn Ngọc Bảo Trân - nữ sinh tử vong trong vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long là con ngoan, học giỏi . Người mẹ của cháu Trân mong muốn lấy lại công bằng cho con gái.
Cha mẹ ly hôn và số phận bi thương của những đứa trẻ

Cha mẹ ly hôn và số phận bi thương của những đứa trẻ

Pháp luật

37 phút trước
Khi vợ chồng ly hôn, mỗi người mỗi ngả tìm hạnh phúc mới thì những đứa con của họ phải gánh chịu thiệt thòi. Thậm chí, có những đứa trẻ đã mất đi sinh mạng bởi mẹ kế, cha dượng.
Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?

Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?

Nhạc việt

57 phút trước
Viết tiếp câu chuyện hòa bình do Duyên Quỳnh thể hiện đang gây bão với hơn 2 tỷ lượt xem trên các nền tảng xã hội. Với lượng view khủng như vậy, Duyên Quỳnh thu về bao nhiêu?
Bộ Nội vụ lên tiếng về hình ảnh bia mộ "liệt sĩ 6 tuổi" ở TP HCM

Bộ Nội vụ lên tiếng về hình ảnh bia mộ "liệt sĩ 6 tuổi" ở TP HCM

Netizen

1 giờ trước
Bộ Nội vụ cho biết thông tin lan truyền trên mạng xã hội về một liệt sĩ 6 tuổi, hy sinh năm 1966 là không đúng sự thật.
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ

WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ

Sao thể thao

2 giờ trước
Dù người trong cuộc không có tính tranh đua nhưng cư dân mạng luôn đặt hai nàng WAG Chu Thanh Huyền và Doãn Hải My lên bàn cân so sánh ở mọi khía cạnh, mọi vấn đề.