Chiến lược ANQG mới của Mỹ và “thế chân vạc” Nga-Mỹ-Trung
Trong chiến lược ANQG mới của Mỹ, địa vị độc tôn và ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng, đứng đầu là Nga vẫn là những nét chính chủ đạo.
Chiến lược ANQG mới của Mỹ: Phải giữ vị thế độc tôn
Sau nửa năm “lỡ hẹn”, ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức công bố văn bản “Chiến lược An ninh Quốc gia” (National Security Strategy -NSS) thứ 2 và cũng là cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, đưa ra phương hướng và hoạch định các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ trong thời kỳ mới.
Lý do trì hoãn chính là Wasington cần có thời gian để “đánh giá lại” những thách thức mới mà “họ không thể lường trước”, trong đó phải kể đến sự xuất hiện của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS-Islamic State) và mối quan hệ “ngày càng trở nên thù địch và mang tính chất của chiến tranh lạnh” với Nga.
Thông thường, ở Mỹ có hai Chiến lược Quốc gia là Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy-NSS) và Chiến lược Quân sự Quốc gia (National Military Strategy-NMS), hay còn gọi là Học thuyết Quân sự. Lẽ ra, Chiến lược An ninh Quốc gia này phải được công bố vào nửa đầu năm 2014, thế nhưng đã bị trì hoãn.
Thông thường, Chiến lược An ninh Quốc gia thường được công bố 4 năm một lần (trong mỗi nhiệm kỳ Tổng thống) nhằm xác định các nhiệm vụ đối nội, nhiệm vụ đối ngoại và phương hướng phát triển đất nước theo nghĩa rộng nhất, còn NMS chỉ tập trung vào những vấn đề xây dựng và hiện đại hoá các lực lượng vũ trang Mỹ phù hợp với sự phát triển tình hình.
Các chuyên gia cho biết, Chiến lược An ninh Quốc gia sẽ đề ra các mục tiêu lớn và ưu tiên trong việc bảo đảm an toàn cho người dân Mỹ và quyết định xu hướng chi ngân sách, chính sách quốc phòng và an ninh của Wasington. Như vậy, NMS là chiến lược cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ then chốt đề ra trong NSS nên NMS thường được ví là “chiến lược con” của NNS.
Văn bản dài 29 trang được công bố trước Quốc hội thể hiện, Mỹ sẽ tiếp tục lãnh đạo liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria; đồng thời tiếp tục cùng với các đồng minh châu Âu trong chiến dịch bao vây, cô lập nước Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Mỹ vẫn được dẫn dắt bởi 4 lợi ích quốc gia bền vững như đã vạch ra trong chiến lược gần nhất được công bố vào năm 2010, đó là: An ninh, thịnh vượng, các giá trị và trật tự quốc tế dựa trên nền tảng luật pháp Liên bang.
“Chiến lược An ninh Quốc gia 2015″ khẳng định, ở trong nước, Mỹ duy trì một nền quốc phòng có lực lượng quân đội được huấn luyện, trang bị tốt nhất thế giới; cam kết tăng cường bảo vệ an ninh nội địa; xây dựng một thế trận an ninh toàn cầu có thể huy động được tổng lực sức mạnh quốc gia.
Trong chiến lược an ninh quốc gia mới, Mỹ vẫn khẳng định Nga là đối thủ nguy hiểm nhất
Về đối ngoại, Hoa Kỳ sẽ nỗ lực ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt, nhất là vũ khí hạt nhân; xây dựng một khả năng đối phó toàn cầu; tăng cường an ninh năng lượng và thúc đẩy các giá trị Mỹ; hoan nghênh các nước lớn đang nổi lên nhưng cảnh báo sẵn sàng ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.
Văn bản tái nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách “xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương” cho biết, Wasinhton tiếp tục chuyển thêm nhiều nguồn lực kinh tế, quân sự và ngoại giao sang khu vực này.
Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice, về căn bản, đây là một chiến lược để tăng cường các nền tảng sức mạnh Mỹ, bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự, để duy trì vai trò “lãnh đạo” của Mỹ trong thế kỷ 21, qua đó giúp Mỹ có thể giải quyết những thách thức hiện tại và nắm bắt các cơ hội trong tương lai.
Bà Susan Rice cũng cho rằng, các lợi ích quốc gia của Mỹ là bền vững, nhưng rất nhiều điều đã thay đổi trong 5 năm vừa qua, vì vậy, xét về tổng thể, Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 là “một văn kiện mới”.
Vấn đề căn bản xuyên suốt mọi Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ, bao gồm cả Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 là Wasington vẫn theo đuổi mục tiêu bất biến là giành vị thế “lãnh đạo” thế giới, loại bỏ các đối thủ chính trị. Đó là mục tiêu chiến lược lâu dài đã từng được khẳng định và không bao giờ thay đổi qua các đời Tổng thống Mỹ.
Chiến lược ANQG mới của Mỹ: Nga là cái gai phải nhổ
Video đang HOT
New York Times chỉ ra, trong văn bản dài 29 trang được công bố ngày 6/2, cụm từ “lãnh đạo” hoặc các từ đồng nghĩa như vậy được đề cập đến gần 100 lần. Trong đó, đặc biệt là luận điểm: “Mỹ hoan nghênh các nước lớn đang nổi lên nhưng cảnh báo, sẵn sàng ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng”.
Ngay từ trước đây và trong Chiến lược An ninh quốc gia 2015 của Mỹ, Nga và Trung Quốc nổi lên là 2 đối thủ tiềm tàng nhất. Bắc Kinh là một ông kẹ mới nổi về kinh tế và quân sự, còn Moscow là một cường quốc đang phục sinh cả về kinh tế, quân sự lẫn chính trị. Cục
Cả Moscow và Bắc Kinh đều là những mối đe dọa đến địa vị bá chủ của Washington nhưng với cách thức không đồng nhất và ở những mức độ nguy hiểm khác nhau.
Nga-Mỹ-Trung Quốc đang hình thành “thế chân vạc” trong cục diện chính trị thế giới
Mỹ không thể một lúc đối phó với cả 2 cường quốc này bởi vậy, Washington phải chọn cho mình một đối thủ nguy hiểm nhất và cấp bách nhất phải ngăn chặn. Và Mỹ đã lựa chọn Nga là đối thủ.
Trung Quốc hiện đang nổi lên như một cường quốc về kinh tế và quân sự với ngân sách khổng lồ và tham vọng bành trướng khắp nơi trên thế giới. Sau cuộc chính biến ở Ukraine, Trung Quốc và Nga đã xây dựng quan hệ khá mật thiết nhưng đơn thuần xuất phát từ lợi ích, không phải là một đồng minh chiến lược.
Đáng chú ý là, Bắc Kinh dù giàu mạnh nhưng không hề gây được ảnh hưởng chính trị tích cực trên thế giới, nên nước này khó có thể cướp được địa vị thống trị của Mỹ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng có những mối quan hệ lợi ích chồng chéo với Washington và trong quá khứ, 2 nước này cũng đã nhiều lần bắt tay nhau vì những lợi ích chính trị.
Trong tương lai, kể cả Trung Quốc giàu hơn về kinh tế, mạnh hơn về quân sự nhưng Bắc Kinh cũng không thể đoạt được địa vị độc tôn thế giới của Mỹ bởi nước này có ảnh hưởng rất yếu ớt đến cục diện chính trị toàn cầu, do không có đồng minh, cũng như không xây dựng được “quyền lực mềm”.
Do mâu thuẫn về “ý thức hệ”, Nga hiện là đối thủ ngáng chân Mỹ trong mọi vấn đề toàn cầu, các sự vụ ở Iran, Triều Tiên, Syria và mới đây nhất là Ukraine đã chứng minh cho điều đó.
Tuy Moscow hiện không thể so được với Bắc Kinh về tiềm lực kinh tế nhưng không thể phủ nhận là dưới thời Tổng thống Putin, kinh tế Nga đang hồi phục rất nhanh để trở lại Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế đã khiến Nga có ngân sách để khôi phục sức mạnh quân sự để trở thành đối trọng lớn nhất của Mỹ.
Điểm quan trọng nhất là việc kế thừa và phát triển những ảnh hưởng chính trị dưới thời Liên Xô cũng khiến Nga có địa vị quan trọng trên thế giới và trong một số sự vụ quốc tế, tiếng nói của Nga đã có vị thế quyết định so với Mỹ, ví dụ như ở Syria hay Triều Tiên. Bởi vậy, Nga mới chính là đối thủ lớn nhất đe dọa vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Ukraine chính là chiến trường quyết chiến giữa Nga và Mỹ
Nếu Mỹ không làm Nga bị suy yếu trong thời gian ngắn nhất, rất có thể trong một thời gian nữa, Nga sẽ có bước tiến vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và phạm vi ảnh hưởng chính trị bởi Nga đang triển khai xây dựng quan hệ mật thiết với nhiều nước châu Á, Phi và Mỹ Latin, thậm chí là cả châu Âu.
So với một Trung Quốc không bạn bè, không ảnh hưởng, Nga là đối thủ nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu không kịp thời ngăn chặn, khi Nga đã vững mạnh Mỹ có muốn cũng sẽ không thể làm gì được Nga. Do đó, Washington coi Moscow là “cái gai phải nhổ” và Ukraine chính là cái bẫy mà Mỹ giương ra trước Nga.
3 kịch bản đối đầu Nga-Mỹ và vai trò của Trung Quốc
Cuộc nội chiến ở Ukraine thực chất là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” giữa Nga và Mỹ, là điểm quyết chiến giữa hai cường quốc này. Nó sẽ chỉ kết thúc khi xảy ra 1 trong 3 kịch bản sau:
Một là: Nga chủ động “xin hàng”, bỏ mặc phe ly khai, mặc kệ Kiev muốn đi theo con đường nào thì đi. Khi đó, chắc chắn là phe ly khai Donbass sẽ thất bại trước quân chính phủ Ukraine.
Hai là: Phe ly khai thất bại toàn diện trên chiến trường, Nga chống cự đến cùng nhưng vẫn gục ngã, Mỹ hoàn tất “ước vọng cháy bỏng” là tiêu diệt “đối thủ truyền kiếp”.
Ba là: Phe ly khai chiến thắng toàn diện buộc Kiev và Mỹ phải chấp nhận các điều kiện do họ đưa ra, hoặc là Liên bang hóa hoặc là Novorossia hoàn toàn tách ra khỏi Ukraine.
Trong 3 kịch bản này, điện Kremlin không bao giờ để kịch bản thứ nhất và thứ 2 xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
Một là: Moscow không thể để Washington và Bussels lấn thêm 1 bước mới, áp sát nước Nga từ hướng đông, bóp nghẹt Nga trong vòng vây của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Khi đó, Nga sẽ như con gấu bị trói chân tay, không có móng vuốt, Mỹ và NATO muốn hành thế nào cũng được.
Hai là, nếu Nga có nhượng bộ trong vấn đề Ukraine thì Mỹ và đồng minh cũng sẽ tìm cớ khác để bao vây, o ép đến khi Moscow sụp đổ mới thôi, bởi mục đích chính của Mỹ trong vấn đề Ukraine là nhằm vào Nga, còn Kiev chỉ là một quân cờ không hơn, không kém.
Ba là, niềm kiêu hãnh của một cường quốc. Hơn nữa, niềm kiêu hãnh đó được sự ủng hộ và hậu thuẫn của lịch sử dân tộc. Nhân dân Nga không cho phép Mỹ và NATO coi thường dân tộc Nga vĩ đại. Đó chính là sự giải thích cho việc, mặc dù nước Nga đang lâm vào khó khăn nhưng tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Nga Putin vẫn rất cao.
Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào trong cục diện đối đầu Nga Mỹ?
Bốn là, nếu Nga bỏ mặc phe ly khai hoặc để họ thất bại, tuyên ngôn nổi tiếng của ông Putin là sẽ “bảo vệ người Nga ở bất cứ nơi đâu trên thế giới” cũng sẽ trở thành lố bịch. Uy tín, danh dự của một cường quốc sẽ sụp đổ, ông Putin sẽ phải ra đi và Nga cũng sẽ biến thành một “cường quốc loàng xoàng” trên thế giới, nước Nga vĩ đại cũng sẽ không bao giờ phục sinh.
Về phía Mỹ, họ cũng không muốn kịch bản thứ nhất và thứ 3 xảy ra bởi Washington và Brussels cũng đã lâm vào đường cùng trong cuộc đối đầu với Moscow. Sự thù địch và tham vọng làm Nga sụp đổ của Mỹ và NATO đã quá rõ ràng, Nhà Trắng đã dốc toàn lực để đánh bại Điện Kremlin trong ván cờ Ukraine trong một cuộc chiến quyết định.
Có thể nói rằng, chưa khi nào Washington và đồng minh dồn được Moscow đến thế bí như hiện nay. Để đối phó, Nga đã nghiêm túc nhìn nhận đầy đủ các điểm yếu của mình và xoay chuyển hoàn toàn chiến lược chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế… để hình thành những khối đồng minh mới nhằm phá vỡ trật tự thế giới đơn cực của Mỹ.
Nếu để Moscow thoát khỏi cục diện nguy hiểm này, Washington sẽ phải trả giá bởi lúc đó họ sẽ không còn con bài nào để khống chế và o ép được Nga. Chấp nhận bỏ mặc những vấn đề quốc tế nóng bỏng khác, trong đó điển hình là sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố IS mà không hạ được Nga, sẽ khiến Mỹ mất tất cả.
Bởi vậy, Washington sẽ không bao giờ chấp nhận kịch bản thứ nhất và thứ 3, “Chú Sam” sẽ quyết đấu để đạt được kịch bản thứ 2: Đánh gục hoàn toàn chú “Gấu Nga”, còn ngược lại, Moscow cũng không bao giờ thỏa hiệp và sẽ chỉ chấp nhận phương án thứ 3.
Bởi vậy, cuộc nội chiến ở Ukraine đã trở thành cuộc chiến không khoan nhượng giữa Nga và Mỹ. Nó sẽ có kết cục thắng-thua rõ ràng, không có phương án thỏa hiệp. Hoặc là Mỹ tiếp tục giữ vai trò thống trị thế giới hoặc là Moscow sẽ phá vỡ địa vị độc tôn của Washington, hình thành một trật tự thế giới đa cực.
Tuy nhiên, cuộc đấu này có thể sẽ đi theo chiều hướng khác nếu có sự can thiệp của Trung Quốc. Nước Đông Ngô ngày xưa đã bị nhà Ngụy hủy diệt sau khi họ đánh bại nhà Thục Hán cũng như hiện nay, Trung Quốc thừa hiểu là nếu Nga sụp đổ, họ sẽ khó yên thân với Mỹ.
Nếu Bắc Kinh về phe Moscow, hình thái chân vạc sẽ tiếp tục giữ vững nhưng cục diện chính trị thế giới vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cuộc đấu kinh điển giữa Nga và Mỹ. “Chiến tranh lạnh 2″ đã tái diễn giống cuộc đối đầu Xô-Mỹ trước đây, nhưng hiện nó đã phức tạp hơn nhiều với sự xuất hiện của Trung Quốc.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Tổng thống Obama đồng thời mời lãnh đạo Trung, Nhật thăm Mỹ?
Chính quyền Obama hôm 6.2 chính thức mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Mỹ trong bối cảnh cũng vừa công bố chiến lược mới về an ninh quốc gia trong năm nay.
Theo giới quan sát, động thái trên là dấu hiệu chứng tỏ chính quyền Obama vẫn không ngừng theo đuổi chính sách "xoay trục về châu Á" và đang ra sức tăng cường quan hệ với các đối tác ở châu Á.
Chính quyền Obama (ngoài cùng bên phải) vừa đồng thời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) thăm Mỹ.
Trong tuyên bố hôm qua (6.2), Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nhấn mạnh: "Để củng cố các mối quan hệ của chúng tôi trong khu vực quan trọng này, hôm nay tôi rất vui được thông báo rằng chúng tôi đã mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức cấp nhà nước".
Bà Rice cũng cho biết thêm rằng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye năm nay cũng sẽ thăm chính thức Mỹ. Thời gian cụ thể của các chuyến thăm chưa được tiết lộ.
Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Obama đã thực thi chính sách rút quân và các nguồn lực của Mỹ khỏi các cuộc chiến tranh Trung Đông và thay vào đó, đặt trọng tâm đối ngoại tới khu vực châu Á.
Tuy nhiên, thời gian quan, Tổng thống Obama đã phải chật vật để giữ cho chiến lược trên không chết yểu khi Mỹ cũng phải đối mặt với các biến động chính trị lớn trên toàn cầu như cách mạng mùa xuân Ả Rập, cuộc chiến ở Syria và khủng hoảng Ukraine cũng như khủng hoảng kinh tế ở châu Âu.
Lần công du một số nước châu Á của Tổng thống Obama tháng 11 năm ngoái được cho là nhằm khẳng định rằng, Nhà Trắng vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược "xoay trục về châu Á".
Trong một động thái liên quan, hôm qua, Nhà Trắng cũng vừa công bố chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống Barack Obama. Tài liệu chỉ thấy quan điểm tổng quát của ông Obama về chính sách ngoại giao ưu tiên trong suốt thời gian còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, trong đó nhấn mạnh các biện pháp để thực hiện chiến lược xoay trục về khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, tập tài liệu sẽ chỉ rõ chiến lược của Tổng thống Obama để can dự và đầu tư sâu rộng vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Trong năm nay, một nửa nguồn lực đầu tư nước ngoài của Mỹ sẽ dồn tới châu Á", tài liệu viết. Ngoài ra, tập tài liệu cũng khẳng định rằng, Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của một "Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng".
Tài liệu về Chiến lược an ninh Quốc gia dài 33 trang của ông Obama cũng đề cập đến cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo cũng như việc đối phó với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng cũng cũng kêu gọi ưu tiên các nỗ lực chống lại các cuộc tấn công mạng, vấn đề biến đổi khí hậu cũng như vấn đề sức khỏe và nghèo đói.
Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng Thống Obama đã không phản ứng thích đáng với các mối đe dọa toàn cầu, bao gồm sự nổi lên của nhóm Nhà nước Hồi giáo và hành động của Nga tại Ukraine.
Về phần mình, Tổng thống Obama bênh vực các chính sách của ông và nhấn mạnh: "trong một thế giới phức tạp, nhiều vấn đề an ninh mà chúng ta phải đối mặt không thể được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng."
Theo_Dân việt
Trung Quốc lo ngại các nguy cơ an ninh quốc gia khó lường Trung Quốc cho rằng các nguy cơ hiện nay là rất khó lường trước nên nước này luôn luôn phải cảnh giác với các mối đe dọa tiềm tàng. Truyền thông Trung Quốc ngày 23/01 dẫn tuyên bố của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cảnh báo nước này đang đối mặt với các nguy cơ...