Chiến lược “2 vai” của Masan Group trong năm 2020
“Ngày hôm nay, chúng tôi chỉ tập trung vào các nhu cầu cơ bản hàng ngày, nhưng trong tương lai, đó sẽ là một hệ sinh thái tiêu dùng tích hợp để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất.”, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang đã có phát biểu như trên sau khi công bố kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Masan trong năm 2019, cũng như phương hướng, kế hoạch kinh doanh cho năm 2020 và các năm kế tiếp.
Theo đó, trong tháng 1/2020, Masan Group đã chính thức công bố “Kết quả Tài chính hợp nhất Quý IV/ 2019 và cả năm 2019″.
Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Masan Group.
Kết quả được công bố cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group năm 2019 đạt 37.354 tỷ đồng, giảm 2,2% so với mức 38.188 tỷ đồng trong năm 2018. Tuy nhiên, theo phân tích, những con số này chưa thể hiện đúng động lực tăng trưởng của Tập đoàn. Cụ thể, trong Quý IV/2019, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan- Masan Consumer Holdings (“MCH”) đạt tăng trưởng doanh thu lần lượt là 15% so với cùng kỳ năm trước và 20% so với Quý III/2019 nhờ vào chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và tăng trưởng của ngành hàng đồ uống.
Trong khi đó, MEATDeli- sản phẩm thịt mát của một công ty thành viên Masan MEATLife, củac Masan Group đánh dấu cột mốc quan trọng với doanh thu chỉ riêng tháng 12/2019 đạt 100 tỷ đồng, xấp xỉ bằng 60% doanh thu thịt tươi của Vissan sau 1 năm kể từ khi MEATDeli ra mắt thị trường.
Bên cạnh đó, giá vonfram đang trên đà phục hồi đầy tích cực sau khi chạm đáy (từ 180 USD/MTU tăng lên 235 – 245 USD/MTU).
Năm 2019, lợi nhuận thuần phân bổ cho Ccổ đông của Công ty trong hoạt động kinh doanh chính (Core NPATMI) tăng 12,4% đạt 3.907 tỷ đồng và lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty (NPATMI) tăng 13,0% đạt 5.558 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các sản phẩm nước mắm cao cấp Chinsu của Masan Group.
Ứng đối với những tác động ngoài mong muốn như sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch tả lợn Châu Phi và giá vonfram chạm đáy, Masan Group không chỉ đã thực thi những bước đi chiến lược quan trọng để giữ vững sự tăng trưởng lợi nhuận hai con số mà song song đó, còn thiết lập các tiền đề tích cực cho lộ trình thực hiện sứ mệnh “phụng sự người tiêu dùng”, đặt khách hàng làm trọng tâm như thương vụ đình đám giữa Masan Group và Vingroup về việc chuyển nhượng lại hệ thống siêu thj Vinmart và 14 nông trường VinEco, cũng như việc chào mua công khai công ty Bột giặt Net.
Những bước đi đầy tham vọng này cho thấy năm 2020 được kỳ vọng là một năm phát triển đầy đột phá của Masan Group. Theo đó, Masan Group sẽ tập trung nguồn lực cho các hoạt động thực thi để hoàn thiện danh mục các sản phẩm cao cấp và sản phẩm đồ uống của MCH, tạo động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số; tăng quy mô ngành thịt, qua đó mảng thịt chiếm ít nhất từ 20-25% doanh thu thuần của Masan MEATLife (“MML”); hoạch định lộ trình cụ thể để VinCommerce (“VCM”) đạt lợi nhuận và số hóa toàn bộ nền tảng bán lẻ này với doanh thu 2020 dự kiến là 45-48 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu EBITDA từ -3% đến hòa vốn.
Chia sẻ về kế hoạch đặc biệt dành cho việc sáp nhập Masan Consumer Holdings và VinCommerce để thành lập tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, nhằm phát huy sức mạnh hiệp lực trên nền tảng từ sản xuất đến bán lẻ để mang đến lợi ích cho người tiêu dùng, ông Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Masan Group cho biết: “Không phải ai cũng đồng tình với thương vụ sáp nhập VCM vừa qua, nhưng đây là bước nhảy vọt mang tính cách mạng của Masan. Khi kết hợp nền tảng bán lẻ hiện đại của VCM với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống trên toàn quốc của Masan tạo ra lợi thế vượt trội để chúng tôi xây dựng một hệ thống bán lẻ hiện đại, xuyên suốt phục vụ người tiêu dùng”.
VCM là kênh bán lẻ thu hút đông khách hàng nhất và chiếm 25% thị phần tại Việt Nam.
Cũng theo ông Quang, nhiều người nói “ngành bán lẻ là một sân chơi hoàn toàn khác”, nhưng đối với chúng tôi, tất cả đều bắt đầu bằng việc đặt người tiêu dùng làm trọng tâm và cung cấp các giải pháp vượt trội cho người tiêu dùng, và đây cũng chính là thế mạnh của chúng tôi. 2020 là năm chúng tôi sẽ hiện thực hóa tầm nhìn này, không chỉ tập trung vào các kế hoạch dài hạn, mà còn nỗ lực mang đến giá trị vượt trội cho người Việt Nam và các cán bộ công nhân viên Masan.
“Chiến lược tạo sân chơi “2 vai” này, có thể nói là không chỉ đơn thuần là thể hiện được giá trị xuyên suốt từ sản xuất đến tiêu dùng để khách hàng thêm tin tưởng và yêu mến, mà còn là một nỗ lực tạo thế cân bằng cho thị trường bán lẻ Việt Nam”- Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang chia sẻ.
Ông Quang cũng khẳng định: “Hướng đến dòng hàng cao cấp hóa và gia tăng mở rộng nguồn cung cấp thực phẩm tươi như thịt mát MEATDeli và các sản phẩm sạch từ nông trại VinEco là những bước đi, những nỗ lực đáng trân quý nhất của một Tập đoàn luôn “phụng sự người tiêu dùng Việt Nam”.
Theo Danviet
Masan chi bao nhiêu tiền vào " đứa con chung" với Vingroup?
Với việc nắm giữ 83,74% giá trị cổ phần của VCM, Masan có thể đã phải chi ra khoảng 5.400 tỷ đồng để đổi lại quyền sở hữu, điều hành chuỗi Vinmart và Vinmart .
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) vừa công bố nghị quyết của hội đồng quản trị thông qua việc hoán đổi cổ phần giữa Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce (bán lẻ), VinEco (nông nghiệp) của Tập đoàn Vingroup với Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
Theo đó, Masan nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty cổ phần phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM.
Với việc nắm giữ 83,74%, giá trị cổ phần của VCM, Masan có thể đã phải chi ra khoảng 5.400 tỷ đồng để đổi lại quyền sở hữu, điều hành chuỗi Vinmart và Vinmart .
Nghị quyết cũng thông qua việc phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của VCM. Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần cũng như phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Nghị quyết hội đồng quản trị ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch hội đồng quản trị Masan Group, hoặc ông Dany Le - trưởng bộ phận chiến lược và phát triển của công ty - quyết định các điều khoản, điều kiện cụ thể cũng như ký kết, chuyển giao và thực hiện các thủ tục pháp lý để hoàn tất giao dịch hợp nhất nói trên.
Trước đó, ngày 3/12/2019 Vingroup công bố thỏa thuận sẽ chuyển giao việc điều hành Vinmart, Vinmart và VinEco sang cho tập đoàn Masan và thành lập tập đoàn Hàng tiêu dùng - bán lẻ với mạng lưới 2.600 siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Sau sáp nhập, Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.
Sau khi tiếp quản, Masan Consumer Holding sẽ vẫn giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách đối với nhà cung cấp.
Masan Consumer Holdings là công ty thành viên của Tập đoàn Masan được thành lập năm 2013, hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng bao gồm các loại thực phẩm và nước giải khát với nhiều thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên thị trường như Chinsu, Nam Ngư, Vinacafe...
Trong khi đó, VCM được thành lập ngày 5/8/2019, có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Lúc mới ra đời, công ty này do Vingroup sở hữu 64,3%. Sau đó, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thông báo sở hữu cổ phần VinCommerce qua VCM.
Bằng việc nâng vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng lên 6.437 tỷ đồng, tương ứng tăng 6.436 tỷ đồng (bằng đúng vốn điều lệ của của VinCommerce), VCM trở thành công ty mẹ sở hữu chuỗi VinMart và VinMart .
Như vậy, với việc nắm giữ 83,74% giá trị cổ phần của VCM, Masan có thể đã rót khoảng 5.400 tỷ đồng vào "đứa con chung" với Vingroup để đổi lại quyền sở hữu, điều hành chuỗi Vinmart và Vinmart .
Lê Lan
Theo Nguoiduatin.vn
Masan muốn huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vừa thông qua nghị quyết chào bán ra công chúng 100 triệu trái phiếu trị giá tối đa 10.000 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng. Theo phương án sử dụng vốn, tập đoàn của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang sẽ sử dụng 5.000 tỷ đồng để góp thêm vào vốn điều lệ Công ty TNHH Tầm...