Chiến hạm Úc cùng thủy thủ đoàn 180 người thăm Cam Ranh
Chiến hạm HMAS WARRAMUNGA của Hải quân Australia, với thủy thủ đoàn 180 người, sáng nay 2/11, đã có chuyến thăm đến cảng Quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa).
Chiến hạm HMAS WARRAMUNGA của Hải quân Australia trên biển
Tàu HMAS WARRAMUNGA do Đại tá Dugald Clelland, Hải quân Hoàng Gia Australia chỉ huy, cập cảng Quốc tế Cam Ranh vào khoảng 10h cùng ngày, với thủy thủ đoàn gồm 25 sỹ quan và 155 thủy thủ.
Chuyến thăm của tàu Hải quân Australia sẽ kéo dài trong vòng 3 ngày, từ ngày 2 đến 5/11. Chuyến thăm nhằm tăng cường hợp tác giữa lực lượng Hải quân 2 nước, thắt chặt quan hệ giữa Australia và Việt Nam.
Được biết, trong thời gian chuyến thăm, thuyền trưởng, thủy thủ đoàn của tàu Hải quân Australia dự kiến sẽ có các hoạt động chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo Vùng 4 Hải quân; tham gia giao hữu thể thao với Hải quân Việt Nam; khám phá cảnh đẹp, văn hóa ở tỉnh Khánh Hòa…
Tàu HMAS WARRAMUNGA là tàu khu trục lớp ANZAC mang tên lửa hành trình có khả năng phòng không, chống ngầm, đối hải, tuần thám, đánh chặn và trinh sát. Tàu có chiều dài 118m, lực giãn nước 3.720 tấn.
Tàu HMAS WARRAMUNGA được trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow cải tiến, tên lửa đối hải Harpoon Block 2, pháo hạm Mk 45 127mm và 6 ống phóng lôi Mk 32. Ngoài ra, chiến hạm này có sân, hầm đỗ trực thăng cho trực thăng đa năng MH-60R Sea Hawk và có thể đạt vận tốc tối đa 27 hải lý.
Video đang HOT
Chiến hạm HMAS WARRAMUNGA cập cảng Quốc tế Cam Ranh, sáng 2/11
Trước tàu Hải quân Australia, tàu Hải quân các nước như Singapore, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc cũng đã ghé Cảng Quốc tế Cam Ranh. Cảng Quốc tế Cam Ranh một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu, được đưa vào hoạt động vào hồi tháng 3 năm nay.
Cảng Quốc tế Cam Ranh nằm trong vịnh kín gió, độ sâu trên 20m, ít chịu ảnh hưởng giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn như: tàu sân bay 110.000 DWT (dead weight tonnage), tàu khách có dung tích 100.000 GRT (gross tonage), cũng như sửa chữa, đóng mới các công trình biển quy mô lớn.
Viết Hảo
Theo Dantri
"Sát thủ diệt hạm" của Ấn Độ thăm Cam Ranh
Ngày 30-5, 2 tàu chiến của Ấn Độ đã cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trong chuyến thăm 4 ngày nhằm tăng cường hợp tác quan hệ hợp tác giữa quân đội 2 nước.
Hai tàu tên lửa hiện đại đến Việt Nam lần này là INS Satpura và INS Kirch cùng với 580 thủy thủ do Chuẩn đô đốc Soonil V Bhokare - Tư lệnh hạm đội Miền Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ làm trưởng đoàn.
Chuẩn đô đốc Soonil V Bhokare - Tư lệnh hạm đội Miền Đông thăm Cảng quốc tế Cam Ranh
Tháng 5-2015, Bộ trưởng buốc phòng hai nước ký kết: "Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2015 - 2020" và chứng kiến lễ ký "Bản ghi nhớ giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ về thiết lập quan hệ phối hợp nhằm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phát triển hợp tác chung".
Tàu INS Satpura (trước) và INS Rirch (sau) neo tại Cảng Quốc tế Cam Ranh
Tàu khu trục hạm INS Satpura thuộc lớp Shivalik, một trong những lớp tàu hộ vệ tên lửa tàng hình tối tân đầu tiên trong thế kỷ 21 của Ấn Độ. Tàu INS Satpura có lượng giãn nước tối đa 6.200 tấn, dài 142,5 m, rộng 16,9 m; thủy thủ đoàn 257 người.
Sức mạnh hỏa lực trên lớp Shivalik nguy hiểm nhất là tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos. Loại tên lửa này được triển khai trên các bệ phóng thẳng đứng, tầm bắn đến 290 km, tốc độ bay siêu âm. BrahMos được mệnh danh là sát thủ diệt hạm bởi những mối nguy hiểm mà nó mang lại cho các tàu chiến. BrahMos có thể tiếp cận phá hủy mục tiêu ở tốc độ 1 km/s từ khoảng cách 25-30 km và toàn bộ quá trình này chỉ mất 25 - 30 giây.
Khu trục hạm mang tên lửa hành trình BrahMos
Tên lửa hành trình BrahMos được mệnh danh là sát thủ diệt hạm. Ảnh: Internet
Ngoài ra, INS Satpura còn trang bị nhiều hỏa lực hiện đại khác như: hệ thống chống ngầm với bệ phóng bom RBU-6000 chuẩn Nga và ngư lôi 324 mm chuẩn NATO. Các tổ hợp pháo phòng thủ của lớp Shivalik trang bị 2 bệ pháo bắn nhanh AK-630 có tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút do Nga thiết kế để bắn chặn tên lửa hành trình. Radar được kết hợp của đài trinh sát đường không - biển MR-760 Fregat M2EM, đài điều khiển hỏa lực MR-90 và đài radar của Israel gồm đài trinh sát không - biển EL/M-2238 3 tham số; đài điều khiển EL/M-2221...
Hệ thống tên lửa của tàu hộ tống INS Kirch
Về tàu hộ tống INS Kirch, tàu thuộc lớp Kora do Ấn Độ chế tạo. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.350 tấn, dài 91,1 m, rộng 10,5 m; thủy thủ đoàn 134 người. Tàu tuy được đóng ở Ấn Độ nhưng trang bị hoàn toàn công nghệ cảm biến, hỏa lực của Nga. Tàu INS Kirch có16 tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E bố trí trong 4 bệ phóng KT-184 đặt phía trước. Ngoài ra, tàu còn có thể triển khai được cả trực thăng hạng nhẹ.
Giàn 16 tên lửa ở phía trước tàu hộ tống INS Kirch
Ấn Độ là quốc gia thứ tư đưa lực lượng hải quân đến Cam Ranh sau khi Cảng quốc tế Cam Ranh khánh thành vào tháng 3-2016 vừa qua. Trước đó, các tàu chiến hải quân các nước Singapore, Nhật Bản và Pháp đã ghé thăm.
Tin- ảnh: K.Nam
Theo_Người lao động
Cảng Quốc tế Cam Ranh: Tính toán chiến lược của Việt Nam Việc khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh là bước đi phù hợp xu thế của thời đại và nằm trong tính toán chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ Ngày 8/3, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được khai trương. Từ đây, cảng Cam Ranh có nhiệm...