Chiến hạm tỷ đô của Anh mất điện vì nước biển quá nóng
Các nghị sĩ Anh sửng sốt khi biết các tàu chiến trị giá 1,4 tỷ USD của nước này mất điện ở Vịnh Persia vì chúng không thể chịu được vùng biển nóng.
Tàu khu trục Type 45 của ANh. Ảnh: Crown
6 tàu khu trục Type 45 liên tục mất điện vì nhiệt độ, khiến các sĩ quan phải ở trên con tàu tối om. Trong phiên điều trần của Ủy ban Quốc phòng hôm 7/6, các nghị sĩ chất vấn những giám đốc công ty về trục trặc của tàu chiến.
“Thiết bị đang phải hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt hơn rất nhiều so với yêu cầu ban đầu”, Tomas Leahy, giám đốc Rolls-Royce, nói.
John Hudson, Giám đốc điều hành công ty BAE Systems Maritime, cũng ủng hộ bình luận của Leahy, nói: “Theo hồ sơ hoạt động vào thời điểm đó, sẽ không có những chiến dịch liên tục, lặp đi lặp lại ở Vùng Vịnh”.
Leahy nói với các nghị sĩ rằng những tuốc-bin không thể tạo ra đủ điện khi chúng hoạt động trong môi trường nóng, điều hệ thống không nhận ra. “Đó là khi mất điện hoàn toàn xảy ra”, Leahy giải thích.”Đột nhiên chúng ta mất đi nguồn phát chính cho hệ thống và mọi thứ chìm trong bóng tối”.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh bác bỏ điều này. “Tàu Type 45 được thiết kế để phục vụ các chiến dịch trên toàn thế giới, từ khu vực cận Bắc Cực tới những môi trường nhiệt đới khắc nghiệt và tiếp tục hoạt động hiệu quả ở Vùng Vịnh và Nam Đại Tây Dương suốt quanh năm”.
Video đang HOT
Các nghị sĩ bị sốc khi họ nghe về trục trặc. “Tôi hoàn toàn sửng sốt”, Douglas Chapman, thuộc đảng Quốc gia Scotland, nói. “Đây là tài sản trị giá một tỷ bảng Anh (1,4 tỷ USD) mà chúng ta đang đưa vào vùng chiến sự, và chúng ta không biết liệu những người vào trong tàu có sống sót trở về không vì có thể có trục trặc với hệ thống điện trên tàu. Tôi chỉ thấy sửng sốt”.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết các tàu khu trục Type 45 là chiến hạm tân tiến nhất từng được nước này đóng, và là xương sống về năng lực phòng không của hải quân hoàng gia. Các tàu đầu tiên đi vào phục vụ năm 2006 và dự kiến hoạt động trong vòng 30 năm.
Trọng Giáp
Theo VNE
Anh thiết kế chiến hạm trong suốt điều khiển từ xa
Hải quân Anh đang lên kế hoạch chế tạo một chiến hạm tương lai sở hữu mọi trang thiết bị tối tân nhất hiện nay.
Hải quân Hoàng gia và Bộ Quốc phòng Anh đã giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học và kỹ sư quân sự thiết kế chiến hạm tương lai mang tên mang tên Dreadnought 2050. Đuôi tàu có một khoang hở, là nơi xuồng chở lính thủy đánh bộ có thể cập vào tàu.
Toàn bộ hệ thống trên tàu được giám sát ở phòng điều hành tác chiến. Hình ảnh giao thoa laser ba chiều cho phép đội ngũ sĩ quan tập trung vào các mục tiêu trên biển, đất liền và không trung. Kết nối dữ liệu siêu nhanh với quân đội ở nơi khác và trụ sở chính cho phép điều khiển tàu từ khoảng cách hàng chục nghìn km. Phòng điều hành này chỉ cần kíp điều khiển 5 người thay vì 25 người như trên các chiến hạm cùng cỡ hiện nay.
Khẩu súng điện từ nằm ở mũi tàu có thể bắn ra đầu đạn nhanh như tên lửa hành trình ngày nay.
Các ống phóng tên lửa nằm dọc sườn tàu bắn tên lửa siêu thanh ở tốc độ trên Mach 5. Ngoài ra, chiến hạm còn trang bị ống phóng ngư lôi siêu khoang, đạt tốc độ lên tới 560 km/h.
Dreadnought 2050 có một bãi đáp trên boong dành cho máy bay không người lái tạo ra bằng công nghệ in 3D, dùng để tấn công mục tiêu hoặc do thám
Con tàu không có cột buồm, thay vào đó là một thiết bị bay không người lái 4 cánh lơ lửng phía trên tàu và kết nối với tàu bằng ống cacbon siêu nhỏ. Trên máy bay có các thiết bị cảm biến như radar và súng laser để phát hiện mục tiêu, đánh chặn tên lửa địch.
Thân tàu được chế tạo từ hợp chất acrylic siêu bền, không chỉ nhẹ hơn kim loại mà còn có thể trở nên trong suốt khi có dòng điện chạy qua. Đặc điểm này cho phép thủy thủ đoàn nhìn xuyên qua thân tàu, nâng cao khả năng quan sát và chỉ huy trong cận chiến. Vật liệu graphene sơn ngoài thân tàu giúp tăng độ bền, giảm lực cản, cho phép tàu chạy nhanh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Chiến hạm tương lai của Anh có nét giống với tàu khu trục USS Zumwalt của Mỹ.
Deadnought 2050 được đặt theo tên HMS Dreadnought, một tàu chiến Anh ra đời năm 1906 từng "thể hiện thành tựu vượt bậc khiến mọi tàu chiến lớn khác đều trở nên lạc hậu" theo lời Startpoint, cơ quan phụ trách giám sát dự án trực thuộc Hải quân Hoàng gia Anh.
Phương Hoa
Theo CNN/Telegraph
Siêu tàu sân bay Anh lộ diện Sức mạnh trên biển của Anh sẽ được tăng cường đáng kể với uy lực từ các tàu sân bay "khủng" lớp Queen Elizabeth. HMS Queen Elizabeth sẽ là mũi nhọn sức mạnh trên biển của Anh trong tương lai. BỘ QUỐC PHÒNG ANH Truyền thông Anh hôm qua 25.5 đưa tin quá trình đóng HMS Queen Elizabeth, chiếc đầu tiên của lớp...