Chiến hạm Trung Quốc xuất hiện ở Hắc Hải
Hai khu trục hạm mang tên lửa của Trung Quốc đã băng qua Eo biển Bosporus để vào Hắc Hải vào ngày 4.5 và đang hướng về nước Nga, truyền thông Nga đưa tin ngày 5.5.
Tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi băng qua Eo biển Bosporus ngày 4.5 – Ảnh: USNI
Cả hai tàu quân sự này, gồm tàu hộ vệ Lâm Nghi và Duy Phường, đều là khu trục hạm hạng nhẹ lớp Giang Khải II (Type 054A) và thuộc Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc, theo trang tin Sputnik (Nga).
Sputnik cho biết vẫn chưa rõ mục đích của chiến hạm Trung Quốc tại Hắc Hải là gì, nhưng phỏng đoán nhiều khả năng 2 tàu này sẽ đến Nga trước ngày 9.5 để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Phát xít Đức.
Trang tin Business Insider (Mỹ) cho rằng 2 chiến hạm Trung Quốc sẽ neo đậu ở cảng Novorossiysk (Nga), trước khi quay ra Địa Trung Hải để tập trận chung với Hải quân Nga vào giữa tháng 5.
Video đang HOT
Trang tin Want China Times (Đài Loan) hồi cuối tuần trước dẫn lời các chuyên gia quốc phòng Nga cho rằng Moscow nên mua loại tàu hộ vệ tên lửa này của Trung Quốc để hiện đại hóa quân đội.
Tuy nhiên, chuyên gia của Viện Hải quân Mỹ (USNI) nhận định thương vụ kể trên, nếu xảy ra, sẽ khiến Nga mất mặt vì công nghệ đóng tàu quân sự của Trung Quốc phần lớn dựa vào thiết kế của Nga và Liên Xô.
Tàu hộ vệ Duy Phường của Hải quân Trung Quốc ở Eo biển Bosporus trong ngày 4.5 – Ảnh: USNI
Trong khi đó, Business Insider lại nhận định việc Trung Quốc bán khu trục hạm Type 054A cho Nga sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước. Nga sẽ có thể tạm thời thay thế nhanh hạm đội tàu khu trục cũ kỹ bằng những chiến hạm của Trung Quốc trong thời gian tự đóng tàu chiến mới, còn Bắc Kinh sẽ được tiếng là một trong những nhà sản xuất vũ khí lớn của thế giới, theo trang tin Mỹ.
Chuyên san quốc phòng IHS Jane’s (Anh) đánh giá khu trục hạm lớp Giang Khải II của Hải quân Trung Quốc là “tàu chiến được trang bị đầy đủ cho mục đích thông thường”. Chiến hạm lớp này được trang bị một pháo 2 nòng 76 mm, hai pháo 30 mm, ngư lôi chống tàu ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không phóng bằng ống phóng thẳng đứng.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản sẽ thăm Đà Nẵng
Từ ngày 10-5 đến 14-5, tàu Cảnh sát biển Nhật Bản JCGS Yashima (PL22) do chỉ huy Akihiro Hirano làm trưởng đoàn cùng 130 sĩ quan, thủy thủ sẽ thăm hữu nghị TP Đà Nẵng.
Trước đó, hai khu trục hạm KIRISAME và ASAYUKI của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cùng gần 500 sĩ quan, thủy thủ vào ngày 16-4-2015 đã tham gia huấn luyện chung với Hải quân Việt Nam. LÊ PHI
Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, tàu sẽ cập cảng Tiên Sa vào sáng 10-5, đi cùng đoàn của Cảnh sát biển Nhật Bản còn có Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ông Hayashi Hiroyuki. Cụ thể trong thời gian tham quan TP Đà Nẵng, Cảnh sát biển Nhật Bản sẽ cùng với Cảnh sát biển Việt Nam tham gia trao đổi chuyên môn giữa hai lực lượng; hội thảo trao đổi và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển; giao lưu thể thao. Được biết, tàu JCGS Yashima (PL22) được đưa vào hoạt động từ năm 1988 với trọng tải trên 5.200 tấn, dài 130 mét. Tàu được trang bị súng 35mm, súng Vulcan 20mm và một máy bay trực thăng Bell 412.
Trước đó,sáng 16-4-2015, hai khu trục hạm KIRISAME và ASAYUKI do Đại tá Sugimoto Masaharu (Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ vệ số 12, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản) làm trưởng đoàn cùng gần 500 sĩ quan, thủy thủ đã cập cảng Tiên Sa thăm TP Đà Nẵng và giao lưu huấn luyện với lực lượng Hải quân Việt Nam đến ngày 19-4.
Chuyến thăm nhằm góp phần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và thắt chặt mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác giữa quân đội hai nước. Theo đó, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ thường xuyên cử các tàu đến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng nhằm thực hiện các thỏa thuận của Bộ Quốc phòng hai nước. Chuyến thăm lần này, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và Hải quân Việt Nam sẽ tổ chức trao đổi chuyên môn và huấn luyện chung.
Được biết, khu trục hạm KIRISAME có trọng lượng 4.550 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ, trong khi đó khu trục hạm SAYUKI có trọng lượng 3.050 tấn. Hai khu trục hạm này mang theo những vũ khí hết sức tối tân như: hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, tổ hợp vũ khí đánh gần, tổ hợp tên lửa đối hạm chống ngầm, pháo 76mm, hai tổ hợp phóng ngư lôi...cùng trực thăng SH-60K và SH-60J.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM về vấn đề an ninh trên biển Đông, Đại tá Sugimoto Masaharu (Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ vệ số 12) cho biết lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản hết sức coi trọng mối quan hệ và xác định Việt Nam là đối tác chiến lược trong đó có vấn đề an ninh trên biển. Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động chấp pháp trên biển Đông.
"Nhật Bản là đất nước giao thương bằng đường biển, công nghiệp biển, muốn phát triển phải dựa vào biển vì vậy biển Đông đối với Nhật Bản là rất quan trọng. Do đó, các vấn đề về an ninh, hàng hải trên biển Đông rất được chúng tôi quan tâm", Đại tá Sugimoto Masaharu cho hay.
LÊ PHI
Theo_PLO
Tàu khu trục Vishakhapatnam của Ấn Độ đáng sợ cỡ nào? Tàu khu trục Vishakhapatnam tàng hình cao, trang bị vũ khí khủng cùng nhiều tính năng tối tân khác vừa được Ấn Độ hạ thủy hôm 20/4 tại Mumbai. Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 4 chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường được đóng theo dự án Project 15B dành cho Hải quân Ấn Độ (IN) do Nhà...