Chiến hạm Trung Quốc tới bãi đá Vành Khăn trên Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc ngày 17/6 khẳng định hình ảnh vệ tinh cho thấy một chiến hạm đổ bộ của hải quân Trung Quốc đã neo đậu tại bãi đá Vành Khăn, nơi nước này bồi đắp trái phép suốt thời gian qua.
Tàu đổ bộ Jinggang Shan của Trung Quốc (Ảnh: Want China Times)
Thông tin được tờ Want China Times của Đài Loan đăng tải, dẫn bài viết của tờ Thời báo Hoàn Cầu. Theo đó, những hình ảnh vệ tinh mới nhất được phần mềm bản đồ Google Maps ghi lại cho thấy một chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã neo đậu tại khu vực bãi đá Vành Khăn, trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cờ của tàu có số 999, cho thấy đây là tàu Jinggang Shan, một tàu vận tải đổ bộ lớp Yuzhao Type 071. Tàu này có thể vận chuyển từ 500 – 800 binh sỹ, 15-20 phương tiện chiến đấu đổ bộ cùng một xe tăng. Trên boong tàu còn có chỗ cho 4 tàu đệm khí đổ bộ lớp Yuyi Type 726 và một bãi đáp trực thăng.
Tàu có chiều dài 210m, rộng 28m và cao 7m, tổng tải trọng 18.500 tấn.
Thông tin được công bố chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lu Kang tuyên bố, nước này sắp “hoàn tất” hoạt động bồi đắp các hòn đảo và bãi đá trên khu vực quần đảo Trường Sa, tại Biển Đông, vốn đang có nhiều bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Video đang HOT
Lu khẳng định hoạt động xây dựng nhằm tăng cường phòng thủ quốc gia của Trung Quốc, với mục đích chính là phục vụ hoạt động dân sự, nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu hải dương học, quan sát khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh hàng hải và đánh bắt thủy sản.
Tuy nhiên, tuyên bố trên của Bắc Kinh đi ngược lại diễn biến trên thực tế là những dấu hiệu quân sự hóa ngày một rõ tại bãi đá này. Hồi cuối tháng 5, hãng thông tấn Fairfax của Úc và Bộ quốc phòng Mỹ khẳng định một hệ thống pháo di động đã được Trung Quốc mang tới bãi đá Vành Khăn.
Trong khi đó, tướng lĩnh quân đội Trung Quốc sau Đối thoại Shangri-La tại Singapore hơn một lần khẳng định có thể lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông nếu nhu cầu an ninh đòi hỏi.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Pháo đài bay B-52H tập trận dải mìn trên biển Baltic
Mỹ đã triển khai các máy bay ném bom B-52H tập trận thả mìn MK-62 tấn công tàu địch giả định trên khu vực biển Baltic.
Trong khuôn khổ tập trận Baltops 2015 với 17 nước NATO trên biển Baltic, Không quân Mỹ đã điều máy bay ném bom B-52H thực hiện thả mìn MK-62 tấn công tàu địch giả định. Đáng lưu ý, biển Baltic cũng là một trong khu vực mà nước Nga có quyền lợi với Hạm đội Baltic hùng mạnh bảo vệ chủ quyền. Mìn Mk62 là bom đa công dụng Mk-82 lắp cánh Mk 15, hoặc Mk 16 và thả bằng B-52H (hoặc B-1B) ở tốc độ cao, độ cao thấp (khoảng 304m). Khi ở dưới nước, mí sử dụng thiết bị dò tìm mục tiêu Mk 57 để phát hiện tàu địch rồi kích nổ. Cơ bản, nó có thể phát hiện địch qua tín hiệu từ tính kim loại hoặc độ rung. Cuộc tập trận Baltops 2015 có sự tham gia của 17 nước NATO với hàng chục tàu chiến. Đáng lưu ý là hai tàu đổ bộ lớn HMS Ocean và tàu đổ bộ lớp San Antonio của Hải quân Anh-Mỹ. Trong suốt thời gian tập trận thả mìn, Không quân Thụy Điển đã huy động bốn máy bay JAS-39 Gripen lập đội hình hộ tống siêu pháo đài bay B-52H của Không quân Mỹ. JAS-39 Gripen là loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ, cơ động cao do công ty Saab Thụy Điển sản xuất. JAS-39 trang bị radar mạng pha cùng bộ vũ khí không đối không tầm ngắn - tầm trung. Thời gian gần đây, Không quân Mỹ thường xuyên triển khai các "pháo đài bay" chiến lược B-52H, B-2 Spirit tới khu vực Tây Âu tập trận. Hành động này luôn được tuyên bố là nhằm tăng cường an ninh khu vực. Tiêm kích JAS-39 Gripen hộ tống B-52H tập trận thả mìn Mk-62 trên biển Baltic.
Trong khuôn khổ tập trận Baltops 2015 với 17 nước NATO trên biển Baltic, Không quân Mỹ đã điều máy bay ném bom B-52H thực hiện thả mìn MK-62 tấn công tàu địch giả định. Đáng lưu ý, biển Baltic cũng là một trong khu vực mà nước Nga có quyền lợi với Hạm đội Baltic hùng mạnh bảo vệ chủ quyền.
Mìn Mk62 là bom đa công dụng Mk-82 lắp cánh Mk 15, hoặc Mk 16 và thả bằng B-52H (hoặc B-1B) ở tốc độ cao, độ cao thấp (khoảng 304m). Khi ở dưới nước, mí sử dụng thiết bị dò tìm mục tiêu Mk 57 để phát hiện tàu địch rồi kích nổ. Cơ bản, nó có thể phát hiện địch qua tín hiệu từ tính kim loại hoặc độ rung.
Cuộc tập trận Baltops 2015 có sự tham gia của 17 nước NATO với hàng chục tàu chiến. Đáng lưu ý là hai tàu đổ bộ lớn HMS Ocean và tàu đổ bộ lớp San Antonio của Hải quân Anh-Mỹ.
Trong suốt thời gian tập trận thả mìn, Không quân Thụy Điển đã huy động bốn máy bay JAS-39 Gripen lập đội hình hộ tống siêu pháo đài bay B-52H của Không quân Mỹ.
JAS-39 Gripen là loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ, cơ động cao do công ty Saab Thụy Điển sản xuất. JAS-39 trang bị radar mạng pha cùng bộ vũ khí không đối không tầm ngắn - tầm trung.
Thời gian gần đây, Không quân Mỹ thường xuyên triển khai các "pháo đài bay" chiến lược B-52H, B-2 Spirit tới khu vực Tây Âu tập trận. Hành động này luôn được tuyên bố là nhằm tăng cường an ninh khu vực.
Tiêm kích JAS-39 Gripen hộ tống B-52H tập trận thả mìn Mk-62 trên biển Baltic.
Theo_Kiến Thức
Nga khởi đóng tàu đổ bộ lớn Pyotr Morgunov Tàu đổ bộ Pyotr Morgunov có thể chở 300 lính thủy đánh bộ, 40 xe bọc thép hoặc 13 xe tăng và còn mang theo cả trực thăng Kamov Ka-29. Tàu đổ bộ Pyotr Morgunov có thể chở 300 lính thủy đánh bộ, 40 xe bọc thép hoặc 13 xe tăng và còn mang theo cả trực thăng Kamov Ka-29. Tờ TASS dẫn...