‘Chiến hạm Tehran giúp Vịnh Ba Tư ổn định hơn’
Tuyên bố trên được Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi tiết lộ hôm 10/10 khi nói về sức và thời điểm trang bị chiến hạm tàng hình mới.
Theo Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi, Hải quân Iran đang chuẩn bị ra mắt chiến hạm tàng hình thế hệ mới được đặt tên lừa “Vịnh Ba Tư” có khả năng hoạt động vòng quanh Địa cầu 3 lần mà không cần tiếp nhiên liệu.
Với khả khả năng hoạt động tầm xa, tàu Vịnh Ba Tư sở hữu năng lực tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù. Để hoàn thành nhiệm vụ, tàu được trang bị vũ khí cực mạnh gồm nhiều loại tên lửa tối tân và cả máy bay không người lái (UAV).
“Chiến hạm Vịnh Ba Tư sẽ chính thức được công bố trong tháng 11 hoặc cuối tháng 12/2020. Việc triển khai Vịnh Ba Tư sẽ giúp đảm bảo ổn định quốc phòng và an ninh trong khu vực và hơn thế nữa”, Đô đốc Khanzadi tuyên bố.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, Đô đốc Iran không tiết lộ gì thêm về lớp chiến hạm tối tân nay. Tuy nhiên theo Navy Times của Hải quân Mỹ, nhiều khả năng chiến hạm Vịnh Ba Tư là chiếc tiếp theo thuộc lớp Moudge do công nghiệp quốc phòng Iran chế tạo.
So với những tàu trước đó, Vịnh Ba Tư được nâng cấp toàn diện về hệ thống điện tử và hỏa lực. Tàu có lượng choán nước toàn tải khoảng 2.000-2.500 tấn, so với 1.500 tấn của phiên bản gốc. Đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng.
Tàu được vũ trang pháo 76 mm, tên lửa hải đối không Sayyad-2 được chế tạo dựa trên tên lửa RIM-66 Standard của Mỹ bán cho Iran trước năm 1979. 8 tên lửa chống hạm Qader, phiên bản của tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc sản xuất tại Iran. 2 cụm phóng ngư lôi để đối phó với tàu ngầm đối phương.
Đặc biệt, Vịnh Ba Tư được trang bị hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kamand do Iran chế tạo. Hệ thống này được giới thiệu là có tốc độ bắn 4.000 đến 7.000 viên/phút. Kamand có thể đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào ở cự ly 2 km.
Vịnh Ba Tư được đánh giá là chiến hạm mạnh nhất của hải quân Iran. 2 tàu khác có thiết kế giống Vịnh Ba Tư đang được đóng. Trước đó, Iran cũng đã hạ thủy 2 tàu ngầm mini Fateh và Qadir, cho thấy khả năng phát triển công nghệ hiện đại của Iran.
Iran hạ thủy tàu chiến nội địa đầu tiên vào năm 2010, một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội, nhằm thay thế phần lớn trang bị vũ khí do Mỹ sản xuất và chuyển giao cho Iran trước Cách mạng Iran năm 1979.
Tehran đang cố gắng đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước khi đối mặt với các lệnh trừng phạt và cấm vận vũ khí của Mỹ và phương Tây. Đặc biệt từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và tái trừng phạt nước này.
Iran xây hàng loạt thành phố tên lửa, tuyên bố gieo "ác mộng" cho kẻ thù
Iran đã xây hàng loạt thành phố tên lửa dọc theo bờ biển phía nam nước này, tư lệnh hải quân của Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), cho biết.
Iran hồi tháng trước tập trận quân sự rầm rộ, phóng tên lửa diệt mục tiêu trên biển.
Theo RT, Chuẩn Đô đốc Iran Ali Reza Tangsiri nói các thành phố tên lửa được xây dựng ngầm dưới lòng đất ở trên bờ và cả các giàn nổi ngụy trang ở ngoài khơi.
"Iran đã thiết lập các thành phố tên lửa dưới lòng đất và ở ngoài khơi dọc bờ biển vịnh Ba Tư và vịnh Oman. Đây là sẽ là cơn ác mộng với kẻ thù của Iran", ông Tangsiri nói.
Thành phố tên lửa là cụm từ Iran thường nhắc đến để ám chỉ các kho chứa tên lửa khổng lồ, luôn sẵn sàng giáng đòn tấn công tầm xa hủy diệt.
Chuẩn Đô đốc Tangsiri nói IRGC đang hiện ở khắp nơi trên vịnh Ba Tư và vịnh Oman. Riêng với lực lượng hải quân, IRGC hiện có 23.000 binh sĩ và 428 đội tàu nằm rải rác ở biên giới phía nam.
Ông Tangsiri nói các tên lửa tầm xa và tàu chiến hoàn toàn mới của Iran sẽ "vượt ra ngoài sức tưởng tượng" của các quốc gia đối địch.
Tuy nhiên, ông Tangsiri không cung cấp hình ảnh về các thành phố tên lửa của Iran do IRGC nắm quyền kiểm soát.
Vịnh Ba Tư là khu vực trở thành tâm điểm chú ý kể từ mùa hè năm ngoái, với việc xảy ra nhiều sự kiện hàng hải, các vụ tấn công bí ẩn nhằm vào tàu chở dầu. Mỹ và Anh đổ lỗi Iran đứng sau các vụ tấn công trên, nhưng Tehran bác bỏ.
Sau một khoảng thời gian dài huy động tàu chiến, tàu sân bay tuần tra vịnh Ba Tư, Mỹ chỉ để lại một tàu sân bay trong khu vực. Ba tàu sân bay Mỹ hiện đang tập trung ở Biển Đông và vùng biển Philippines.
Iran luôn khẳng định nước này đủ khả năng duy trì an ninh ở vịnh Ba Tư, hối thúc các quốc gia khác tránh xa vùng biển nhiều rắc rối này.
Iran khoe 'thành phố tên lửa' dưới lòng đất Tướng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết nước này có nhiều thành phố tên lửa dọc bờ biển nhằm gửi cảnh báo đến "những kẻ thù của Iran". "Iran đã thiết lập hàng loạt thành phố tên lửa ngầm ở dọc bờ biển giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman, chúng sẽ là cơn ác mộng với những kẻ thù của Iran",...