Chiến hạm, quân đội tác chiến bảo vệ Olympics Rio
Olympics Rio 2016 đang đến gần cũng là lúc chính phủ Brazil ráo riết siết chặt công tác an ninh bảo vệ cho các VĐV dự giải và khoảng nửa triệu du khách tới đây.
Những ngày này, khung cảnh ở Rio de Janeiro toát lên một nét gì đó rất trang nghiêm. Nhìn những quân nhân được trang bị vũ khí tuần tra trên đường với sự cảnh giác cao độ, chiến hạm với hỏa lực tối tân sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất… mọi thứ hệt như sắp chuẩn bị xảy ra chiến tranh. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, đó là sự chuẩn bị của chính phủ Brazil cho Olympics Rio 2016 sẽ khai màn từ ngày 5/8. Theo Daily Mail, đã có 900 triệu USD được quốc gia này chi ra để bảo vệ cho Olympics trước hiểm họa khủng bố. Ngoài khơi biển Copacabana, một chiến hạm được trang bị ngư lôi, súng hải quân và radar phát hiện máy bay tàng hình liên tục tuần tra bảo vệ vùng biển này. Đây là nơi diễn ra môn bóng chuyền bãi biển. Ảnh: Internet.
Trên không, cảnh sát liên bang sẽ dùng trực thăng để giám sát các hoạt động diễn ra tại Olympics. Ảnh: Internet.
Olympics Rio 2016 chứng kiến con số kỷ lục khi có 130.000 cảnh sát, quân nhân, nhân viên an ninh tham gia bảo vệ Thế vận hội hấp dẫn nhất hành tinh. Trong hình, một đơn vị bộ binh được giao nhiệm vụ bảo vệ trung tâm quần vợt quốc gia ở khu Barra Olympic Park, nằm ở phía tây của Rio. Ảnh: Internet.
Ở khu Copacabana, các chốt chặn an ninh được dựng lên, với nhiều cảnh sát có trang bị vũ khí luôn sẵn sàng tác chiến. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Không muốn bất kỳ nào xảy ra, an ninh xuất hiện ở mọi ngõ ngách tại Brazil. Đó có thể là khu vực tình nguyện viên tiếp nhận thông tin và hướng dẫn du khách. Ảnh: Internet.
Thời gian qua, công tác tập luyện ứng phó khủng bố được chính chính phủ Brazil yêu cầu thực hiện gắt gao và thường xuyên. Ảnh: Internet.
Hình ảnh những quân nhân được trang bị súng trường, bán tự động, xuất hiện khắp mọi nơi. Khu vực sân bay Rio trở thành một trong những điểm nóng được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Internet.
Nhiều lực lượng với các đơn vị tinh nhuệ giờ đã sẵn sàng cho Olympics Rio 2016. Ảnh: Internet.
Theo Daily Mail, có khoảng 10.000 VĐV bắt đầu tới Brazil khi Olympics Rio 2016 khai màn. Ở đó, họ sẽ được quân đội, cảnh sát… bảo vệ tốt nhất. Ảnh: Internet.
Chính phủ Brazil còn đưa cả đơn vị chống tấn công hóa học vào cuộc. Ảnh: Internet.
Bên ngoài địa điểm thi đấu của Olympics, cảnh sát cơ động với những chiếc mô-tô luôn trong tư thế đề cao cảnh giác để xử lý mọi tình huống. Ảnh: Internet.
Chứng kiến chính phủ Brazil tăng cường an ninh để chuẩn bị cho Olympics, Alejandra Benitez – VĐV đánh kiếm người Venezuela, nói: “An ninh luôn là nỗi lo của chúng tôi mỗi khi tranh tài ở bất kỳ giải đấu nào. Thế nhưng, chính phủ Brazil đang làm tốt công việc của mình. Có rất nhiều cảnh sát được trang bị vũ trang túc trực và điều đó tạo ra cho chúng tôi cảm giác an toàn”. Ảnh: Internet.
Trước khi Olympics Rio 2016 diễn ra, nhiều hoạt động chống khủng bố đã được diễn tập tại Brazil. Ảnh: Internet.
Mọi tình huống có thể xảy ra như ứng phó trước nguy cơ khủng bố trên cạn, dưới biển, giải cứu con tin… đều được cảnh sát Brazil ráo riết tập luyện mô phỏng. Ảnh: Internet.
Trong hình, các binh lính đang diễn tập ứng phó chống tấn công hóa học ở sân vận động Quốc gia tại Brasilia. Ảnh: Internet.
Theo Zing
Tàu Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cập cảng Tiên Sa
Sáng 25.7, tàu huấn luyện KOJIMA của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cùng đoàn thuỷ thủ đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng.
Tham dự lễ đón tàu có đại diện Bộ Tư lệnh cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng và một số ban ngành.
Tàu huấn luyện KOJIMA Nhật Bản lưu lại Đà Nẵng trong thời gian 4 ngày từ 25.7-29.7. Tàu có 45 thuỷ thủ và 49 thực tập sinh do ông Hiroyhuki Nauara, thuyền trưởng tàu KOJIMA làm trưởng đoàn.
Trong thời gian thăm hữu nghị 4 ngày tại Đà Nẵng, thuyền trưởng và nhóm sỹ quan tàu Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ chào xã giao lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 2.
Chuyến viếng thăm nhằm tăng cường hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam và Nhật Bản; tiếp tục khẳng định mối quan hệ, hợp tác tốt đẹp giữa cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trên các vùng biển.
Được biết, tàu KOJIMA có chiều dài 115m, chiều rộng 14m, lượng dãn nước trên 3000 tấn, tốc độ 18 hải lý/giờ. Đây là chuyến thăm lần thứ 2 của tàu KOJIMA đến Đà Nẵng.
Lễ đón tàu tại cảng Tiên Sa-Đà Nẵng
Tàu KOJIMA có chiều dài 115m, chiều rộng 14m, lượng dãn nước trên 3000 tấn, tốc độ 18 hải lý/giờ
Theo Quốc Lâm (Dân Việt)
Hậu đảo chính: Thổ bị loại khỏi NATO, hết đường vào EU? Sau đảo chính, 14 chiến hạm của lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã biến mất cùng với hơn 40 máy bay chiến đấu và trực thăng. 14 chiến hạm và Tư lệnh hải quân "mất tích" Theo tin của giới truyền thông Ankara, sau khi cuộc đảo chính quân sự vào rạng sáng ngày 16/7 của giới chức lãnh đạo quân...