Chiến hạm Pháp đến Trung Quốc lúc ‘nước sôi lửa bỏng’
Theo Reuters, ngày 28/10, khinh hạm Vendemiaire của Pháp đã cập cảng Trạm Giang miền Nam Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Hạm đội Nam Hải.
Theo nguồn tin trên, chuyến thăm Hạm đội Nam Hải của khinh hạm Vendemiaire sẽ kéo dài 4 ngày. Trong quá trình lưu lại Trung Quốc, khinh hạm Pháp sẽ thực hiện các hoạt động gồm: Diễn tập hàng hải mô phỏng các vụ chạm trán bất ngờ trên biển. Hải quân Pháp và Trung Quốc sẽ thăm tàu của nhau và giao lưu bóng đá.
Các hoạt động này sẽ “tăng cường hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa hải quân hai nước” – Reuters dẫn nguồn tin Hải quân Trung Quốc cho biết.
Biên đội tàu chiến Pháp do tàu đổ bộ chở trực thăng Dixmude dẫn đầu cập cảng Thượng Hải hồi tháng 5/2015.
Được biết, đây là lần thứ 8 chiến hạm Vendémiaire thực hiện thăm Trung Quốc, chuyến đi lần này diễn ra không lâu sau khi biên đội chiến hạm do tàu đổ bộ chở trực thăng Dixmude dẫn đầu, cập cảng Thượng Hải, Trung Quốc hồi tháng 5/2015.
Video đang HOT
Đặc biệt, chuyến thăm Hạm đội Nam Hải lần này của tàu Vendémiaire lại được thực hiện ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Franois Hollande từ ngày 02-03/11/2015 theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo thông cáo ngày hôm 26/10 của Phủ Tổng thống Pháp, nội dung chính của chuyến công du sẽ tập trung vào hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu được tổ chức tại Paris từ ngày 30/11 đến 11/12/2015.
Ông Franois Hollande nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất hành tinh và cũng gây ô nhiễm nhiều nhất, trong việc làm gương để các nước khác noi theo.
Các nhà quan sát nhận định có một điểm tích cực và có thể coi là một dấu hiệu thành công của hội nghị Paris, đó là lần đầu tiên, Trung Quốc tham gia ở cấp cao, trái với hội nghị về khí hậu năm 2009 tại Copenhagen (Đan Mạch).
Tại thượng đỉnh lần thứ 21 về khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức (COP21), 195 nước có thể sẽ đạt được một bản hiệp định chung đầu tiên về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Văn kiện này rất quan trọng nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ trên trái đất không quá 2 độ C.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu vượt quá ngưỡng này, sẽ xảy ra nhiều thiên tai cực kỳ nghiêm trọng, hiện tượng băng tan tại hai cực của Trái Đất, cũng như hiện tượng mực nước biển dâng lên.
Dù nội dung chính chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Franois Hollande bàn về vấn đề biến đổi khí hậu, tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng khẳng định hơn nữa mối quan hệ với Pháp của Trung Quốc – một mối quan hệ Bắc Kinh đang rất cần khi tình hình Biển Đông đang không ngừng tăng nhiệt.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ bán 4 chiến hạm trong gói hơn 11 tỷ USD cho Arab Saudi
Chính phủ Mỹ thông báo chấp thuận bán 4 tàu chiến đa nhiệm do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cho Arab Saudi theo hợp đồng trị giá hơn 11 tỷ USD.
Tàu tác chiến ven biển (LCS) USS Fort Worth của hải quân Mỹ hoạt động ở vịnh Bengal. Ảnh: US Navy.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc thông báo cho các nghị sĩ Mỹ về khả năng bán tàu chiến vào cuối ngày 19/10 và ra thông báo trên website hôm qua. DSCA là cơ quan chuyên giám sát hoạt động bán vũ khí ra nước ngoài.
"Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ thương vụ", Reuters dẫn lời giám đốc điều hành Lockheed Marillyn Hewson nói với các nhà phân tích. Hợp đồng, trị giá 11,25 tỷ USD, có thể hoàn tất vào năm 2016.
Theo DSCA, các thiết bị quốc phòng chính trong hợp đồng trị giá 4,3 tỷ USD. Số tiền còn lại sẽ chi cho thiết kế mở rộng, hậu cần và quá trình huấn luyện cần thiết.
Các nghị sĩ Mỹ có thời hạn 30 ngày để ngăn thực hiện hợp đồng nhưng khả năng phản đối là rất thấp bởi thương vụ đã được xem xét cẩn thận trước khi có thông báo chính thức.
Reuters hồi tháng 9 đưa tin Arab Saudi đàm phán với Mỹ để mua hai tàu và có thể đạt thỏa thuận vào cuối năm. Hiện chưa rõ Arab Saudi có mua cả 4 tàu cùng lúc hay không.
Hợp đồng mua tàu thuộc chương trình hiện đại hóa cho Hạm đội miền Đông của Hải quân Hoàng gia Arab Saudi. Chương trình Mở rộng Hải quân Saudi II (SNEP II) đã được thảo luận trong nhiều năm. Các nguồn tin Mỹ nói việc Arab Saudi lo ngại Iran góp phần thúc đẩy nỗ lực này.
Như Tâm
Theo VNE
Đề xuất tập trận chung ở Biển Đông, Trung Quốc gây ngờ vực Đề xuất tập trận chung của Trung Quốc có thể là cách để Bắc Kinh ngăn quốc tế can thiệp vào vấn đề Biển Đông, khi Mỹ đang lên kế hoạch điều chiến hạm để thách thức yêu sách chủ quyền của nước này. Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra tại Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: U.S. Pacific Fleet Trung...