Chiến hạm Nhật, Mỹ, Ấn Độ tập trận chung
Lực lượng Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ ngày 25.9 bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Malabar tại vùng biển ngoài khơi thành phố Sasebo (Nhật Bản).
Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham gia cuộc tập trận Malabar năm 2018. ảnh Hải quân Mỹ
Theo tờ Stars and Stripes, cuộc tập trận kéo dài 10 ngày và đây là năm đầu tiên Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) giữ vai trò tiên phong.
JMSDF điều tàu khu trục chở trực thăng JS Kaga, tàu khu trục Samidare và tàu tuần dương Chokai tham gia.
Phía hải quân Mỹ là tàu khu trục USS McCampbell, tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay và một tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles không được nêu tên.
Trong khi đó, hải quân Ấn Độ cử tàu hộ tống tàng hình INS Sahyadari, tàu hộ tống chống ngầm INS Kiltan và máy bay tuần tra săn ngầm P-8I tham gia.
Cuộc tập trận bao gồm các hoạt động trên biển lẫn trên bờ, tập trung vào kỹ năng chiến đấu nâng cao, các hoạt động tuần tra trinh sát hàng hải, tác chiến chống ngầm và chống tàu nổi… Cuộc tập trận nhằm mục đích đối phó các mối đe dọa chung và cải thiện mối quan hệ giữa lực lượng của các nước tham gia.
Cuộc tập trận Malabar được Mỹ và Ấn Độ tổ chức lần đầu tiên vào năm 1992 và Nhật Bản trở thành thành viên thường trực từ năm 2015.
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ rầm rập tập trận chung ở Trung Á
Theo thanhnien
Tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan bất chấp căng thăng leo thang với Trung Quốc
Ngày 23/8, tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay được Hải quân Mỹ điều qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực.
Bất chấp căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa hai nước và những yêu sách ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông, tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay (LPD-20) vẫn thực hiện hành trình qua eo biển rộng 180 km (112 dặm) phân cách đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục vào ngày hôm nay, 23/8.
USS Green Bay là một tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio, thuộc biên chế của Hạm đội 7. Người phát ngôn của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, trung tá Reann Mommsen, cho biết trong một tuyên bố: " Việc tàu chiến này đi qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay (LPD-20) của Hải quân Mỹ. (Ảnh: U.S. Navy)
Thời gian gần đây, Hải quân Mỹ thường xuyên tăng cường sự hiện diện của mình trên tuyến đường thủy chiến lược dọc eo biển Đài Loan, bất chấp sự phản đối gay gắt của Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh không ít lần lên tiếng cảnh báo các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này.
Tuy nhiên, lần xuất hiện này của USS Green Bay tại eo biển Đài Loan có thể sẽ khiến mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng hơn nữa trong bối cảnh hai nước đang có một những bất đồng trên nhiều lĩnh vực.
Trước đó, vào ngày 20/8, phía Mỹ thông báo đã phê chuẩn bản hợp đồng bán 66 chiếc tiêm kích F-16V, 75 động cơ và trang thiết bị đi kèm trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan. Đây cũng chính là bản hợp đồng có trị giá lớn nhất của Đài Loan trong hơn một thập kỷ qua. Ngay lập tức, Trung Quốc đã lên án việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, coi đây là một động thái làm tăng sự thù địch giữa hai quốc gia, đồng thời yêu cầu Mỹ hủy bỏ hợp đồng.
Mỹ hiện là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan. Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng luôn khẳng định có trách nhiệm bảo vệ vùng lãnh thổ này. Trong khi đó, Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình và không ít lần khẳng định có thể sử dụng đến phương án vũ lực nếu cần thiết.
(Nguồn: Ibtimes)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Chuyến thăm Mỹ bất ngờ của ông Dương Khiết Trì Nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có một chuyến đi gây bất ngờ tới Mỹ để hội đàm với người đồng cấp Mike Pompeo. Có vẻ đây là một nỗ lực để thu hẹp sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa hai nước, bao gồm cả vấn đề biểu tình ở Hong Kong. Ông Dương Khiết...