Chiến hạm Nga va chạm tàu buôn
Tàu hải quân Nga va chạm với tàu hàng dân sự treo cờ Quần đảo Marshall sáng nay ở phía nam eo biển Sound nằm giữa Đan Mạch và Thụy Điển.
Tàu hàng Ice Rose đang đi từ St.Petersburg, Nga đến Gothenburg ở Thụy Điển, thì va chạm với tàu Nga tại vùng biển Đan Mạch, gần cầu Oresund bắc qua eo biển Sound, phát ngôn viên Trung tâm Tác chiến chung Đan Mạch hôm nay cho biết tại Copenhagen.
Ông cho biết tàu Nga được phép vào vùng biển Đan Mạch và đã thông báo cho giới chức Đan Mạch về sự hiện diện của mình. Không ai trên tàu Ice Rose bị thương và không có dấu hiệu tràn dầu.
Hạm đội Baltic của Nga xác nhận vụ va chạm và cho biết con tàu trong sự cố là tàu chống ngầm cỡ nhỏ Kazanets. Nó đang quay trở lại cảng Baltyisk ở vùng Kaliningrad.
Tàu Ice Rose tại Guatemala tháng 9/2015. Ảnh: Shipspotting.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ va chạm, khu vực xảy ra sự cố được cho có sương mù. Đan Mạch đang dẫn đầu cuộc điều tra và cũng yêu cầu Thụy Điển giúp đỡ.
Hải quân Đan Mạch cho biết tàu Ice Rose neo đậu tại vùng biển nước này sau vụ va chạm và sẽ “được giữ ở đây cho đến khi được xác nhận có thể tiếp tục hải trình”.
Maestro Shipmanagement có trụ sở tại Cyprus, công ty quản lý tàu Ice Rose, xác nhận sự cố đã xảy ra nhưng từ chối bình luận thêm và cho biết họ đang chờ thêm thông tin từ giới chức Đan Mạch. Chủ sở hữu con tàu, Maestro Shipping có trụ sở tại Thụy Sĩ, cũng từ chối bình luận.
Video đang HOT
Eo biển Sound nằm giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Đồ họa: Wikimedia Commons.
Thành phố hạnh phúc nhất thế giới quyết giữ bầu trời xanh sau Covid-19
Trong vòng vài tháng qua, nhiều cư dân đô thị cảm thấy choáng ngợp vì sự sạch sẽ khi thành phố của họ bị phong toả. Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch đang quyết giữ gìn điều đó.
Đối với những người không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi virus corona, việc nhìn thấy bầu trời xanh và thưởng thức bầu không khí trong lành có lẽ là điều an ủi tuyệt vời nhất giữa những sang chấn tâm lý vì đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh các thành phố trên thế giới lần lượt mở cửa trở lại, những chuyên gia hoạch định đô thị cùng các nhà hoạt động môi trường đang tìm cách để giữ lại những điểm tích cực này. Vì giờ đây mọi người nhận ra rằng bầu trời xanh và không khí trong lành không phải là điều gì đó không thể.
Đại lộ HC Andersen (đặt theo tên tác giả cuốn truyện cổ tích nổi tiếng) tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Alamy.
Một kế hoạch tham vọng
"Cư dân trên khắp thế giới bắt đầu thấy rằng những thay đổi là có thể thực hiện được. Hãy đi lên nóc nhà và tưởng tượng rằng bạn có thể nhìn thấy những rặng núi ở phía xa lần đầu tiên trong cuộc đời, và nghĩ về cảm giác tuyệt vời khi nhận ra điều đó là có thể", bà Zoe Chafe, chuyên gia về chất lượng không khí của nhóm C40 - gồm những siêu đô thị toàn cầu, nhận định.
Nóc nhà đó có thể ở Kathmandu, nơi người dân kinh ngạc khi lần đầu tiên nhìn thấy dãy Everest sau hàng thập kỷ, ở Manila, nơi dãy núi Sierra Madre bất ngờ xuất hiện trong tầm mắt, và ở hàng chục thành phố khác trên khắp thới giới.
Không phải ở thành phố nào, tình trạng không khí cũng được cải thiện trong những tháng gần đây. Nhưng, hầu hết mọi người, Covid-19 mang lại một thực tại về không khí tốt cho sức khoẻ, thay vì làn khói và sương mù dày đặc khiến 3 triệu người chết mỗi năm.
Sau khi nhìn thấy màn khói độc hại này được vén lên, nhiều thành phố trên khắp thế giới đang lên kế hoạch để không cho nó tái xuất, bằng những biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm một cách vĩnh viễn.
Bà Chafe cho rằng không có cách làm nào nhanh và có thể áp dụng cho mọi nơi, nhưng có những bài học - về công lý môi trường, hoạt động cộng đồng, quy hoạch đô thị, sáng tạo công nghệ và sự lãnh đạo địa phương - mà những nơi khác có thể lĩnh hội từ các thành phố đang làm tốt việc bảo vệ môi trường đô thị, và Copenhagen là một ví dụ điển hình.
Thủ đô Đan Mạch có kế hoạch cắt giảm khí thải tham vọng nhất toàn cầu: thành phố hướng tới trung hoà khí carbon (carbon neutral) vào năm 2025. Mục tiêu này khiến cho Copenhagen phải làm nhiều hơn mô hình hiện tại của họ. Mô hình bây giờ - một đô thị thông minh, sạch sẽ và thân thiện với xe đạp - đã biến Copenhagen thành một trong những thành phố sạch nhất thế giới.
Hoạt động bảo vệ môi trường, sự thực dụng của chính quyền và mức thuế cao với xe hơi chính là động lực cho sự thay đổi đó. Những bức ảnh cũ cho thấy vào thập niên 1970 thành phố cũng từng có nhiều xe hơi như mọi đô thị châu Âu điển hình khác. Nhưng đến khi 100.000 dân tập trung trước toà thị chính thành phố để phản đối sự chật chội và ô nhiễm, chính quyền bắt đầu nhanh chóng có biện pháp giảm không gian cho xe hơi và tạo ra sự thân thiện với xe đạp và người đi bộ.
Thủ đô Đan Mạch hướng tới mục tiêu trở thành thành phố carbon trung tính vào năm 2025, sớm nhất trên thế giới. Ảnh: Getty.
"Bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đi bộ ở Copenhagen. Người đi bộ có nhiều không gian hơn xe đạp, và xe đạp có nhiều không gian hơn xe hơi", ông Jeppe Jull đến từ Hội đồng Xanh Đan Mạch, nhận định.
Copenhagen giờ đứng ngang hàng Amsterdam cho vị trí thành phố thân thiện với xe đạp nhất thế giới. Ở mỗi ngã tư, dưới chân đèn tín hiệu, có một thanh ngang để người đi xe đạp có thể vịn vào đó khi dừng đèn đỏ mà không cần chống chân.
Những biện pháp cực đoan
Mục tiêu năm 2025 của Copenhagen phụ thuộc phần lớn vào việc thay thế lò sưởi sử dụng than bằng năng lượng sinh khối, gió và địa nhiệt. Một hệ thống sưởi ấm mới sẽ giúp cho các khu dân cư không còn phải sử dụng lò sưởi chạy bằng khí gas. Công nghệ mới cũng được sử dụng để thu gom và giữ khí thải carbon từ lò đốt rác chính của thành phố.
Nhiều người hoài nghi về việc liệu thành phố có thể trung hoà carbon trong 5 năm nữa, nhưng ông Mikkel Krogsgaard Niss từ văn phòng thị trưởng cho rằng những người như vậy cũng từng dự đoán sai trước đây.
"Từ 2014-2020, chúng tôi giảm lượng khí thải CO2 hơn 50%, vì vậy chúng tôi đang đi đúng đường", ông Niss nói.
Sự thay đổi này sẽ tạo thêm 35.000 việc làm, với hầu hết kinh phí đến từ tiền thuế của người dân. Đan Mạch vốn đã là nước có thuế thu nhập cá nhân cao nhất thế giới, nhưng điều này được coi là để đầu tư vào sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Nhà máy xử lý nước thải của thành phố cũng từng tốn nhiều tiền để xây dựng, nhưng sau khi nó đi vào hoạt động, người dân Copenhagen nay có thể bơi trong bến cảng của thành phố.
Người dân Đan Mạch thường xuyên nằm trong nhóm những người khoẻ mạnh và hạnh phúc nhất thế giới.
Thành phố cũng muốn loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong bằng cách điện hoá đội ngũ xe buýt và cấm xe chạy xăng hoặc diesel trong vòng 5 năm. Sau khi kế hoạch này bị chính phủ phản đối, các tổ chức phi chính phủ vận động bảo vệ môi trường ở địa phương đã đề xuất một ý tưởng mới, theo đó thành phố chia thành các khu vực được sử dụng xe hơi hoặc cấm xe hơi.
Nhưng để đi từ một vùng cho phép xe hơi này sang vùng cho phép xe hơi khác, tài xế sẽ phải đi vòng ra ngoại ô thay vì đi xuyên tâm thành phố.
Cykelslangen - "đường cao tốc dành riêng cho xe đạp" nổi tiếng ở Copenhagen, nối liền khu Vesterbro với Islands Brygge. Ảnh: New York Times.
"Điều này có nghĩa là bạn không thể lái xe một quãng ngắn tới tiệm bánh hoặc điều gì đó tương tự thế. Do đó, đi bộ, đi xe đạp và giao thông công cộng trở nên hấp dẫn hơn", ông Jens Muller, giám đốc chất lượng không khí của một tổ chức phi chính phủ về giao thông và môi trường ở Copenhagen, nhận định.
"Đây là kế hoạch cực đoan nhất mà bạn có thể thực hiện ngoài việc cấm toàn bộ xe hơi", ông Muller nói thêm.
Biểu tình George Floyd ở Mỹ: Thế giới kinh hoàng, nhưng không ngạc nhiên Các quốc gia trên thế giới đang chứng kiến những ngày bạo loạn, bất ổn ở Mỹ sau cái chết của một người đàn ông da màu không vũ trang bị cảnh sát ghì chặt cổ xuống đất. Nhưng không ai ngạc nhiên, theo Times of Israel. Người biểu tình phá hoại một xe tuần tra của cảnh sát tại Quảng trường Union...