Chiến hạm Nga – Trung tập xung trận bắn đạn thật
Diễn tập với khoa mục tấn công các mục tiêu trên mặt biển, trên không và chiến dịch cứu hộ các tàu thuyền gặp nạn đã kết thúc cuộc tập trận quân sự Nga – Trung có tên “Hiệp lực trên biển – 2013″ trong vùng Vịnh Piotr Đại đế.
Để tham gia cuộc diễn tập này, quân đội Nga và Trung Quốc đã huy động 20 tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu chống ngầm… cùng hơn 10 máy bay chiến đấu và trực thăng quân sự trên tàu sân bay.
Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga Igor Korotchenko nhận định, diễn tập cho thấy sự xích lại về mặt quân sự giữa hai bên Nga và Trung Quốc, nhưng không gây áp lực cho bên thứ 3. Ban chỉ đạo diễn tập cũng đã ra tuyên bố chung để tránh hiểu lầm.
Tuy nhiên, một số nguồn tin khác lại cho rằng, đối tượng mà cuộc tập trận nhằm tới là Mỹ và Nhật Bản. Tokyo đang gây sức ép với Moscow ở khu vực Viễn Đông, trong khi quan hệ Trung – Nhật cũng trong tình trạng “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Và ít nhiều thì cuộc tập trận này cũng làm dấy lên suy nghĩ về một liên minh quân sự Nga – Trung.
Trong một diễn biến có liên quan, ngay sau khi được công bố ngày 10/7, Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2013 đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh phát biểu, chúng tôi hy vọng Nhật Bản có thể có thái độ đúng đắn hơn và nỗ lực nhằm tăng cường niềm tin chính trị, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. Bà Hoa gọi báo cáo là một nỗ lực của Tokyo nhằm nhấn mạnh “mối đe dọa Trung Quốc”; cho rằng, việc Tokyo cố gắng đẩy mạnh quân sự là điều đáng lo ngại, và lực lượng chính trị Nhật Bản đang sử dụng căng thẳng giữa hai bên để làm cái cớ mở rộng quân đội.
Sau đây là chùm ảnh về cuộc diễn tập này:
Diễn tập mang tên Hiệp lực trên biển -2013.
Diễn ra trong 3 ngày.
Diễn ra trên Vịnh Piotr Đại đế.
Diễn tập có sự tham gia của tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu chống ngầm…
Video đang HOT
Theo VTC
Bài học nước Mỹ và kịch bản tiếp theo cho Iraq
Chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq đã kết thúc cách đây tròn 10 năm (tháng 5/2003 đến tháng 5/2013). Chế độ Sadam Hútxen bị lật đổ, ông này sau đã bị treo cổ và đại bộ phận quân Mỹ cũng đã rút khỏi Iraq. 10 năm là một khoảng thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để rút ra một số bài học về cuộc chiến của Mỹ và đồng minh cũng như dự đoán tương lai cho quốc gia Trung Đông này.
1. Trước hết, về những con số
Cái giá phải trả của chiến tranh Iraq là không hề nhỏ đối với các bên tham chiến, cụ thể: đã có ít nhất 170.000 người Iraq và gần 5.000 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Số tiền mà những người đóng thuế Mỹ đã phải trả cho các chiến dịch quân sự ở đây tuy không có con số chính thức nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nó không ít hơn 2.200 tỷ đôla. Cơ sở hạ tầng dân sự của Iraq gần như bị tê liệt hoàn toàn .
2. Các hệ lụy khác
Chủ nghĩa khủng bố phát triển chưa từng thấy trong lịch sử nước này, bạn đọc có thể kiểm chứng nhận xét trên qua các bản tin của bất cứ kênh thông tin đại chúng nào.
Chỉ trong một ngày 15/4/2013 đã có tới 22 người chết và hơn 200 người bị thương trong các vụ khủng bố diễn ra tại Baghdad, Kirkuk, Tuz- Khamartu và nhiều thành phố khác. Còn trong tháng 5 vừa qua đã có hơn 1.000 người Iraq thiệt mạng vì các vụ đánh bom khủng bố và đây là tháng đẫm máu nhất tại Iraq kể từ năm 2008 đến nay.
Đất nước Iraq bị chia rẽ sâu sắc về sắc tộc, tôn giáo. Nhà độc tài S,Hutsen (dòng Sunny) bị lật đổ và lên giá treo cổ nhưng thay vào vị trí đó lại là một nhà độc tài mới - Nuri Al Maliki. Một sự thật không mấy dễ chịu đối với Mỹ là nhà độc tài mới dòng Siai này không những không giữ vai trò là một đối trọng của Iran theo ý Mỹ, mà ngược lại, đã hoàn toàn ngả vào vòng tay của Teheran.
Bản đồ Iraq.
3. Ai là người hưởng lợi trong cuộc chiến này?
Trước hết, thắng lợi rõ ràng nhất thuộc về những người Cuốc ở Iraq. Trên thực tế, họ đã thành lập được một quốc gia độc lập và tương đối phồn vinh ở phía bắc Iraq. Quốc gia (trên danh nghĩa là khu tự trị) này không những có quốc kỳ, quốc ca và chính phủ riêng, mà còn có một lực lượng vũ trang có quân số đông, được trang bị và huấn luyện tốt. Nền kinh tế của quốc gia mới này (ta tạm gọi là Kurdistan) tuy chủ yếu dựa vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ nhưng hoạt động hoàn toàn độc lập với nền kinh tế chung của Iraq.
Nhiều chuyên gia và nhà báo đã viết về vấn đề này sau khi thăm khu vực giáp ranh giữa các vùng đất của người Cuốc và người Arập. Trên phần lãnh thổ của mình người Cuốc đã dựng các hàng rào dây thép gai, các trạm biên phòng và các tuyến kiểm soát chặt chẽ. Cách đó không xa là các đơn vị quân đội luôn sẵn sàng đẩy lùi bất cứ sự xâm nhập nào của "những người cùng tổ quốc" từ phía nam vào bất cứ thời điểm nào.
Người Cuốc tuy vẫn chưa tuyên bố độc lập hoàn toàn do quan ngại những phản ứng gay gắt của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Mỹ, nhưng trên thực tế họ sống hoàn toàn độc lập. Chính cộng đồng người Cuốc đã thắng trong cuộc chiến của Mỹ.
Kẻ được lợi tiếp theo là chủ nghĩa khủng bố quốc tế: Trùm khủng bố Osama Bin Laden đã từng tuyên bố là có hai con đường bổ sung cho nhau để thành lập một đế chế Hồi giáo (Khalifah), đó là: 1/ lật đổ các nhà độc tài trong thế giới Arập (rộng hơn - trong thế giới Hồi giáo) và 2/ biến Mỹ (rộng hơn là cả thế giới phương Tây) thành cái "bóng của chính mình".
Cũng chính Bin Laden đã từng cho rằng, chủ nghĩa Hồi giáo cưc đoan có thể mở rộng ảnh hưởng của mình từ việc quân đội các nước Phương Tây tấn công các vùng đất của người Hồi giáo. Theo triết lý trên thì để có thể chiến thắng, trước hết cần phải chấp nhận thất bại. Chiến tranh Iraq chính là một mô hình lý tưởng cho công thức đó.
Chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq đã biến một đất nước trước đây không hề tồn tại một lực lượng khủng bố nào thành một mảnh đất lý tưởng của các lực lượng thánh chiến Hồi giáo phát triển .
Từ sau cuộc chiến Iraq, rất nhiều các chiến binh của "Thánh Alla", với chủ nghĩa cực đoan cuồng tín đã mang tư tưởng của mình reo rắc khắp thế giới - từ Mali đến Philippines. Trong những năm gần đây, lực lượng thánh chiến đó và những thế lực có chung lý tưởng đã đạt được không ít thành công trong việc hiện thực hóa các ý tưởng của Bin Laden.
Các nhà độc tài ít nhiều có tư tưởng thế tục thân Phương Tây trước kia ở Tuynidi và Ai Cập bị lật đổ trong cái gọi là "mùa xuân Arập" nhưng thay thế họ lại là các lãnh tụ Hồi giáo. Cũng chính các lãnh tụ Hồi giáo đang ngày càng trở nên mạnh hơn và có nhiều ảnh hưởng hơn ở Libi, tiến hành cuộc nổi dậy chống lại Assad ở Xiri (ở đây nên hiểu là các lực lượng Hồi giáo cực đoan chứ không phải là những người Hồi giáo nói chung).
Nếu không có cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq thì không thể có cuộc chiến tranh du kích sau đó tại nước này và những hệ lụy như chúng ta vừa đề cập ở trên .
Cùng với thực tế trên là tiến trình "biến Phương Tây thành cái bóng của chính mình". Đối với Bin Laden, tiến trình trên có hai mặt : một là phá hoại nền kinh tế của Phương Tây, nhưng vế thứ hai còn quan trọng hơn - buộc họ phải từ bỏ các giá trị (tự do, nhân quyền ....) của mình.
Giới phân tích và truyền thông đã đề cập đến nhiều khía cạnh về ảnh hưởng của cuộc phiêu lưu ở Iraq đến tình hình tài chính của Mỹ như thế nào. Tuy nhiên bản chất của vấn đề chỉ là một: ngoài khoản kinh phí khổng lồ được chi trực tiếp cho chiến tranh, xuất hiện nhu cầu chi các khoản mới cho ngân sách quốc phòng. Đối với Mỹ điều đó đồng nghĩa với việc làm tăng khoản nợ công vốn đã rất lớn của mình .
Nhưng còn một điều quan trọng hơn các con số về ngân sách - cuộc chiến ở Iraq và chủ nghĩa khủng bố ngày càng gia tăng sau đó đã buộc chính quyền Mỹ phải vi phạm các quyền và tự do công dân của chính người Mỹ (tức là phải từ bỏ các giá trị của mình trong một chừng mực nào đó - theo đúng ý của Bin Laden).
Một ví dụ, luật "National Defense Authorization Act" cho phép tổng thống Mỹ có quyền giam giữ những kẻ bị tình nghi là khủng bố vô thời hạn mà không cần phải thông qua một tòa án nào. Một số văn bản dưới luật khác còn cho phép tổng thống phán quyết "ai là phần tử khủng bố, và ai không phải là phần tử khùng bố " để sau đó ra lệnh tiêu diệt kẻ được coi là phần tử khủng bố. Đấy chỉ là một vài ví dụ điển hình trong việc phải hy sinh quyền và tự do cá nhân để đổi lấy "an ninh" mà chính quyền Mỹ bắt buộc phải thực hiện chứ trên thực tế còn rất nhiều ví dụ khác nữa.
Như vậy, nếu xét theo những tính toán của Bin Laden thì chủ nghĩa khủng bố quốc tế, không còn nghi ngờ gì nữa, cũng là một trong những người thắng trong cuộc chiến tranh Iraq.
Không quân Mỹ ném bom Bagda tháng 3/2003. Ảnh Goran Tomasevic / Reuters
Nhưng nước được hưởng thành quả nhiều nhất lại là nước cộng hòa Hồi giáo Iran. Một tổng thống là người Siai được Mỹ dựng lên ở Irắc đã trở thành một đối tác cực kỳ dễ chịu của các đại giáo chủ dòng Siai ở nước này. Từ một đối thủ vĩnh viễn, Baghdad đã trở thành đồng minh trung thành của Iran, sẵn sàng giúp các đại giáo chủ cầm quyền ở Iran trong bất cứ công việc gì, kể cả trong những việc đáng ngờ nhất.
Một dẫn chứng, rất nhiều vũ khí, đạn dược và cả các cố vấn Iran được tuồn vào Syria qua lãnh thổ và không phận của Iraq và các thương binh của quân đội chính phủ Xiri được vận chuyển theo chiều ngược lại để đưa về chữa chạy tại các bệnh viện ở Iran.
Các nhà lãnh đạo dòng Siai của Iraq (kể cả các nhà lãnh đạo các lực lượng chính trị ở các địa phương) đang dành phần lớn thời gian của mình tại Iran. Về mặt hình thức thì họ đang theo các khóa học nào đó tại Iran. Tuy nhiên, những người Sunny khẳng định rằng, chính Teheran đang đào tạo họ thành các các điệp viên cho Iran.
Nhận xét trên của người Sunny là đúng hay sai, khó có thể khẳng định chắc chắn , nhưng một điều có thể nhìn thấy được là tại các khu vực của người Siai ở Baghdad và phía nam Iraq đều treo ảnh các giáo chủ Iran và những đứa con tình thần của họ ở Iraq - như Sadra chẳng hạn. Như vậy thì ai là ông chủ thực sự hiện nay ở Iraq , chắc không cần phải bình luận.
Một nước nữa cũng hưởng lợi từ cuộc chiến Iraq , mới nghe thì rất khó tin vì nước này không hề có một đóng góp gì cho cuộc chiến - đó là Trung Quốc. Vào năm 2003, khi Mỹ mới bắt đầu chiến dịch tại Iraq, đại đa số các nhà phân tích đều cho rằng ngay sau khi kết thúc chiến dịch phần lớn lượng dầu khai thác được tại nước này sẽ được chuyển về Mỹ và các nước Phương Tây.
Bước đầu quả là như vậy, các tập đoàn dầu khí Phương Tây lớn như Exxon, Shell, BP bắt đầu thắng các cuộc đấu thầu. Tuy nhiên sau 10 năm, tình hình không sáng sủa như vậy. Hiện nay mỗi ngày các tập đoàn dầu mỏ tại Iraq khai thác khoảng 2 triệu thùng dầu, gần một nửa trong số đó được cung cấp cho Trung Quốc, chứ không phải cho Mỹ và các nước Phương Tây.
Như vậy, nếu xét tổng thể thì Trung Quốc được hưởng lợi không ít từ cuộc chiến của Mỹ. Ngoài các con số thực về khối lượng dầu, còn hai khía cạnh khác rất quan trọng đối với Trung Quốc, đó là: 1/ lâu nay Trung Quốc phải nhập một khối lượng lớn dầu mỏ từ Nga và Trung Á, nay nước này đã đa phương hóa được nguồn cung và có con bài để làm giá với Nga và các nước Trung Á . 2/ Iraq là nước có trữ lượng dầu đã thăm dò lớn thứ hai trên thế giới với 143 tỷ thùng và Trung Quốc sẽ có một nguồn cung năng lượng ổn định trong một tương lai dài hạn.
Để kết luận, dù Mỹ có đạt được mục đích nào đó trong cuộc chiến ở Irắc năm 2003 (người Mỹ nổi tiếng là thực dụng như chúng ta đã biết và không phải tự nhiên mà họ lại tiến hành cuộc chiến ở Iraq, nhưng đấy là một chủ đề khác), nhưng xét cho cùng thì người được hưởng nhiều thành quả nhất của việc lật đổ Saddam Hutxen là Iran, đối thủ nặng ký nhất của Mỹ trong thế giới Arập hiện nay.
Xuất phát từ những phân tích như trên, đại đa số các chuyên gia Mỹ cho rằng cuộc chiến ở Iraq năm 2003 là một thất bại đối với Mỹ .
4. Kịch bản tiếp theo
Nếu như giới lãnh đạo Irắc hiện nay không có những thay đổi chính sách một cách căn cơ thì tương lai của nước này không hứa hẹn một điều gì tốt đẹp. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là chính phủ Nuri al Maliki lại tiếp tục đi theo vết xe đổ của một số nước khác,- tức là lật đổ chế độ độc tài này để xây dựng một chế độ độc tài khác.
Mối đe dọa chủ yếu hiện nay đối với chính quyền N.Maliki chính là cộng đồng thiểu sô người Sunny, và công cụ chủ yếu để duy trì quyền lực (của Maliki) vẫn là bạo lực. Chính quyền thường xuyên tiến hành các cuộc bắt bớ và treo cổ, xử bắn hàng loạt những thanh niên Hồi giáo dòng Sunny với cáo buộc là họ tham gia vào các hành động khủng bố. Các phiên tòa xét xử họ được tiến hành một cách vội vã với các bản án bỏ túi, hình thức, không thuyết phục và chính vì thế mà cộng đồng người Sunny cho rằng đây là hành động khủng bố mang tính nhà nước nhằm vào họ.
Để đáp trả , rất nhiều người Sunny đã rút vào hoạt động bí mật. Những hành động khủng bố nhằm vào người Siai đã trở thành gần như chuyện thường ngày và đấy mới chỉ là một phương thức phản kháng. Còn một hình thức nữa mà người Sunny chắc chắn sẽ sử dụng là tổ chức các cuộc biểu tình đông người đòi quyền bình đẳng và chấm dứt khủng bố người Sunny.
Đến thời điểm hiện tại các cuộc biểu tình mới chỉ mới diễn ra tại một số nơi có nhiều người Sunny sinh sống ở khu vực Trung tâm và phần phía Tây của Iraq. Nhưng trong tương lai, nếu có hàng trăm nghìn người biểu tình kéo về thủ đô Batda thì bạo lực sẽ không tránh khỏi vì N.Maliki từ trước đến nay chưa hề có ý định đàm phán với lực lượng đối lập và đến lúc ấy rất khó dự đoán được kịch bản diễn biến tình hình.
Cuộc chiến tranh ở nước láng giềng Syria cũng là một nhân tố đẩy nhanh sự chia rẽ tôn giáo trong xã hội Irắc. Tình hình ở Xiri ngày càng có nhiều dấu hiệu giống Iraq mà cụ thể là những người Sunny (ở Syria) bất mãn với vị thế thấp kém của mình trong xã hội đã tiến hành cuộc nổi dậy chống lại giới lãnh đạo người Siai của Assad. Cư dân Iraq (dòng Sunny) cũng không dấu diếm sự đồng cảm của mình đối những người cùng giáo phái đang cầm súng ở nước láng giềng và điều đó đã dẫn tới hậu quả là làm gia tăng căng thẳng giáo phái ngay trong lòng Iraq. Đã có nhiều trường hợp những người Sunny Iraq tấn công các đoàn xe chở binh lính và sỹ quan quân đội Xiri trên lãnh thổ Iraq.
Hận thù tôn giáo bên trong Iraq đang nay ngày càng trở nên sâu sắc vì những hành động đàn áp của chính phủ và các ảnh hưởng từ bên ngoài. Cực kỳ khó để có thể giải quyết một cách hòa bình các hận thù và xung đột đó.
Ngoài xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc giữa người Cuốc và người Arập cũng đang bùng phát với tâm điểm đối đầu hiện nay là thành phố Kirkuk - nơi có các mỏ dầu khổng lồ. Người Cuốc và chính quyền trung ương Irắc đang tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng nhằm giành chủ quyền đối với thành phố Kirkuk và cả tỉnh Kirkuk.
Các cuộc bầu cử bình thường (kể cả các cuộc bầu cử địa phương) ở khu vực này chưa thể tiến hành được vì bên nào cũng quan ngại là bên thất cử sẽ không công nhận kết quả bầu cử và sẽ sử dụng vũ khí (Từ đầu năm đến nay, để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử vào hội đồng địa phương tại 12 tỉnh để bầu 378 đại biểu, đã có hơn 8.000 người đăng ký ứng cử nhưng 14 trong số đó đã thiệt mạng trong các vụ khủng bố hoặc bị ám sát).
Dù sao thì thành phố Kirkuk (và cả tỉnh Kirkuk) cũng không thể vĩnh viễn nằm ở trạng thái giằng co chính trị- hành chính như hiện nay. Nhận thức được điều đó, cả người Cuốc lẫn chính quyền trung ương Baghdad đều đang tích cực vũ trang và sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình bằng bất cứ biện pháp nào.
Nếu như xung đột xảy ra (điều này gần như chắc chắn), thì việc đầu tiên mà cộng đồng người Cuốc sẽ làm là tuyên bố độc lập. Sự phát triển sự kiện như vậy sẽ khuyến khích tâm lý ly khai của những người Arập dòng Sunny và cả cộng đồng người Siai ở phía nam. Nhiều khả năng Iraq sẽ tan rã và tách thành 3 cộng đồng riêng biệt - người Cuốc, người Siai và người Sunny.
Hiện tuy họ đang sống trong cùng một quốc gia nhưng điều đó chỉ mang tính hình thức đơn thuần,- không có điểm gì chung để thống nhất họ lại với nhau trong khi có rất nhiều điều chia rẽ họ.
Khả năng chia tay trong hòa bình của ba cộng đồng trên trong bối cảnh như vậy rất khó có thể xảy ra. Xác xuất nhiều hơn cả là Irắc lại bị cuốn vào một cuộc chiến tranh mới , nhưng lần này- là nội chiến.
Theo vietbao
Tàu ngầm Kilo Hà Nội chuẩn bị về Việt Nam? Hãng Itar-Tass dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tàu ngầm Kilo Hà Nội đã kết thúc những thử nghiệm cuối cùng và chuẩn bị về Việt Nam. Itar-Tass cho biết thêm, các thử nghiệm đối với tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên đóng cho Hải quân Việt Nam đã kết thúc thành công. Hiện nay tàu ngầm...