Chiến hạm Nga diễn tập cùng hải quân Mỹ, Trung Quốc
Ba tàu chiến Nga tham gia huấn luyện trên biển cùng hải quân Mỹ, Anh và Trung Quốc trong cuộc diễn tập do Pakistan tổ chức.
Nhóm tàu hải quân Nga gồm hộ vệ hạm Đô đốc Grigorovich, tàu tuần tra Dmitry Rogachev và tàu kéo cứu hộ SB-739 tham gia diễn tập trên biển AMAN 2021 do Pakistan tổ chức trên biển Arab ngày 15-16/2. Cuộc diễn tập có sự tham gia của 45 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và Trung Quốc.
Trong hai ngày diễn tập, biên đội tàu của các nước huấn luyện các khoa mục khác nhau như phối hợp đẩy lùi những cuộc tấn công từ mục tiêu nhỏ tốc độ cao, cơ động chung với đội hình hành quân theo điều lệnh, nhận hàng từ tàu tiếp liệu khi di chuyển, đối phó cướp biển và bắn đạn thật với pháo hải quân nhằm vào mục tiêu ở khoảng cách 5 km.
Chiến hạm Nga diễn tập cùng tàu hải quân 6 nước trên biển Arab, ngày 15/16-2. Video: BQP Nga .
Lực lượng không quân hải quân của các quốc gia cũng tham gia diễn tập AMAN 2021, trong đó Nga triển khai trực thăng vũ trang Ka-27PS từ hộ vệ hạm Đô đốc Grigorovich. Trong số 45 quốc gia tham gia, chỉ có 7 nước điều chiến hạm và khí tài tham gia diễn tập, số còn lại cử quan sát viên tới dự.
Mục tiêu chính của diễn tập AMAN 2021 nhằm tăng cường và phát triển hợp tác quân sự giữa các nước tham gia nhằm duy trì an ninh và ổn định trên biển, trao đổi kinh nghiệm chống cướp biển tại khu vực Ấn Độ Dương và hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Tập trận AMAN được đặt tên theo từ “an toàn” trong tiếng Arab hoặc “hòa bình” trong tiếng Urdu, phản ánh mong muốn tập hợp các quốc gia chưa có quan hệ tốt nhất lại để chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng lòng tin. Pakistan tổ chức các cuộc diễn tập chung như trên từ 2007, AMAN 2021 là sự kiện thứ 7 kể từ đó.
Tàu khu trục Mỹ áp sát Trường Sa
Khu trục hạm USS Russell tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ hôm nay ra thông cáo cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Russell "đã khẳng định các quyền và tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".
"Các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và quá mức ở Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do biển, gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do và giao thương không bị cản trở, tự do cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông", thông cáo nêu.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Russell tiến hành hoạt động thường lệ gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm nay. Ảnh: Navy .
Động thái diễn ra sau khi tàu khu trục John S. McCain của hải quân Mỹ đầu tháng này lần đầu di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hôm 9/2 cùng diễn tập ở Biển Đông nhằm tăng cường khả năng phối hợp và chỉ huy.
Mỹ phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông và cố đe dọa các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia và Philippines. Mỹ gần đây điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên hơn, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Giới quan sát nhận định hoạt động của các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông cho thấy chính quyền Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền Trump.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Covid-19 bùng phát trên tàu chiến Mỹ ở Biển Đông Ba thủy thủ trên tàu sân bay USS Roosevelt của Hải quân Mỹ triển khai ở Biển Đông được xác nhận mắc Covid-19. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (Ảnh: Reuters) Washington Post dẫn thông cáo của Hải quân Mỹ ngày 15/2 cho biết, 3 thủy thủ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, đánh dấu lần...