Chiến hạm Mỹ vào Biển Đen trước ngày bầu cử tổng thống Ukraine
Một tuần dương hạm mang tên lửa của Mỹ dự kiến sẽ tới Biển Đen vào ngày 23/5, chỉ 2 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine.
Tuần dương hạm mang tên lửa Vella Gulf của Mỹ.
Một nguồn tin ngoại giao quân đội nói với hãng tin Itar-Tass của Nga hôm 19/5 rằng tuần dương hạm mang tên lửa Vella Gulf của Mỹ sẽ tới Biển Đen để kịp cho cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào ngày 25/5.
“Theo các dữ liệu được công bố, Vella Gulf sẽ tiến hành các nhiệm vụ của bộ chỉ huy hải quân Mỹ tại khu vực phía đông của Biển Đen”, nguồn tin cho hay.
Tàu Vella Gulf dài 172 m, rộng 16 m và có thể chở 2 trực thăng đa năng. Nó được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và phòng không Aegis, các tên lửa hành trình Tomahawk, các tên lửa chống ngầm cũng như các tên lửa đất đối không Standard-2 và Standard-3.
Hoạt động trên diễn ra trong khuôn khổ một cuộc tăng cường quân sự rộng lớn hơn của các lực lượng NATO gần biên giới Nga do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Video đang HOT
Một tàu chiến khác của NATO đang có mặt trong khu vực, trong khi một tàu khu trục tàng hình của hải quân Pháp – The Surcouf – được cho là sẽ tới Biển Đen vào cuối tháng 5.
Vella Gulf và The Surcouf sẽ phối hợp hoạt động với tàu tình báo của hải quân Pháp, Dupuy de Lome, hiện đang có mặt trong vùng biển ngoài khơi thành phố cảng Varna của Bulgaria. Dupuy de Lome – được thiết kế để giám sát radar và có khả năng chặn các liên lạc, trong đó có các cuộc điện thoại và e-mail – vào Biển Đen hôm 14/5.
Vella Gulf sẽ phải rời Biển Đen trước ngày 13/6, vì theo công ước Montreux, tàu chiến từ các quốc gia không giáp Biển Đen chỉ có thể ở trong vùng biển này tối đa 21 ngày. Vella Gulf sẽ thay thế tàu chiến USS Donald Cook của Mỹ, vốn rời Biển Đen hồi cuối tháng 4.
NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự và tiến hành các cuộc tập trận ở phía đông châu Âu. Hồi đầu tháng này, liên minh đã bắt đầu cuộc tập trận tại Estonia với sự tham gia của 6.000 binh sĩ – cuộc tập trận lớn nhất như vậy kể từ năm 2003.
Nga đã lên án các hành động của NATO, gọi đó là sự khiêu khích và không đóng góp cho việc bình thường hóa tình hình ở Ukraine.
Ukraine sẽ tiến hành cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25/5 tới nhằm tìm ra người thay thế Tổng thống Viktor Yanukovych, vốn bị lật đồ hồi tháng 2/2014. Khoảng 36 triệu cử tri dự kiến sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này.
Theo Dân Trí
Thái Lan trước ngưỡng cuộc khủng hoảng chính trị mới
Ngày 15/5, Ủy ban Bầu cử (EC) của Thái Lan kêu gọi hoãn cuộc Bầu cử Quốc hội, dự kiến diễn ra vào ngày 20/7 tới, sau khi xảy ra vụ tấn công bằng súng và lựu đạn nhằm vào người biểu tình chống Chính phủ tại Thủ đô Bangkoklàm ít nhất 3 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
Quốc gia Đông Nam Á này vẫn chưa bình yên.
Trong bối cảnh cả Chính phủ tạm quyền và phe đối lập tại Thái Lan đều kiên trì quan điểm của mình, những căng thẳng trên chính trường Thái Lan rất có thể đưa nước này bước vào cuộc khủng hoảng chính trị mới.
Trong một tuyên bố, Uỷ ban Bầu cử Thái Lan kêu gọi hoãn cuộc Bầu cử Quốc hội dự kiến tổ chức vào ngày 20/7. Ông Somchai Srisuthiyakorn - một thành viên Uỷ ban Bầu cử Thái Lan cho biết: "Cuộc bầu cử có thể sẽ không diễn ra vào ngày 20/7. Chúng tôi vẫn chưa ấn định khoảng thời gian tổ chức bầu cử. Câu hỏi là khi nào cuộc bầu cử diễn ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là việc khi nào chúng tôi nói chuyện với Chính phủ để ấn định một ngày tổ chức cuộc bầu cử và cả việc Uỷ ban Bầu cử sẽ định ra ngày bầu cử như thế nào trong khi Uỷ ban Bầu cử và Chính phủ vẫn chưa thảo luận".
Tuyên bố này được đưa ra sau khi các vụ đụng độ tại Thái Lan tiếp tục leo thang. Theo cảnh sát Thái Lan, có 2 quả lựu đạn M79 ném vào địa điểm biểu tình tại khu Tưởng niệm dân chủ, tiếp sau đó có nhiều tiếng súng nổ. Hiện chưa rõ danh tính những đối tượng thực hiện vụ tấn công. Như vậy, số người thiệt mạng vì các vụ tấn công bằng súng và lựu đạn trong chiến dịch kéo dài 6 tháng qua của Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) chống chính phủ lên 27 người và số người bị thương lên hàng trăm.
Sau vụ tấn công, hàng trăm người biểu tình đã xông vào một căn cứ không quân ở phía Bắc Thủ đô Bangkok, nơi Chính phủ đang có cuộc họp với các quan chức bầu cử để ấn định ngày tiến hành cuộc bỏ phiếu mới. Đám đông đã vượt qua hàng rào cảnh sát và tràn vào sân căn cứ này khiến cuộc họp bị hoãn và quyền Thủ tướng Niwatthamrong đã phải dời đi nơi khác.
Trong khi đó, khi phe Áo đỏ ủng hộ Chính phủ của Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống độc tài (UDD) cũng đã tập trung ở ngoại ô phía Tây Bangkok và sẵn sàng tràn vào Thủ đô. Thủ lĩnh Mặt trận Dân chủ chống độc tài Jatuporn Prompan tuyên bố: "Ông Suthep Thaugsuban đã đi quá xa. Không thể đàm phán với ông ta được nữa. Ông ta cho rằng, Thủ tướng không cần phải do nhân dân bầu, nhưng chúng tôi tin rằng dân chủ là tương lai của Thái Lan. Vì vậy, nguyên tắc của chúng tôi là cạnh tranh trực tiếp".
Mặc dù Chính phủ tạm quyền chưa xác định được danh tính kẻ thực hiện vụ tấn công, nhưng những tuyên bố và hành động gần đây của các nhóm ủng hộ và chống Chính phủ tạm quyền khiến dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu bạo lực, thậm chí là nguy cơ nội chiến ở đất nước này. Nhận định trên càng có cơ sở khi các điều tra mới đây cho thấy, cả hai phe biểu tình ủng hộ lẫn phản đối Chính phủ đều có vũ khí trong tay.
Vụ xung đột bắt nguồn từ những khác biệt trong quan điểm giữa Chính phủ tạm quyền và phe chống Chính phủ. Chính phủ tạm quyền cho rằng, một cuộc Tổng tuyển cử sẽ là cách tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng đang đe dọa đẩy nền kinh tế Thái Lan rơi vào suy thoái và tiến gần hơn tới nguy cơ nội chiến.
Trong khi đó, lực lượng biểu tình chống Chính phủ đòi bổ nhiệm một Thủ tướng không qua bầu cử. Thậm chí đêm 14/5, thủ lĩnh Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân Suthep Thaugsuban tuyên bố, nếu đến hôm 16/5 mà Thượng viện không bổ nhiệm một Chính phủ lâm thời thay thế chính quyền hiện tại thì Ủy ban Cải cách Dân chủ nhân dân sẽ "giành quyền lực" và lập "Hội đồng Nhân dân" để điều hành đất nước.
Theo các nhà phân tích, ngoài việc tiến hành các cuộc biểu tình đường phố, phe đối lập cũng đang cố gắng loại bỏ chính phủ tạm quyền bằng các công cụ pháp lý. Ông Yuttaporn Issarachai, Hiệu trưởng Trường Khoa học Chính trị tại Đại học Sukhothai Thammathirat ở thành phố Nonthaburi nhận định: "Lần này, phe đối lập khó có thể đạt được mục tiêu của mình thông qua một cuộc đảo chính quân sự như trước đây. Do vậy, những người biểu tình đã chọn cách từng bước từng bước một thông qua một cuộc đảo chính tư pháp. Đây chính xác là những điều mà họ đang thực hiện".
Còn ông Virot Aree, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Thammasat ở Thủ đô Bangkok cho rằng, nếu Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) Thái Lan ra những quyết định chống lại Chính phủ tạm quyền thì các thành viên trong Chính phủ tạm quyền có thể buộc phải từ chức: "Tại thời điểm này, ông Niwatthamrong được làm Thủ tướng tạm quyền. Nhưng vẫn phải chờ đợi để xem Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia sẽ làm gì tiếp theo. Có thể có các thành viên nội các khác trong Chính phủ tạm quyền có liên quan đến các chương trình hỗ trợ giá lúa gạo của Chính phủ và họ có thể bị buộc phải từ chức".
Như vậy, hơn một tuần đã trôi qua kể từ khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra quyết định phế truất chức Thủ tướng tạm quyền của bà Yingluck Shinawatra, quốc gia Đông Nam Á này vẫn chưa bình yên./
Theo VOV
Phe nổi dậy tự đầu hàng, Assad đã thắng? Sự kiện phe nổi dậy Syria tự từ bỏ Homs - một thành phố vốn được xem là "thủ phủ của cuộc cách mạng" là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy, giấc mơ lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad của họ có vẻ như đang thất bại. Phe nổi dậy dường như đang tự đầu hàng và ông Assad tiến ngày một...