‘Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran’
Phó đô đốc Ali Fadavi tuyên bố: ” Lực lượng hải quân của Mỹ khi bước chân vào Vịnh Ba Tư phải tuân thủ luật chơi do các tàu cao tốc của Iran quy định”.
Tuyên bố này ám chỉ rằng, Iran rất tự tin trước sức mạnh của lực lượng hải quân trên vùng biển được xem như sân nhà, sát vách lãnh thổ của mình trước bất cứ đối thủ nào, dù mạnh như Mỹ. Bình luận của Phó đô đốc Ali Fadavi được đưa ra khi tư lệnh Iran đến tỉnh Hormozgan tham gia một sự kiện của hải quân nước này. “Dù là siêu cường quân sự, Mỹ vẫn sợ các tàu cao tốc của Iran vì họ biết rằng các tàu có kích thước nhỏ, đôi khi chỉ dài vài mét thôi nhưng có khả năng huỷ diệt rất mạnh, chúng có thể tiêu diệt vài tàu chiến cỡ lớn, dài hàng trăm mét bất cứ lúc nào” – vị chỉ huy hải quân Iran cho hay. Trong giai đoạn từ 1980 đến 1988, Iran đã phát động một loạt các chương trình phát triển sức mạnh quân sự trong bối cảnh Hoa Kỳ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chống nước này. Từ năm 1992, quân đội Iran đã bắt đầu sản xuất xe tăng, xe bọc thép chở quân, tàu chiến, tên lửa nội địa để củng cố sức mạnh quân sự của.
Iran được xem là có khả năng kiểm soát toàn bộ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng đi qua Eo biển Hormuz.
Năm 2014, Hải quân Iran đã được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa Qader do nước này tự nghiên cứu chế tạo.
Đáng chú ý, loại tên lửa hành trình này có thể được trang bị cho các tàu tên lửa cao tốc mà Hải quân Iran hiện nay đang rất chú trọng và tâm đắc.
Video đang HOT
Bình luận của Phó đô đốc Ali Fadavi về khả năng và sức mạnh của các biên đội tàu cao tốc cỡ nhỏ mang tên lửa hành trình tấn công của Iran là một nhận định hết sức đáng chú ý.
Tên lửa hành trình Qader.
Bỏ qua những câu chữ, lời nói thể hiện sự tự hào, phô trương sức mạnh của vị tư lệnh Hải quân Iran, có thể nhận thấy, Tehran rất chú trọng đến việc phát triển các loại vũ khí, phương tiện nhỏ, gọn nhưng uy lực tấn công mạnh, có khả năng hoạt động linh hoạt để chống lại những chiến hạm, vũ khí lớn hơn của đối phương trong trường hợp có chiến tranh, xung đột.
Đó cũng là chiến thuật dùng ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh mà chỉ có một số ít quân đội có thể làm được.
Sức mạnh kỹ thuật quân sự là yếu tố quan trọng nhưng để quyết định được hiệu quả sử dụng các loại vũ khí hiện đại đó phải do con người.
Trong hoàn cảnh nào đi nữa, việc vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn các chiến thuật tưởng chừng như lỗi thời, lạc hậu cộng với biết tận dụng “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” và có chính nghĩa, động lực và quyết tâm cao thì việc giành chiến thắng trước những đối thủ mạnh hơn cũng là điều hoàn toàncó thể xảy ra bởi điều này đã từng được chứng minh trong nhiều cuộc chiến dấu mốc trong lịch sử.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Philippines vẫn muốn mua thêm tàu chiến yếu xìu của Mỹ
Nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa lực lượng hải quân Philippines đang tính tới khả năng mua thêm một tàu chiến lớp Hamilton đã qua sử dụng từ Mỹ.
Nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa lực lượng hải quân Philippines đang tính tới khả năng mua thêm một tàu chiến lớp Hamilton đã qua sử dụng từ Mỹ.
Thông tấn xã PNA ho biết, Hải quân Philippines đang quan tâm tới việc mua lại các tàu chiến lớp Hamilton đã ngưng hoạt động của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ.
Thông tin này được công bố trong một cuộc phỏng vấn của PNA với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Fernando Manalo, ông này cũng là người đứng đầu chương trình mua sắm và hiện đại hóa quân đội của Philippines.
Theo đó, Manila đang có kế hoạch mua lại tàu chiến USCGC Boutwell - một trong 12 chiếc lớp Hamilton của lực lượng Bảo vệ Bờ Biển Mỹ đã ngưng hoạt động và sẽ được thay thế bằng các lớp tàu khác hiện đại hơn. Cũng theo Thứ trưởng Manalo, tàu USCGC Boutwell là đề xuất tốt nhất mà Bộ Quốc phòng Philippines có được trong thời điểm hiện tại, trong khi đó hải quân nước này cũng quan tâm đến việc mua lại tàu tuần duyên này.
Tàu chiến BRP Gregorio Del Pilar của Hải quân Philippines.
Hiện tại Hải quân Philippines đang có trong trang bị hai tàu chiến lớp Hamilton mua lại từ lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và chúng đều đã được nâng cấp hệ thống vũ khí gồm tàu BRP Gregorio Del Pilar và BRP Ramon Alcaraz. Cả hai tàu này đều hoạt động tại vùng biển phía Tây Philippines vốn đang có tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia láng giềng.
Các tàu chiến lớp Hamilton của Philippines được trang bị hệ thống vũ khí khá hạn chế gồm pháo hạm Oto Melara 76mm, cùng hệ thống vũ khí phòng vệ cỡ nhỏ. Tuy nhiên chúng được thiết kế để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có bãi đáp dành cho máy bay trực thăng hải quân.
Ngoài nhiệm vụ chính tuần tra và bảo vệ bờ biển các tàu tuần duyên lớp Hamilton còn là nơi đào tạo sĩ quan và thủy thủ Philippines làm quen với các loại tàu chiến thế hệ mới, nhất là trước khi nước này chuẩn bị tiếp nhận các tàu đổ bộ SSV hay các tàu khu trục mang tên lửa trong vòng hai năm tới.
Tàu chiến cỡ lớn lớp Hamilton có lượng giãn nước 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m, nó được trang bị hai động cơ đẩy diesel Fairbanks-Morse 38TD8-1 có công suất 7.000 mã lực cho mỗi chiếc giúp cho nó có thể đạt tới vận tốc tối đa lên tới 29 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của các tàu Hamilton khoảng 16.000km với dự trữ hành trình 45 ngày cùng thủy thủ đoàn 167 người.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
172.000 tàu dân sự Trung Quốc được tập huấn 'tác chiến' Bà Shannon Tiezzi, đại sứ của Mỹ tại Trung Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc vừa phê chuẩn một kế hoạch đảm bảo các tàu dân sự có thể hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự của lực lượng hải quân Trung Quốc trong giai đoạn khủng hoảng. Theo bài viết trên trang The Diplomat, việc tuyển dụng các tàu dân...