Chiến hạm Mỹ sẽ tự phải rời Biển Đen
Hãng Reuters dẫn lời người đứng đầu Hải quân Mỹ nhấn mạnh, chiến hạm USS Porter sẽ tiếp tục ở lại Biển Đen để ngăn chặn cuộc xâm lược tiềm tàng.
Chiến hạm Mỹ sẽ tự rời Biển Đen
Tuyên bố này được ông Ray Mabus tuyên bố trên hãng tin Reuters ngày 17/6: “Chúng sẽ hiện diện tại Biển Đen, sẽ ngăn chặn…các cuộc xâm lược tiềm tàng”.
Tuyên bố của người đứng đầu Hải quân Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Nga chỉ trích sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ tại Biển Đen rằng chỉ làm bất ổn thêm tình hình khu vực và Moskva tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả sau khi khu trục hạm tên lửa USS Porter (DDG-78) vẫn hiện diện tại Biển Đen.
Theo Vụ trưởng Vụ Hợp tác châu Âu của Bộ Ngoại giao Nga, ông Andrey Kelin: “Thỉnh thoảng tàu Mỹ lại vào Biển Đen”, và “Tất nhiên, chúng tôi không hoan nghênh, và không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi buộc phải đưa biện pháp phản ứng”.
Theo tuyên bố của Hải quân Mỹ, việc USS Porter đi vào Biển Đen hôm 6/6 nhằm thực hiện kế hoạch hành động trong khuôn khổ chiến dịch “Quyết tâm Đại Tây Dương” của khối NATO, bao gồm nhiều hoạt động thăm viếng, tập trận.
Động thái này nhằm chứng minh cam kết của Mỹ về an ninh tập thể với đồng minh NATO và hỗ trợ các đối tác của Washington ở châu Âu. Và bất chấp vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Nga, hiện tại chiến hạm USS Porter vẫn được Mỹ duy trì tại Biển Đen.
Chiến hạm USS Porter (DDG-78) tiến vào Biển Đen.
Video đang HOT
Theo quy định của Công ước Montreux 1936, tàu thuyền của các nước không phải ở Biển Đen sẽ chỉ được lưu trú không quá 21 ngày. Chính vì vậy, USS Porter thường xuyên ra vào Biển Đen để lách luật. Đợt hoạt động gần đây nhất của khu trục hạm này là vào cuối tháng 10/2015.
Tính từ thời điểm tàu USS Porter vào Biển Đen hôm 6/6 đến nay (ngày 18/6) mới được tổng cộng 12 ngày. Vì vậy, dù Nga có đưa ra phản ứng cứng rắn đến đâu thì đây chắc chắn chưa phải là thời điểm chiếc tàu này rời khỏi Biển Đen.
Và theo Công ước Montreux, trước khi kết thúc tháng 6/2016, không cần Nga lên tiếng, chiến hạm Mỹ cùng buộc phải rời khỏi Biển Đen và điều này không phải là Nga không biết.
Vậy đâu là lý do khiến Nga có phản ứng gay gắt như vậy? Theo truyền thông phương Tây, phản ứng của Nga có thể đơn thuần chỉ là do quan ngại trước sức mạnh cơ bắp của con tàu này xuất hiện trong thời điểm “nhạy cảm” này.
Nga mất dần vị thế tại Biển Đen
Thực tế với vị trí đặc biệt, từ lâu Biển Đen đã được ví như sân sau của Nga. Tuy nhiên thời gian gần đây, NATO, Mỹ cũng như các nước trong khu vực đã gia tăng sự hiện diện của mình tại đây. Giới phân tích cho rằng, biển Đen hiện nay dường như không còn là đất diễn, nơi phô trương thanh thế và sức mạnh của Nga.
Hồi tháng 2 vừa qua, khi chủ trì cuộc họp các Bộ trưởng 28 nước thành viên Khối đồng minh quân sự này ở Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở phía đông Địa Trung Hải và Biển Đen.
Đồng thời ông Stoltenberg cũng cho biết, NATO có kế hoạch triển khai quân ở Đông Âu và các nước Baltic. “Việc tăng cường và mở rộng tiềm lực ở Biển Đen là cách mà NATO gia tăng sự hiện diện tuyến đầu của liên minh, nhằm đảm bảo khả năng tăng cường sức mạnh, nguồn lực của khối và tiến hành hoạt động giám sát tình báo trong khu vực này”, ông Stoltenberg khẳng định.
Cùng với NATO, Mỹ cũng đang tăng cường các hoạt động kiểm soát tại khu vực này khiến Moskva vô cùng lo ngại. Mới đây, hôm 10/6, truyền thông Nga đưa tin tàu khu trục hải quân Mỹ USS Porter tiến vào Biển Đen từ vài ngày trước trong một đợt điều động định kỳ.
Nga gọi đây là động thái gây sự bởi Mỹ gần đây đã triển khai một hệ thống tên lửa ở châu Âu. Giới chức hải quân Mỹ ngày 8/6 cho biết Washington còn điều hai tàu sân bay đến Địa Trung Hải trong tháng để cân bằng các hoạt động quân sự của Nga.
“Tất nhiên, chúng tôi không chấp thuận điều này và nó chắc chắn sẽ dẫn đến các biện pháp đáp trả”, ông Andrei Kelin, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga nói.
Trước đó, hôm 4/4, tàu khu trục Mỹ USS Jason Dunham đã đi qua Bosporus và tiến vào Biển Đen. Theo thông báo, tàu này ở lại Biển Đen cho đến ngày 14/4 và sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ đến thăm thành phố cảng Odessa của Ukraine.
Vào đầu tháng 3 năm nay, 6 tàu chiến của NATO đã tham gia vào các cuộc tập trận hải quân ở biển Đen. Chiến dịch do Mỹ dẫn đầu bao gồm các cuộc tập trận, huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Chiến hạm Mỹ có phạm luật khi vào Biển Đen?
Nga tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả sau khi khu trục hạm tên lửa USS Porter (DDG78) của Hải quân Mỹ tiến vào Biển Đen hôm 6/6.
RIA Novosti dẫn tuyên bố của Vụ trưởng Vụ Hợp tác châu Âu của Bộ Ngoại giao Nga, ông Andrey Kelin: "Thỉnh thoảng tàu Mỹ lại vào Biển Đen", và "Tất nhiên, chúng tôi không hoan nghênh, và không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi buộc phải đưa biện pháp phản ứng".
Theo tuyên bố của Hải quân Mỹ, việc USS Porter đi vào Biển Đen hôm 6/6 nhằm thực hiện kế hoạch hành động trong khuôn khổ chiến dịch "Quyết tâm Đại Tây Dương" của khối NATO, bao gồm nhiều hoạt động thăm viếng, tập trận.
Động thái này nhằm chứng minh cam kết của Mỹ về an ninh tập thể với đồng minh NATO và hỗ trợ các đối tác của Washington ở châu Âu. Vậy Mỹ có phạm luật khi cho khu trục hạm mạnh nhất của mình vào Biển Đen tại thời điểm quan hệ Nga - phương Tây không mấy "mặn nồng"?
Khu trục hạm USS Porter tiến vào Biển Đen hôm 6/6.
Theo quy định của Công ước Montreux 1936, tàu thuyền của các nước không phải ở Biển Đen sẽ chỉ được lưu trú không quá 21 ngày. Chính vì vậy, USS Porter thường xuyên ra vào Biển Đen để lách luật. Đợt hoạt động gần đây nhất của khu trục hạm này là vào cuối tháng 10/2015.
Theo truyền thông phương Tây, việc Nga tuyên bố sẽ đáp trả Mỹ vì chuyến "viếng thăm" Biển Đen của USS Porter có thể do Nga quan ngại trước sức mạnh cơ bắp và nhiệm vụ con tàu này có thể làm được. Tuy nhiên, theo nhận định của chính tạp chí National Interest, chỉ một chiếc tàu Aegis sẽ không thể đe dọa ai và khó có thể làm điều gì khác biệt tại Biển Đen.
Tạp chí Mỹ cho biết, hệ thống Aegis trên USS Porter là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo, gồm: Hệ thống radar AN/SPY-1, tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa chính của hệ thống Aegis.
Đây là một hệ thống radar mạng pha đa chức năng, có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn hướng pha giữa cho tên lửa đánh chặn SM. Radar AN/SPY-1 được xem là trung tâm của hệ thống chiến đấu Aegis.
Radar AN/SPY-1 vừa có thể chiếu xạ mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn cùng lúc, tuy nhiên, để phát huy năng lực đánh chặn, hệ thống chiến đấu Aegis thường kết hợp hai tàu chiến với nhau, hoặc một tàu tuần dương hạm Ticonderago với một tàu khu trục Arleigh Burke.
Radar AN/SPY-1 của một trong hai tàu chiến sẽ đảm được nhiệm vụ chiếu xạ mục tiêu, radar còn lại sẽ đảm đương nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. Hệ thống liên lạc vệ tinh sẽ đảm đương công việc kết nối hai tàu chiến với nhau nhằm đảm bảo hệ thống vận hành một cách chính xác nhất.
Chính vì vậy, chỉ một mình tàu USS Porter hiện diện tại Biển Đen lúc này chỉ mang ý nghĩa phô trương sức mạnh chứ không hề mang ý nghĩa răn đe thực tế trước đối thủ của Mỹ, National Interest nhận định.
Theo_Báo Đất Việt
Nga mất độc diễn Biển Đen Biển Đen dường như không còn là đất diễn của Nga. NATO, Mỹ và các nước đang tích cực tăng cường sự hiện diện của mình tại đây. Nga cảnh cáo NATO không thiết lập hải quân trên Biển Đen Ngày 15/6, truyền thông Nga dẫn lời ông Andrei Kelin, quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moskva lo...