Chiến hạm Mỹ dựa vào tên lửa nước ngoài để ra oai
Theo Hải quân Mỹ, sắp tới siêu hạm ven bờ (LCS) của lực lượng này sẽ được trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do Na Uy sản xuất.
Thông tin này được trang Tin tức Quốc phòng Mỹ cho biết, tuy nhiên trước khi được trang bị chính thức, tàu LCS của Mỹ phải tiến hành các cuộc thử nghiệm để kiểm tra độ tương thích giữa lớp tàu chiến này và tên lửa NSM cũng như khả năng của loại tên lửa này.
Theo kế hoạch, tàu tuần duyên tàng hình USS Coronado sẽ bắn thử 1 quả tên lửa NSM do Công ty Kongsberg Na Uy sản xuất tại căn cứ hải quân Point Mugu, bang California.
Tên lửa NSM được thiết kế để nhận dạng mục tiêu qua lớp tàu. Khi khai hỏa từ một bệ phóng trên boong, nó sử dụng đầu dò hình ảnh hồng ngoại để nhận dạng mục tiêu và tận dụng khả năng cơ động cao cùng cơ chế bay lướt trên mặt biển để tránh hệ thống phòng thủ trên tàu đối phương và tấn công, Gary Holst, giám đốc cao cấp phụ trách Tác chiến Mặt biển của công ty Kongsberg, nói.
Tên lửa NSM có khả năng bay siêu nhanh đủ để đánh bại “hệ thống phòng thủ cuối cùng” trên tàu chiến đối phương. “Một trong số các tính năng nổi bật của tên lửa này là khả năng tránh hệ các thống phòng thủ ở giai đoạn cuối nhờ trang bị radar dò thụ động, các công nghệ tàng hình và khả năng cơ động. Đặc biệt, nó được thiết kế để chuyên tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt”, đại diện nhà sản xuất cho biết.
Hệ thống Vũ khí Phòng thủ Tầm gần (CIWS) của đối phương là lớp hỏa lực bảo vệ cuối cùng, có thể khai hỏa hàng nghìn viên đạn trong thời gian cực ngắn để đánh chặn, làm chệch hướng hoặc phá hủy tên lửa đang bay tới. Tên lửa NSM được thiết kế để đánh bại các vũ khí phòng thủ này nhờ khả năng cơ động nhanh giúp nó tránh bị đánh chặn và tiếp tục tấn công mục tiêu.
Vũ khí này được thiết kế cấu hình tàng hình để tránh bị các hệ thống radar trên tàu địch phát hiện và sử dụng cơ chế bay lướt sát mặt biển hơn bất kỳ tên lửa nào hiện nay, Holst nói. “Nó được thiết kế để đối phó các hệ thống CIWS tối tân. Tên lửa NSM là một vũ khí có tốc độ hành trình cận âm có khả năng bay vòng chuyển hướng. Khi chuyển hướng, đầu dò ảnh hồng ngoại của nó vẫn được duy trì nằm ngang ổn định và bám bắt mục tiêu”.
Phiên bản bắn bằng xe trên mặt đất đã trang bị cho Quân đội Ba Lan. Phiên bản bắn bằng máy bay trực thăng đang nghiên cứu phát triển. Công ty Kongsberg vừa tuyên bố, họ còn đang nghiên cứu phát triển phiên bản phóng từ tàu ngầm cỡ nhỏ. Hiện công ty Kongsberg luôn coi Hải quân Mỹ là khách hàng tiềm năng của tên lửa NSM và tích cực chào bán.
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm lần này Hải quân Mỹ sẽ tính đến khả năng mua tên lửa NSM để trang bị cho tàu tuần duyên lớp LCS. Nếu kế hoạch này được thực hiện, tàu tuần duyên lớp LCS sẽ sở hữu sức mạnh có thể khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ.
Bởi LCS đã được mệnh danh là tầu chiến “hấp dẫn nhất” của Hải quân Mỹ. Đây cũng là tàu chiến kiêm tàu sân bay hạng nhẹ, có thiết kế ba thân đầu tiên của Mỹ. LCS có boong rất rộng, đủ sức chứa hai trực thăng Seahawk SH-60, nhiều máy bay trinh sát hoặc một trực thăng CH-53 Sea Stallion. Bong tàu còn có 4 làn khác nhau, chứa được nhiều đơn vị xe thiết giáp Stryker, Humvees và binh lính.
Video đang HOT
Ngoài tên lửa NSM, lớp tàu LCS còn được trang bị hệ thống vũ khí bao gồm: Súng máy Mk 110 cỡ nòng 57 mm của BAE System; 4 súng máy caliber 50 (bố trí 2 trước, 2 sau); bệ phóng tên lửa Evolved SeaRam 11. Súng Mk 110 cỡ nòng 57 mm dựa trên pháo dành cho Hải quân 57mm Mk3 của Thụy Điển. Pháo hoàn toàn tự động được liên kết với một hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Tốc độ bắn một loạt 220 viên/phút.
Theo_Báo Đất Việt
Singapore nhìn vũ khí Đông Nam Á bằng một mắt?
Singapore mua hàng loạt vũ khí tối tân của nhiều nước, chi mạnh tay cho quốc phòng để thực hiện chiến lược 'con nhím'.
Lo vì Trung Quốc
Tiến sĩ Wu Shang-su, chuyên gia nghiên cứu quốc tế của Đại học công nghệ Nanyang Singapore (NTU), mới đây có bài viết trên trang tin ISN (Thụy Sĩ) đánh giá về vũ khí của các nước Đông Nam Á.
Với tựa đề "Vũ khí lạc hậu ảnh hưởng đến khả năng tác chiến ở Đông Nam Á", tác giả cho rằng các nước trong khu vực không có khả năng đối phó mạnh mẽ với một Trung Quốc đang vươn lên do sở hữu các loại vũ khí lạc hậu.
Theo tác giả, nhờ đầu tư mạnh tay và quy mô cho các lực lượng vũ trang tương đối nhỏ nên Singapore và Brunei có thể tiếp tục quản lý tốt vòng đời của trang thiết bị quân sự của mình.
Xe tăng lội nước PT-76 của Indonesia
Nhưng hầu hết quân đội các nước Đông Nam Á khác đang đối mặt với nguy cơ vũ khí lạc hậu ở các mức độ khác nhau do đa số các loại vũ khí này đều được để lại từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đã hiện đại hóa một số thiết bị phòng thủ một cách có chọn lọc, như máy bay chiến đấu, tàu ngầm... song quân đội các nước này vẫn đang vận hành nhiều thiết bị đã lạc hậu, đặc biệt là các hệ thống vũ khí mặt đất.
Indonesia vẫn duy trì một số xe chiến đấu Ferret và tăng lội nước PT-76 từ thời kỳ Konfrontasi (xung đột giữa Indonesia và Malaysia thời kỳ 1963-1966). Malaysia vẫn giữ khẩu pháo OTO model 56 từ những năm 50. Thái Lan vẫn duy trì loại xe tăng hạng nhẹ M-41 từ thời chiến tranh Triều Tiên.
Xe tăng M-41 của Thái Lan
Đánh giá về Việt Nam, tác giả cho rằng Việt Nam chưa có bất kỳ hệ thống vũ khí mặt đất nào mới kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tạo ra khoảng cách về năng lực và loại bỏ các hệ thống vũ khí lỗi thời dễ bị tổn thương. Dẫn chứng như đối với các loại vũ khí trên không, các loại vũ khí ngoài tầm nhìn (BVR) kết hợp với hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS) khiến cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba rất dễ bị tổn thương.
Trên biển, tên lửa chống tàu tầm xa kết hợp với các radar giám sát vượt đường chân trời sẽ khiến các tàu chiến với hệ thống pháo/tên lửa phòng thủ lạc hậu rơi vào tình huống rất nguy hiểm.
Trên mặt đất, các xe vũ trang không có lớp áo giáp bảo vệ hoặc các thiết kế hiện đại khác thì sẽ dễ dàng trở thành "quan tài sắt" nếu đối thủ có vũ khí chống tăng.
Pháo tầm ngắn không có khả năng định vị nhanh chóng và tính di động cao nên sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi các cuộc tấn công trả đũa.
Các thiết bị cũ kỹ thiếu kết nối mạng sẽ là trở ngại lớn trong việc khớp lệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả chiến đấu.
Bên cạnh đó, hệ thống lỗi thời thường làm tăng gánh nặng hậu cần của lực lượng vũ trang, khiến các lực lượng luôn phải trong tư thế sẵn sàng, nâng cao cảnh giác và lo lắng về độ an toàn của các vũ khí.
Tác giả nhận định, ngân sách quốc phòng của các nước Đông Nam Á bị thu hẹp đáng kể sau Chiến tranh Lạnh kết thúc vì khu vực này có được một bầu không khí tương đối hòa bình và tập trung cho các lĩnh vực quan trọng khác, như giáo dục, y tế, an sinh xã hội...
Xe tăng Leopard-2 của Singapore
Dù kinh tế Đông Nam Á đang phát triển mạnh và ngân sách quốc phòng tăng nhưng các quốc gia trong khu vực hầu như vẫn chưa hiện đại hóa quân sự toàn diện.Việc hiện đại hóa các hệ thống vũ khí một cách có chọn lọc dựa trên các ưu tiên chiến lược đã trở thành phổ biến tại khu vực này.
Tác giả Wu Shang-su cho rằng mặt tích cực của kho vũ khí lạc hậu ở Đông Nam Á là các nước trong khu vực không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, hoặc ít nhất là ngăn chặn chạy đua vũ trang.
Tuy nhiên, khi đối mặt với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, các kho vũ khí lạc hậu là một lỗ hổng lớn và có thể đặt các nước Đông Nam Á vào một vị trí thấp hơn trong đàm phán với Bắc Kinh về nhiều vấn đề liên quan và tiếp tục là một điểm yếu của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
Chiến lược con nhím của Singapore
Singapore đang được coi là một "chú hổ con có tiếng gầm lớn" về mặt quân sự. Với dân số chỉ khoảng 5,6 triệu người (tương đương 1/4 dân số thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc) và GDP đạt 260 triệu USD (tương đương Phần Lan hoặc Chile), Singapore lại đứng thứ 5 thế giới về nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn 2007-2011.
Trong giai đoạn này, chỉ có Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Hàn Quốc là chi nhiều tiền để mua vũ khí hơn Singapore, theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Trực thăng vận tải của Singapore
Trong khi đó, tính theo thu nhập bình quyền đầu người, chi phí mua vũ khí của Singapore chỉ đứng sau Mỹ, Israel và Kuwait.
Chi tiêu quốc phòng của Singapore năm 2013 đạt trên 10 tỷ USD năm 2014 và sẽ nâng lên 15 tỷ USD tới năm 2020.
Một quốc gia Đông Nam Á láng giềng của Singapore là Malaysia với dân số gấp hơn 5 lần chỉ có ngâm sách quốc phòng hàng năm "khiêm tốn" 5 tỷ USD.
Giới phân tích đánh giá việc Singapore chi mạnh tay cho quốc phòng phần lớn do yếu tố lịch sử khi nước này giành độc lập vào năm 1965.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nói: "Trong một thế giới mà cá lớn nuốt cá bé, cá bé ăn tôm nhỏ thì Singapore phải trở thành một con tôm độc".
"Người Cha" của Singapore luôn lo ngại trong trường hợp xảy ra xung đột, một Singapore tí hon có thể bị dày xéo.
Giới phân tích quân sự cũng đồng tình với lo ngại này và cho rằng Singapore không có lãnh thổ để rút lui và tập hợp lại quân đội. Chính vì vậy, Singapore cần thực thi chính sách "cân bằng ngăn chặn" hơn là "phòng thủ" như Israel.
Đặc nhiệm hải quân Singapore
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi còn là một tướng quân đội từng nói vào năm 1984 rằng: "Tôi có thể không hủy diệt hoàn toàn anh nhưng anh sẽ phải trả giá cao để chinh phục tôi, và anh có thể sẽ không thành công".
Từ những năm 1980, Singapore đã chuyển từ chiến lược "tôm độc" sang chiến lược "con nhím" với mục tiêu đủ khả năng gây ra những tổn thất không thể chịu đựng nổi đối với kẻ thù tiềm tàng. Để thực hiện chiến lược, Singapore bắt đầu nhập khẩu những hệ thống vũ khí hiện đại từ Mỹ.
Theo các đánh giá khác nhau, lực lượng vũ trang Singapore hiện có binh lực từ 60.000-72.000 quân và lực lượng dự bị khoảng 500.000 người.
Tàu ngầm của hải quân Singapore
Về vũ khí, Singapore hiện có hơn 200 xe tăng, hơn 2.000 xe chiến đấu bộ binh, 48 pháo tự hành, 262 pháo kéo và 18 hệ thống pháo phóng loạt.
Không quân Singapore cũng rất mạnh với 262 máy bay, trong đó có 119 tiêm kích/đánh chặn, 119 máy bay tấn công cánh cố định, 63 máy bay vận tải, 45 máy bay huấn luyện, 71 trực thăng với 17 chiếc tấn công.
Hải quân Singapore hùng hậu với 40 tàu chiến các loại, đáng chú ý có 6 tàu ngầm, 6 khinh hạm và 4 tàu đổ bộ cỡ lớn.
Ngoài các vũ khí hiện đại của Mỹ như F-15, F-16, các hệ thống pháo, Singapore còn mua nhiều vũ khí hiện đại khác như xe tăng Leopard-2 của Đức, tăng hạng nhẹ AMX-13 của Pháp, các tàu chiến lớp Formidable của Pháp, tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển, máy bay không người lái của Israel...
Singapore là một trong số ít các nước đặt mua F-35
Singapore hiện nằm trong số ít các quốc gia đặt mua máy bay chiến đấu đang năng tàng hình thế hệ 5 F-35 và sở hữu phi đội trực thăng tấn công AH-64D Longbow hùng hậu.
Trang Globalfirepower xếp hạng sức mạnh lực lượng vũ trang Singapore thứ 26 thế giới trong số 126 quốc gia được xếp hạng. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia xếp hạng cao nhất (12), tiếp theo là Thái Lan (20), Việt Nam (21). Trong khi đó, Malaysia xếp hạng 35, Philippines hạng 40, Myanmar hạng 44, Campuchia hạng 96, Lào hạng 117.
Chương Bình
Theo_Báo Đất Việt
Chiến hạm Aegis Hàn Quốc có hạ được tên lửa Triều Tiên? Chiến hạm Aegis lớp Sejong Đại đế được trang bị radar AN/SPY-1D và tên lửa SM-2 nên về lý thuyết có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Chiến hạm Aegis lớp Sejong Đại đế được trang bị radar AN/SPY-1D và tên lửa SM-2 nên về lý thuyết có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Hãng...