Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa
Tàu khu trục USS Mustin tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
“Hôm 28/5, tàu USS Mustin đã thực thi quyền tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, đại úy Anthony Junco, phát ngôn viên Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, cho biết trong một tuyên bố. “Bằng hoạt động này, Mỹ thể hiện rằng các vùng biển trên nằm ngoài những gì Trung Quốc có thể tuyên bố là lãnh hải về mặt pháp lý”.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin đã đi qua trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Phú Lâm và đảo Đá Tháp thuộc quần đảo Hoàng Sa, một quan chức hải quân Mỹ nói.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và triển khai trái phép lực lượng đồn trú tại đây. Quân đội Trung Quốc xây dựng một đường băng phi pháp trên đảo Phú Lâm và từng cho máy bay ném bom chiến lược hạ cánh tại đây.
Tàu chiến mang tên lửa dẫn đường USS Mustin đi qua Biển Đông hôm 28/5. Ảnh: US Navy.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ tháng trước hai lần điều tàu chiến thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, và tiến hành hoạt động tương tự gần Hoàng Sa hồi tháng 3.
Lầu Năm Góc gần đây tiết lộ một tàu Trung Quốc ngày 14/4 có “hành động không an toàn và không chuyên nghiệp” gần tàu USS Mustin khi chiến hạm này “đang tiến hành các hoạt động bình thường trong vùng biển quốc tế”, theo phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Dave Eastburn.
Hoạt động của tàu chiến Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng do đại dịch Covid-19 và dự luật an ninh Hong Kong. Quân đội Mỹ gần đây cáo buộc Trung Quốc tìm cách lợi dụng đại dịch để giành lợi thế quân sự và kinh tế trong khu vực.
Hoạt động tự do hàng hải của Mỹ cũng diễn ra sau khi tờ Global Times hôm 19/5 đưa tin hải quân Trung Quốc sử dụng công nghệ mới để trồng rau ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chuyên gia Chen Xiangmiao thuộc Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông cho rằng việc trồng và thu hoạch rau ở Hoàng Sa là tiền đề để tiến hành thêm các hoạt động như nuôi lợn, gà.
Chen tuyên bố đây là điều kiện cho thấy Phú Lâm là đảo bởi nó “có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng”, nhằm chối bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 rằng hầu hết các thực thể ở Biển Đông đều không được coi là đảo theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và không có đầy đủ các vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền.
Trong họp báo thường kỳ hôm qua, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt khẳng định mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Việt nói.
Việt Nam cũng nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hồi cuối tháng ba, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc rời khu vực căng thẳng với Malaysia
Tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc rời khu vực xảy ra căng thẳng với Malaysia nhiều tháng qua ở Biển Đông.
Địa chất Hải dương 8 hồi tháng 4 tới khu vực phía nam Biển Đông khảo sát, gần vị trí hoạt động của tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Petronas của Malaysia thuê. Tàu khoan West Capella rời khu vực hôm 12/5 sau khi hoàn thành công việc theo kế hoạch, hãng sở hữu con tàu cho biết.
Tàu Địa chất Hải dương 8 hôm nay cũng di chuyển khỏi khu vực khảo sát, hướng về Trung Quốc và được ít nhất hai tàu của nước này hộ tống, theo trang web chuyên theo dõi tàu Marine Traffic. Dữ liệu trong một tháng qua cho thấy con tàu đã di chuyển theo dạng đan chéo, kiểu di chuyển khi thực hiện hoạt động khảo sát, giống lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Malaysia chưa bình luận về thông tin. Trước đó, Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.
Tàu khảo sát Địa Chất Hải Dương 8. Ảnh: CGS.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) của Mỹ cho biết căng thẳng giữa Trung Quốc và Malaysia đã diễn ra trong nhiều tháng và West Capella gần đây thường xuyên bị các tàu Trung Quốc quấy nhiễu. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc, nói rằng tàu Địa chất Hải dương 8 đang tiến hành "các hoạt động thông thường".
Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng các nước đang mất tập trung vì Covid-19 "để mở rộng yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông". Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng "hành vi bắt nạt". Chiến hạm Mỹ và Australia ngày 7/5 tổ chức tập trận chung ở Biển Đông, gần vị trí tàu khoan West Capella.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/4 cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá. Việt Nam và các nước kiên quyết phản đối các hành động phi pháp này của Trung Quốc.
Trung Quốc tự ý đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao lên tiếng Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối. Bình luận về việc Trung Quốc ngang nhiên công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho hàng chục đảo, bãi cạn trên Biển Đông, Phó phát ngôn Bộ Ngoại...