Chiến hạm, máy bay tối tân bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh NATO
Hải quân Hoàng gia Anh cử tàu khu trục phòng không tối tân tới vịnh Cardiff để đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến diễn ra trong ngày 4/9 theo giờ địa phương.
Nhằm đảm bảo an ninh tối đa cho hội nghị, Hải quân Anh cử tàu khu trục phòng không HMS Duncan, chiến hạm thuộc lớp tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Daring, tới bảo vệ cuộc họp của lãnh đạo NATO.
Nguyên thủ 28 quốc gia thành viên NATO sẽ tụ họp tại Cardiff, Vương quốc Anh để thảo luận nhằm tìm chìa khóa cho các vấn đề nóng bỏng của thế giới, bao gồm tình hình bất ổn ở Ukraine và sự nguy hại của các tổ chức Hồi giáo cực đoan tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq cùng với nhóm Boko Haram ở Nigeria. Hội nghị kéo dài hai ngày, dự kiến diễn ra tại lâu đài Cardiff, miền nam xứ Wales.
Chiếc Air Force One đưa Tổng thống Mỹ Barack Obama đáp xuống căn cứ không quân ở Cardiff. Ông chủ Nhà Trắng và các lãnh đạo NATO nhóm họp để gây sức ép với Nga về tình hình Ukraine sau những cáo buộc Moscow hỗ trợ lực lượng tự vệ chống chính phủ ở miền đông.
Trực thăng Marine One đưa Tổng thống Obama rời căn cứ không quân Hoàng gia Anh dưới sự yểm trợ của “quái vật” MV-22 Osprey.
Chiếc Marine One đưa ông Obama tới khu nghỉ dưỡng Celtic Manor ở Newport, Wales một ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra.
Video đang HOT
Hệ thống radar của HMS Duncan cho phép theo dõi các mục tiêu bay trong phạm vi 400 km. Hệ thống vũ khí hùng hậu, bao gồm số lượng lớn tên lửa phòng không tầm bắn từ 1,7 tới 120 km giúp nó phong tỏa vùng không phận rộng lớn. Hệ thống súng đa nòng ngắm bắn radar giúp nó tiêu diệt các mục tiêu bay ở khoảng cách gần.
Chiến hạm trị giá 1,5 tỷ USD sẽ bảo vệ một vùng trời rộng lớn tại Cardiff trong thời gian hội nghị diễn ra.
Ngoài sự hiện diện của HMS Duncan, Hải quân Pháp cử Khinh hạm La Motte Picquet tới làm nhiệm vụ chống ngầm trên vịnh Cardiff.
La Motte Picquet cũng được trang bị số lượng lớn vũ khí phòng không, tên lửa chống hạm và ngư lôi chống ngầm. Hệ thống dò thủy âm giúp nó phát hiện các tàu đối phương trong phạm vi rộng.
Ngoài ra, Hải quân Hoàng gia Anh còn cử các tàu tuần tra siêu tốc tới bảo vệ xung quanh khu vực hội nghị diễn ra.
Cảnh sát vũ trang tuần tra trên xuồng cao tốc.
Xe bọc thép nằm bên ngoài khu nghỉ dưỡng Celtic Manor.
Cảnh sát đi qua mô hình một chiếc máy bay tàng hình F-35. Giới chức Anh huy động hàng ngàn nhân viên an ninh tới làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh hội nghị.
Theo Tri Thức
Tổng thống Putin: Chớ đùa với nước Nga có vũ khí hạt nhân
Quân đội Nga với kho vũ khí hạt nhân sẵn sàng đối phó bất kỳ cuộc xâm lăng nào, và các nước ngoài nên hiểu rằng "Tốt nhất thì đừng gây sự với chúng ta". Đó là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại một trại hè dành cho thanh niên bên hồ Seliger gần Moscow vào đêm 29.8 qua
Ông nói với các trại sinh, rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 chủ yếu là cứu cộng đồng nói tiếng Nga khỏi sự đàn áp bạo lực của chính phủ Kiev. Ông nói cuộc nội chiến ở đông Ukraine hiện tại là hậu quả của việc Kiev từ chối thương lượng.
Nga luôn phủ nhận các cáo buộc của Ukraine và các chính phủ phương Tây, rằng Nga đưa quân và khí tài quân sự qua đông Ukraine để giúp phe đòi ly khai. Phe này từ tháng 4 đã đánh nhau với quân chính phủ Ukraine, khiến hơn 2.000 người chết tính cho đến nay.
Ông Putin nói với các trại sinh: "Nga không liên lụy vào bất kỳ cuộc xung đột cấp độ lớn nào. Nhưng dĩ nhiên chúng ta phải luôn sẵn sàng kháng cự bất kỳ âm mưu xâm lược Nga. Các đối tác của Nga...nên hiểu tốt nhất họ đừng gây sự với chúng ta".
Ông nói tiếp: "Cảm ơn Chúa, tôi nghĩ không ai dám nghĩ đến chuyện đánh nhau lớn với Nga. Tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân".
Tại buổi trại này, ông Putin nói chuyện vui vẻ với các trại sinh, nhận quà tặng của họ hoặc cười mỉm nói họ đừng khen ngợi ông quá. Khi một sinh viên nói cô chưa nghe trại sinh nào có lời bình tiêu cực về vai trò tổng thống của ông, ông cười tươi, đáp: "sự khách quan" là yếu tố quan trọng.
Nhưng ông Putin tỏ ra cứng rắn khi nói về Ukraine, quy trách nhiệm cho Mỹ và EU đã có hành vi vi hiến là lật đổ chế độ tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich hồi tháng 2, để thay bằng một chính phủ thân châu Âu.
Ông nói người miền đông Ukraine không đồng ý vụ lật đổ này, và hiện bị xe tăng,pháo và máy bay của chính phủ Ukraine "trừng phạt".
"Nếu đó là những giá trị châu Âu đương đại, thì đơn giản tôi chỉ có sự thất vọng cao nhất", và ông so sánh chiến dịch quân sự hiện nay của Ukraine ở miền đông Ukraine với việc phát xít Đức bao vây Leningrad hồi Thế chiến 2.
Ông nói: "Các làng nhỏ, thành phố lớn bị quân Ukraine vây và đánh vào khu dân cư nhằm phá tan cơ sở hạ tầng...đáng buồn thay, nói khiến tôi nhớ thời Thế chiến 2, khi quân phát Đức bao vây các thành phố của chúng ta".
Nhà Trắng: Nga chớ nên quấy phá các vùng biển Baltic
Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết: thông điệp mà Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chuyển đến đồng nhiệm Putin khi ông đi châu Âu trong tuần tới, là" chớ nên nghĩ chuyện quấy phá các nước vùng Baltic".
Tuần tới, ông Obama sẽ đến Xứ Wales dự hội nghị thượng đỉnh NATO, và ông cũng sẽ ghé Estonia, nơi ông gặp lãnh đạo Estonia, Latvia và Lithuania nhằm trấn an các đồng minh vốn đang sợ Nga.
"Hai chặng dừng này nằm trong nỗ lực chuyển thông điệp đến người Nga, rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận được", theo phát biểu tại cuộc họp báo trưa 29.8 của Charles Kupchan, quan chức phụ trách các vấn đề châu Âu của Nhà Trắng.
Kupchan nói: "Ở Estonia có một cộng đồng Nga lớn, và thông điệp tổng thống Mỹ sẽ chuyển đến là "Chúng tôi ở cạnh các bạn". Điều khoản 5 bảo đảm sự an toàn cho các bạn. Nga thậm chí chớ nên nghĩ đến chuyện gây rối trong Estonia hoặc ở bất kỳ nước nào trong vùng biển Baltic, theo cách mà họ đã làm ở Ukraine".
Điều khoản 5 của NATO yêu cầu tất cả các nước thành viên của khối liên minh quân sự này phải bảo vệ một nước bạn bị tấn công.
Ukraine không là thành viên NATO, và theo Reuters, một trong những mục tiêu của Nga là không cho Ukraine gia nhập EU và NATO nhằm thân phương Tây hơn. Ngày 29.8, Thủ tướng Arseny Yatsenyuk nói Ukraine sẽ tiến hành các thủ tục gia nhập NATO.
Khi được hỏi về khả năng Ukraine gia nhập NATO, ông Kupchan nói lúc này NATO chưa bàn, nhưng "cửa luôn mở" đối với bất kỳ nước nào "sẵn sàng đóng góp vào sự an ninh của không gian châu Âu-Đại Tây dương".
Theo ntd/Reuters
Đông Nam Á tăng chi tiêu quốc phòng vì Trung Quốc Căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở biển Đông đã thúc đẩy một số nước Đông Nam Á tăng chi tiêu quốc phòng. Đài phát thanh Deutsche Welle (Đức) ngày 19-8 nhận định như trên với dẫn chứng số liệu từ Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (Thụy Điển). Số liệu cho thấy năm 2013, ngân sách quốc phòng...