Chiến hạm Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng cập cảng căn cứ hải quân Indonesia
Hành trình từ quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa, Việt Nam) đến căn cứ Jarkata (Indonesia) là chặng đường dài nhất trong suốt thời gian thăm – giao lưu với hải quân ba nước trong khu vực của biên đội chiến hạm HQ-011 Đinh Tiên Hoàng, HQ-012 Lý Thái Tổ: Gần 1.200 hải lý, chạy liên tục 5 ngày đêm.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng (phía xa) mang trọng trách Kỳ hạm, dẫn đầu biên đội
Tới hải phận Indonesia, lá cờ nửa trắng nửa đỏ của bạn được kéo trang trọng trên cột dây nóc buồng hành trình, cùng tung bay bên cờ đỏ sao vàng.
Từ thời điểm chạm mũi tàu vào vùng biển nước bạn, cho đến khi cập cảng căn cứ Jakarta của Hạm đội phía Tây (Hải quân Indonesia), sự xuất hiện của biên đội tàu hộ vệ tên lửa Hải quân Việt Nam luôn thu hút sự chú ý của người dân – thủy thủ đi trên các tàu thuyền to nhỏ trong khu vực.
Thậm chí, nhiều tàu thuyền Indonesia đang đánh bắt thủy hải sản trên biển còn ngừng mọi hoạt động và thuyền viên đổ xô ra ngắm tàu (dĩ nhiên không thiếu phần mang điện thoại di động ra chụp hình chiến hạm Việt Nam).
Liên tục những bàn tay vẫy chào nhau từ các tàu thuyền bạn và chiến hạm Việt Nam, cùng nụ cười thân thiện sạm nắng gió.
Một số hình ảnh do PV Thanh Niên Online đi cùng biên đội tàu Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng ghi lại được, trên vùng biển Indonesia và khu vực cảng Jakarta:
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng, nhìn từ chiến hạm Lý Thái Tổ
Biên đội đảm bảo cự ly, tốc độ quy định trong suốt hành trình
Chiến sĩ trực canh quan sát mặt biển, trên không liên tục 24/24
Video đang HOT
Gặp mặt tàu đánh cá đầu tiên trên vùng biển Indonesia
Một thuyền đánh cá của ngư dân Indonesia. Đa số các thuyền đánh cá của ngư dân nước bạn đều trang trí sặc sỡ hai bên mạn
Nụ cười thân thiện, ngay từ khi mới gặp mặt
Tàu đánh cá Indonesia trong vịnh Jarkata
Chuẩn bị thả lưới
Thuyền viên con tàu du lịch chạy đến gần để xem chiến hạm Việt Nam
Một tàu chở container trong vịnh
Tàu vận tải siêu trường siêu trọng
Tàu khách Indonesia
Các tàu kéo đẩy lai dắt chiến hạm Đinh Tiên Hoàng vào điểm neo đậu
Các hoa tiêu hướng dẫn cập cảng rất cẩn thận
Chiến hạm Việt Nam neo đậu ở cảng Jakarta trong đêm
Mai Thanh Hải thực hiện
Theo Thanhnien
Tàu cá Lý Sơn lại bị tấn công ở Hoàng Sa
"Khi lực lượng tàu Trung Quốc đập phá cabin trên tàu tôi, bất ngờ mảnh kính vỡ bay găm vào tay một người trong bọn chúng. Do bị thương nặng, phía Trung Quốc vội đưa người bị thương đi nên chúng tôi thoát nạn...", thuyền trưởng Trần Hiền kể lại.
Tối hôm qua (15/8), tàu cá QNg 66074-TS do ngư dân Trần Hiền (37 tuổi, ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân lặng lẽ trở về đảo Lý Sơn.
Trên nét mặt các thuyền viên đều rõ vẻ bần thần, mệt mỏi sau chưa đầy 3 ngày vươn khơi. Trên thân tàu, nhiều mảnh kính vỡ tan hoang. Vừa cập cảng, thuyền trưởng Trần Hiền cùng ngư dân đã trình báo đến cơ quan chức năng huyện Lý Sơn sự việc bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản tại ngư trường Hoàng Sa.
Cơ quan chức năng kiểm tra thiệt hại và nguyên nhân ngay trong đêm tàu QNg 66074-TS vừa cập cảng Lý Sơn.
Rời đảo Lý Sơn vươn ra Hoàng Sa vào ngày 4/8, sau 10 ngày khai thác, tàu QNg 66074-TS đánh bắt được khoảng 2 tấn cá. Đến 12h00 14/8, thuyền trưởng Trần Hiền điều khiển tàu cách đảo Trụ Cẩu (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 4 hải lý về phía Nam để tiếp tục giăng lưới đánh bắt cá.
"Chúng tôi vừa vung lưới xuống biển, bất ngờ xuất hiện tàu hải giám của Trung Quốc (số hiệu 46002) tiến nhanh đến gần tàu tôi. Sau đó, bọn chúng (phía Trung Quốc) thả xuồng máy mang số hiệu 2002 cùng 12 người nhảy lên tàu và tấn công", thuyền trưởng Trần Hiền cho biết.
Nhóm người phía Trung Quốc dồn 10 ngư dân về phía mũi tàu, dùng dùi cui và búa đinh đập phá những gì có thể trên tàu QNg 66074-TS. Chưa dừng lại ở đó, lực lượng của Trung Quốc còn cắt phá thúng, dây hơi và lấy thiết bị (máy định vị, I-com,...) cùng 2 tấn cá trên tàu.
"Khi lực lượng tàu Trung Quốc đập phá cabin trên tàu tôi, bất ngờ một mảnh kính vỡ bay găm vào tay phải một người bọn chúng. Do bị thương nặng, phía Trung Quốc vội đưa người bị thương nên chúng tôi thoát nạn. Nếu bọn chúng không bị thương, chắc biết hậu quả sẽ như thế nào đây", thuyền trưởng Trần Hiền kể lại.
Do mất toàn bộ thiết bị liên lạc, thuyền trưởng Trần Hiền cùng 9 ngư dân tự phán đoán phương hướng về đảo Lý Sơn. Qua ước tính ban đầu, thiệt hại trên tàu cá QNg 66074-TS khoảng 200 triệu đồng.
Hiện Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng huyện Lý Sơn đang lấy lời khai, xác định nguyên nhân thiệt hại nhằm kịp thời hỗ trợ tàu QNg 66074-TS khắc phục để tiếp tục vươn khơi bám biển Hoàng Sa.
Hồng Long
Theo Dantri
Trúng đậm cá ngừ đại dương từ ngư trường Trường Sa Sau hơn nửa tháng đánh bắt ở ngư trường Trường Sa, Nhà giàn DK1..., mấy ngày qua hàng loạt tàu cá các tỉnh Nam Trung Bộ đã cập cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang, Khánh Hòa) với đầy ắp cá ngừ đại dương. Đây là chuyến biển trúng đậm nhất từ đầu năm đến nay. Sáng 9/8, nhiều tàu cá của ngư dân...