Chiến hạm khủng Ấn Độ bất ngờ bơi trên Biển Đông
Trong một động thái gần nhất, Ấn Độ đã đưa 4 tàu chiến tới Biển Đông để thể hiện sự tồn tại của mình ở khu vực nóng nhất Đông Nam Á hiện nay. Trước đây hải quân Ấn Độ đã từng nhiều lần có mặt trên biển Đông, nhưng vào thời điểm tình hình trong khu vực này đang căng thẳng sau những tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines thì sự hiện diện của Ấn Độ sẽ khiến nhiều người tỏ ý nghi ngờ…
Ấn Độ không từ bỏ lợi ích của mình tại Biển Đông
Bản thân Ngoại trưởng Ấn Độ S. M. Krishna khi được hỏi về quan điểm của Ấn Độ trước những vụ việc tranh chấp gần đây trên Biển Đông đã từng nói: “Ấn Độ coi Biển Đông là tài sản của thế giới. Tôi nghĩ những con đường thương mại đó phải được giải phóng khỏi bất kỳ sự can thiệp của quốc gia nào”.
Bất chấp khuyến cáo của Trung Quốc, ông Krishna nói rằng khu vực Biển Đông phải được sử dụng để tăng cường các hoạt động liên quan đến thương mại giữa các quốc gia trong phạm vi bờ biển.
Ngoại trưởng Krishna nhấn mạnh: “Điều này đã được các nước ASEAN và Trung Quốc chấp nhận trong cuộc đối thoại với giữa họ (Trung Quốc) với các quốc gia ASEAN. Do đó, tôi nghĩ Ấn Độ tán thành thuyết cho rằng tuyến đường thương mại này sẽ phải là những con đường tự do buôn bán phát đạt”.
Bản thân Ấn Độ cũng liêp tiếp đưa ra chính kiến của mình trước việc Trung Quốc phản đối bất cứ hoạt động nào tại Biển Đông, kể cả việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu mỏ tại các vùng lãnh hải tranh chấp với các nước ASEAN như Việt Nam và Philippines.
Video đang HOT
Ấn Độ sẽ không từ bỏ lợi ích của mình trên Biển Đông
Như để hiện thực hóa lời nói của mình, Ấn Độ đã nhiều lần cử tầu chiến của mình tới khu vực này để giao lưu, tập trận với một vài quốc gia Đông Nam Á. Trong quá khứ đã có lần tầu chiến Ấn Độ tới hải cảng của cả Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam,…
Động thái gần đây nhất của hải quân Ấn Độ chính là việc quốc gia này tuyên bố sẽ cử 4 tàu hải quân gồm INS Rana, Shakti, Shivalik và Kurmak sẽ ghé thăm hữu nghị cảng Thượng Hải (Trung Quốc) trong vài tuần.
Tuy nhiên, điều khiến người ta chú ý là, 2 tàu INS Rana và Shakti mới đây đã ghé thăm Vịnh Subic, Philippines. 2 tàu còn lại là tàu Shivalik và Kurmak đang thăm chốc lát cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Trong bối cảnh Manila và Bắc Kinh xảy ra xung đột chủ quyền ở bãi Scarborough hơn một tháng vẫn chưa giải quyết ổn thỏa, thì việc Ấn Độ đưa tàu đến Biển Đông khiến báo chí Trung Quốc chú ý…
Chính sách hướng Đông của người Ấn
Theo nhiều nguồn tin cho hay, Biển Đông là trọng tâm trong “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ. Do đó, New Delhi rất quan tâm tới các vấn đề liên quan Biển Đông.
Dự kiến tháng 7/2012, Ấn Độ và quan chức Mỹ sẽ tổ chức hội đàm về các dự án quan trọng, trong đó chủ yếu xây dựng “Hàng lang kết nối Mê kông Đông Tây” ở Đông Nam Á. Dự án có sự góp mặt của 3 nước gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản.
Theo kế hoạch, dự án sẽ tạo ra một hành lang giao thông và thương mại quy mô đi từ Ấn Độ qua Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và cuối cùng là Việt Nam. Nhật Bản mới đây đã cam kết hỗ trợ vốn cho dự án trên.
“Chính sách hướng Đông” do Ấn Độ đề ra từ những năm đầu thế kỷ 90. Để việc mở rộng hợp tác thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á có lợi cho sự phát triển kinh tế nước này, chính sách Hướng Đông được cho là chiến lược trọng điểm trong chính sách ngoại giao Ấn Độ. Đây cũng được coi là cách thiết lập và làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á.
Thực hiện chính sách hướng Đông là cách Ấn Độ phá thế bao vây kiềm tỏa của Trung Quốc
“Chính sách hướng Đông” cũng làm tăng các cuộc tiếp xúc với Trung Quốc. Có bình luận cho rằng, những năm gần đây, Ấn Độ đã đẩy mạnh chính sách hướng Đông, giới chức các nước suy đoán, cả Mỹ và Ấn Độ đang cố kiềm chế ý đồ của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc đang có tình “đè nén” Ấn Độ trên đất liền từ phía Bắc, Đông và Tây là giải pháp làm kìm chân con hổ Nam Á này trở thành một thế lực mới. Do đó, một điều hiển nhiên là người Ấn muốn phá bỏ thế bất lợi này bằng việc tăng cường hợp tác với Asean, đặc biệt mặt trận trên biển sẽ là vũ khí sống còn.
Một lý do khác khiến Ấn Độ không thể ngồi nhìn Biển Đông dễ dàng rơi vào tay Trung Quốc là bởi lời “gợi ý” từ Hoa Kỳ. Rõ ràng Mỹ muốn Châu Á có nhiều quốc gia lớn mạnh để kiềm tỏa Trung Quốc, và Ấn Độ chính là cái đích nhắm tới của Washington.
Có được sự hậu thuẫn đặc biệt từ các quốc gia “có máu mặt” trên thế giới, công với nguồn lợi ích ngay “trước mắt” sẽ khiến New Delhi không bao giờ lùi bước trước những lời cảnh cáo của Trung Quốc về việc quốc gia ngoài khu vực không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Bắc Kinh…
Theo Phunutoday