Chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam tập trung tác chiến
Biên đội tàu thuộc Lữ đoàn 162 – Vùng 4 hải quân đã thực hiện đợt ra khơi huấn luyện tác chiến quy mô lớn.
Hiện nay Hải quân nhân dân Việt Nam đang được tập trung đầu tư mạnh mẽ để tiến thẳng lên hiện đại, chúng ta đã có trong biên chế nhiều tàu hộ vệ tên lửa đa năng, hiện đại có xuất xứ cả trong và ngoài nước.
Những chiến hạm tối tân nhất của Hải quân Việt Nam đều được biên chế cho Lữ đoàn 162, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.RE, Molniya 1241.8 và BPS-500, ngoài ra còn một vài tàu pháo Svetlyak hay TT-400TP.
Do cùng nằm trong đội hình của một đơn vị cho nên việc các chiến hạm hiện đại trên tập trung huấn luyện tác chiến ngoài khơi trong đội hình lớn là điều rất cần thiết, nhằm nâng cao khả năng phối hợp theo biên đội.
Biên đội tàu chiến Lữ đoàn 162 – Vùng 4 Hải quân hành trình trên biển
Trước đây đã có một số lần Lữ đoàn 162 tiến hành huấn luyện theo biên đội bao gồm Gepard 3.9 hay Molniya và BPS-500, nhưng hầu hết là riêng lẻ từng chủng loại hoặc hỗn hợp nhưng số lượng được huy động không lớn.
Cụ thể, trong một số phóng sự được Kênh truyền hình Quốc phòng hay Truyền hình Hải quân đăng tải thì thường chỉ có khoảng 3 – 5 tàu xuất hiện và lập tuyến bắn. Tuy nhiên mới đây đã có một lần tập trung với số lượng lớn chưa từng thấy.
Video đang HOT
Biên đội tàu chiến của Vùng 4 Hải quân với 4 chiếc Gepard 3.9, 2 chiếc Molniya 1241.8, 2 chiếc Molniya 1241.RE và 1 tàu BPS-500 đã thực hành khoa mục hành trình trên biển theo đội hình, tạo ra cảnh tượng rất đẹp mặt.
Đây là lần tập trung số lượng nhiều nhất chiến hạm hiện đại của Hải quân Việt Nam trong hoạt động huấn luyện tác chiến
Đây là tiền đề cho các bài tập huấn luyện tác chiến bắn đạn thật theo biên đội khi trong tương lai Hải quân Việt Nam có thể được trang bị các tàu chiến với nhiều chức năng như phòng không hạm đội, chống ngầm, chống hạm chuyên nghiệp.
Nhưng trước mắt có thể dễ dàng nhận thấy rằng hình ảnh của Hải quân Việt Nam đã được nâng cao đáng kể, thể hiện bước phát triển lớn mạnh không ngừng nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Na Uy dùng F-35 chống ngầm kiểu gì?
Dù Na Uy đang gặp khó khăn trong việc vận hành F-35 nhưng nước này vẫn tuyên bố sẽ dùng tiêm kích tàng hình này đối phó tàu ngầm Nga.
Theo Defense News, những khó khăn lớn Na Uy nhận ra ngay khi đưa F-35 vào vận hành đó thuộc về hệ thống dù và chúng cần phải được cải tiến. Theo yêu cầu thiết kế, khi mở dù tình huống bất thường chỉ cho phép với tỉ lệ một trên một ngàn, nhưng hiện nay không đạt được tỷ lệ như vậy.
Đặc biệt, ngay từ khi mua F-35, Na Uy đã công bố sẽ sử dụng tiêm kích thế hệ 5 này để thu thập thông tin trong khi tiến hành săn tàu ngầm Nga, cũng như hộ tống máy bay quân sự Nga gần biên giới.
Tuy nhiên, khi đi vào vận hành, họ mới nhận ra F-35 gần như không có khả năng săn ngầm.
Tiêm kích F-35 của Na Uy.
Như vậy, để chống ngầm Không - Hải quân Na Uy vẫn phải dựa vào những phương tiện hiện có như chiến hạm, máy bay săn ngầm. Vô dụng trong nhiệm vụ săn ngầm, F-35 có khả năng chống hạm khá mạnh nhưng phải mang theo tên lửa gắn ở mấu treo bên ngoài. Vì vậy, tính năng tàng hình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Báo Mỹ thừa nhận, dù là dòng chiến đấu cơ thuộc thế hệ 5 nhưng hiện tại, Na Uy chỉ có thể sử dụng F-35 vào nhiệm vụ không chiến và tấn công mặt đất. Mặc dù vậy, Oslo vẫn tự tin tuyên bố sẽ hạ gục những mục tiêu Nga nếu xung đột xảy ra.
Bởi việc Na Uy bạo chi mua tiêm kích F-35 của Mỹ là nằm trong kế hoạch dùng đểchống lạiNga.
Theo tình huống giả định, chiến hạm và máy bay Nga xâm phạm vào vùng lãnh hải của Na Uy. Động thái Oslo đáp trả là huy động toàn bộ 52 chiếc F-35 tham gia chiến dịch đáp trả.
Đặc biệt, kế hoạch đáp trả của Na Uy còn có đòn tấn công chiến hạm và máy bay Nga trên biển Barents, biển Na Uy và thậm chí ngay tại lãnh thổ của Nga. Tình huống được Na Uy gọi là "sự tập trung lực lượng".
Kịch bản này được đặc biệt quan tâm bởi 2/3 lực lượng hạt nhân của Nga được triển khai tại phương Bắc. Ngoài ra, Hạm đội phương Bắc của Nga có trụ sở tại Severomorsk, vịnh Kola, cũng đang vận hành hàng loạt các tàu ngầm điện - diesel và hạt nhân.
Nhiệm vụ của hạm đội này là bảo vệ phía Tây - Bắc nước Nga. Mặc dù vậy, Na Uy cho rằng không căn cứ quân sự nào tại Murmansk, thậm chí tất cả hạm đội tàu ngầm của Nga đều nằm trong kế hoạch tấn công từ chiến đấu cơ tàng hình Na Uy.
Không chỉ có kế hoạch dùng F-35 răn đe Nga, hiện Không quân Na Uy cũng công khai kế hoạch sử dụng tiêm kích thế hệ 5 này tham gia các chiến dịch quân sự của NATO.
Bộ Quốc phòng Na Uy còn khẳng định rằng, F-35 sẽ tập trung bảo vệ khu vực miền Bắc nước này bằng việc luôn đặt tất cả số lượng máy bay tàng hình đặt mua từ Mỹ trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất.
Nhưng giữa tuyên bố và khả năng tác chiến thực tế là khoảng cách khá xa bởi ngay khi vận hành, Na Uy đã phát hiện ra hàng loạt những tính năng trên F-35 không như nhà sản xuất Mỹ công bố.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
Lấy Trung Quốc làm trọng tâm, Thủy quân lục chiến Mỹ phát triển phương thức chiến đấu mới ở Thái Bình Dương Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ là lực lượng đầu tiên có mặt để "đóng băng" cuộc xung đột và tạo lợi thế cho các nhà ngoại giao trên bàn đàm phán. Đại tướng David Berger, người vừa lên nắm quyền chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ hồi tháng 7, khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực để trở thành một lực...