Chiến hạm hải quân Mỹ tiến vào biển Đông
Chiếc soái hạm thuộc Hạm đội 7 (Mỹ) USS Blue Ridge cùng tàu khu trục tên lửa USS Chung-Hoon đã xuất hiện tại biển Đông vào hôm 29/5.
Hai tàu này hiện tuần tra tại khu vực biển Đông, biển Philippines, biển Java và eo Malacca, theo website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Soái hạm của Hạm đội 7 USS Blue Ridge tại biển Đông – Ảnh: US Navy
Nhóm tàu đang hợp tác trao đổi hải quân và huấn luyện với Hải quân Nhật, Indonesia, Campuchia và các quốc gia khác.
Theo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS Chung-Hoon thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trao đổi và hợp tác nhằm củng cố quan hệ hải quân và thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Vào tháng 4, tàu USS Chung-hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Mỹ đã ghé thăm thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày.
Mới đây, siêu tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ cũng thực hiện chuyến tuần tra thu hút nhiều sự chú ý tại biển Đông, giữa lúc tình hình trong khu vực đang căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ.
Video đang HOT
Theo vietbao
Soái hạm Mỹ tới Philippines
USS Blue Ridge, tàu chỉ huy của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, hôm qua tới Philippines trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày.
USS Blue Ridge tại Cảng Nam ở thủ đô Manila của Philippines hôm qua. Đây là chuyến thăm thiện chí và thường lệ của soái hạm này tại Philippines. Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết chuyến thăm của tàu USS Blue Ridge sẽ làm sâu đậm thêm các mối quan hệ quân sự, cộng đồng và lịch sử bền chặt giữa hai nước. Ảnh: AFP
Binh sĩ Mỹ đứng trên boong tàu USS Blue Ridge khi soái hạm này đang cập cảng ở Manila. Thuyền trưởng của tàu USS Blue Ridge, ông Daniel Grieco, cho biết soái hạm của Hạm đội 7 sẽ không tham gia một hoạt động quân sự nào tại Philippines, kể cả cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines mang tên Balikatan. Ảnh: Dvidshub
Đội quân nhạc của Philippines tấu bản nhạc chào mừng khi tàu USS Blue Ridge tiến vào Cảng Nam. Soái hạm này được đặt tên theo rặng núi Blue Ridge, thuộc dãy Appalachian ở miền đông nước Mỹ. Ảnh: Militaryphotos
Cận cảnh mạn phải và phần đuôi của tàu USS Blue Ridge. Có thể thấy rõ các thủy thủ và hai chiếc trực thăng màu xanh trên boong tàu. Ảnh: Xinhua
Tàu USS Blue Ridge mang theo 1.300 thủy thủy và lính thủy đánh bộ, với khoảng 12% trong số này có gốc gác Philippines. Nhiều người trong số họ thậm chí chưa về quê hương kể từ khi còn nhỏ. Ảnh: Xinhua
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho hay sự xuất hiện của tàu USS Blue Ridge không liên quan tới những tranh chấp trên Biển Đông. Thuyền trưởng tàu USS Blue Ridge thì từ chối bình luận về vấn đề này. Ảnh: Xinhua
USS Blue Ridge nặng 19.000 tấn và đã hoạt động trong biên chế của Hải quân Mỹ từ năm 1970 tới nay. Soái hạm này được kỳ vọng có thể hoạt động tới tận năm 2039. Trong suốt những năm qua, USS Blue Ridge đã tham gia vào nhiều hoạt động tại khắp các vùng biển trên thế giới, trong đó có cả việc hỗ trợ khắc phục thảm họa động đất sóng thần Nhật Bản hồi năm ngoái. Ảnh: Xinhua
Thủy thủ Jan Romnick Escano của tàu USS Blue Ridge trả lời phỏng vấn của báo chí Philippines sau khi soái hạm này cập cảng ở thủ đô Manila. Ảnh: Dvibshub
Các thủy thủ Mỹ trong đội quân kỳ đang đứng trên boong tàu USS Blue Rige. Ảnh: US Navy
Từ trái sang, thuyền trưởng Daniel Grieco, phó đô đốc kiêm chỉ huy Hạm đội 7 Scott Swift, phó đại sứ Mỹ tại Philippines Leslie A. Bassett và phó đô đốc kiêm Tư lệnh Hải quân Philippines Alexander Pama đang cùng cắt một chiếc bánh kỷ niệm trên khoang tàu USS Blue Ridge. Ảnh: USS Navy
Theo VNExpress
Vì sao Triều Tiên nắm được thông tin nhạy cảm về tàu sân bay Mỹ? Quân đội Hàn Quốc đang điều tra nguy cơ rò rỉ an ninh sau khi Triều Tiên biết trước về kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai một tàu sân bay tới Hàn Quốc để tập trận trong tuần này. Hai máy bay chiến đấu bay gần một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ. Sự việc bắt đầu hồi cuối...