Chiến hạm Đô đốc Makarov khiến Mỹ bất an
Tháng 12/2017, Bộ Quốc phòng Nga đã tiếp nhận chiến hạm cực mạnh thuộc dự án 11356 mang tên Đô đốc Makarov, chuyên tiến hành các hoạt động chiến đấu chống tàu mặt nước và tàu ngầm, thậm chí phản công cuộc tấn công của các các phương tiện tấn công từ trên không.
Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Theo nhận định của tờ The Business Insider, các tàu thuộc dự án 11356 được trang bị tới 8 tên lửa hành trình ZM55 Oniks hoặc ZM54 (dòng Kalibr-HKE), cũng như các hệ thống pháo – tên lửa cao xạ Kortik và tổ hợp tên lửa cao xạ trên hạm mang tên Shtil-1.
Khu trục hạm này có khả năng hành trình tới 4850 dặm, tốc độ tối đa là 30 hải lý/h, có thể tự động bơi trong 30 ngày đêm, thủy thủ đoàn gồm 180 người (có 18 sĩ quan) cùng với 20 lính thủy đánh bộ.
Thành phần cơ bản của Hạm đội Hải quân Nga đó là các tàu hộ tống, tàu cỡ nhỏ, được trang bị các tên lửa tầm xa có thể hoạt động dài ngày trên biển. Các khu trục hạm cũng luôn là một thành phần cơ bản đối với phần lớn lực lượng hải quân thế giới. Hải quân Nga cũng đặt trọng tâm vào tàu loại này.
The Business Insider nhấn mạnh, Nga dự định đóng thêm 6 tàu khu trục thuộc dự án 11356. Đô đốc Makarov là tàu thứ ba trong số tàu đó.
Việc xây dựng các tàu còn lại đang bị hoãn một khoảng thời gian do Hãng Zoryamashproekt của Ukraine từ chối cung cấp cho họ các hệ thống động cơ.
Tuy nhiên, gần đây có thông tin cho rằng, Nga đã hoàn thành thử nghiệm, thậm chí bắt đầu sản xuất 3 động cơ thủy tuabin khí để có thể thay thế cho các động cơ phải nhập từ Ukraine.
Theo các nhà quan sát người Mỹ của tạp chí này, lĩnh vực đóng tàu của Nga trong 5 năm qua đã đạt được sự tiến bộ thực sự.
Theo Sơn Nguyễn
Video đang HOT
Tiền Phong
Cuộc chạy đua sở hữu tên lửa bí mật ở Đông Á
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đông Á đang bí mật phát triển hoặc mua sắm tên lửa tầm xa, uy lực mạnh.
Tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Một cuộc chạy đua công nghệ tên lửa đang âm thầm diễn ra tại Đông Á. Giới chuyên gia cho rằng cuộc đua này sẽ làm gia tăng căng thẳng, gây nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh quy mô lớn trong khu vực, theo Popular Mechanics.
Trung Quốc
Trong thập niên 1980 và 1990, tên lửa đạn đạo là cách giúp Bắc Kinh triển khai hỏa lực ở tầm xa, thay vì phát triển và sản xuất những vũ khí tốn kém như oanh tạc cơ và tàu sân bay. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã chế tạo hàng trăm tên lửa tầm ngắn như DF-11 và DF-15, nhằm vào mục tiêu duy nhất là Đài Loan.
Việc áp dụng chính sách ngoại giao cứng rắn buộc Trung Quốc phát triển các loại tên lửa có tầm bắn lớn hơn. Nước này ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 có thể bao trùm toàn bộ Đông Bắc Á, trong khi mẫu DF-26 đủ sức tấn công căn cứ Mỹ trên đảo Guam.
Ngoài khả năng mang đầu đạn thông thường, hạt nhân và hóa học, tên lửa DF-21 và DF-26 đều có các biến thể diệt hạm (ASBM), chuyên dùng để tấn công tàu sân bay Mỹ và biên đội hộ tống. ASBM rất khó bị đánh chặn do có quỹ đạo bay cao và tốc độ lớn. Các đơn vị DF-21 và DF-26 đóng ở sâu trong đất liền là công cụ để Trung Quốc thiết lập "vùng biển cấm" quanh châu Á, nơi các biên đội tàu sân bay Mỹ không thể hoạt động.
Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực tiến công bằng tên lửa hành trình DF-10A. Đây là mẫu tên lửa đặt trên bệ phóng mặt đất hoặc tàu chiến, có tầm bắn 1.500 km, đủ sức tấn công nhiều mục tiêu trên biển và đất liền nhờ khả năng bay thấp ở tốc độ cận âm, giúp nó lẩn tránh radar và các hệ thống phòng không đối phương.
Triều Tiên
Bình Nhưỡng muốn phát triển tên lửa để tấn công căn cứ của Washington ở Đông Á trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Chiến lược này đã phát triển đến cấp độ mới, đặt các mục tiêu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Mỹ trong tầm ngắm của tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Số lượng tên lửa Triều Tiên đang sở hữu vẫn là bí ẩn, trong đó nhiều mẫu vẫn chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm và không được biên chế. Toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc đều nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 và tầm trung No Dong.
Tên lửa Hwasong-15 mạnh nhất lịch sử của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Bình Nhưỡng cũng đang phát triển nhiều tên lửa thế hệ mới như Musudan có tầm bắn khoảng 3.000 km, đủ sức đe dọa các mục tiêu của Hàn Quốc, Nhật Bản và cả căn cứ trên đảo Guam của Mỹ. Trong khi đó, mẫu Hwasong-12 đã được Bình Nhưỡng thử nghiệm 6 lần trong năm 2017 với tỉ lệ thành công 50%.
Dòng tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong có tầm bắn ước tính 1.200 km. Phiên bản Pukguksong-1 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm và mang đầu đạn hạt nhân, biến thể Pukguksong-2 đặt trên khung gầm xe bánh xích có khả năng cơ động cao, trang bị đầu đạn thông thường, hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.
Nổi bật nhất trong năm 2017 là các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 và Hwasong-15, có tầm bắn tối đa 10.000-13.000 km. Việc hoàn thiện các mẫu tên lửa này giúp Triều Tiên sở hữu khả năng đe dọa trực tiếp toàn bộ lãnh thổ Mỹ, tăng lợi thế trong các cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Hàn Quốc
Seoul hiện sở hữu ba hệ thống tên lửa riêng biệt để đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Đầu tiên là tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 của Đức với số lượng 260-270 quả, trang bị cho phi đội tiêm kích đa năng F-15K. Tên lửa KEPD 350 có tầm bắn gần 500 km, đủ sức tấn công các mục tiêu ở phía bắc Bình Nhưỡng khi phóng đi từ không phận Seoul. Đầu đạn đa năng của KEPD 350 có thể phá hủy nhiều loại hầm ngầm kiên cố.
Tên lửa đạn đạo chủ lực của Hàn Quốc là Hyunmoo-2, trong đó phiên bản Hyunmoo-2C mới nhất có tầm bắn tới 800 km, đủ xa để tiêu diệt mọi mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Triều Tiên. Hàn Quốc cũng đang phát triển biến thể Hyunmoo-2B phóng từ tàu ngầm, nhưng nước này chưa có tàu ngầm mang được tên lửa đạn đạo.
Cuối cùng là tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hyunmoo-3 do Hàn Quốc tự phát triển. Seoul đang biên chế hai biến thể gồm Hyunmoo-3A và Hyunmoo-3B, có tầm bắn lần lượt là 500 và 1.000 km. Phiên bản Hyunmoo-3C tầm bắn 1.500 km đang trong quá trình phát triển.
Nhật Bản
Trong nhiều năm, Nhật Bản luôn tránh sở hữu các vũ khí tấn công như tên lửa hành trình để đáp ứng hiến pháp hòa bình. Tuy nhiên, chính phủ nước này không giấu tham vọng mua tên lửa tấn công đa nhiệm (JSM) và AGM-158 JASSM-ER. Hai loại vũ khí này có thể giúp Nhật tiêu diệt tên lửa Triều Tiên ngay trên bệ phóng, có thể dùng để răn đe và thực hiện đòn phủ đầu chớp nhoáng.
Mẫu AGM-158 sẽ được trang bị cho tiêm kích F-35 Nhật trong tương lai. Ảnh: Wikipedia.
JSM đạt tầm bắn tối đa 550 km, được thiết kế để nằm gọn trong khoang vũ khí của tiêm kích tàng hình F-35, chiến đấu cơ mũi nhọn tương lai của Nhật với số lượng 42 chiếc, cũng như có thể phóng từ tàu chiến. Mẫu AGM-158 JASSM-ER có tầm bắn 925 km dự kiến được trang bị cho tiêm kích F-15J nước này.
Đài Loan
Trung Quốc luôn tỏ ý sẵn sàng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực. Do vậy, Đài Loan liên tục tìm cách sở hữu các loại tên lửa có uy lực để ngăn kịch bản này xảy ra.
Đài Loan biên chế tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hsiung Feng IIE (HF-2E) mang đầu đạn nặng 200 kg, tầm bắn 600 km. Loại tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 450 km, lớn hơn độ rộng 128-225 km của eo biển Đài Loan.
Ngoài ra, Đài Loan cũng nghiên cứu tên lửa hành trình cho chiến đấu cơ mang tên Wan Chien với tầm bắn 240 km. Mục tiêu cao nhất của Đài Loan hiện tại là cho ra đời dòng tên lửa có tầm bắn trên 2.000 km để trực tiếp đe dọa thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Theo Duy Sơn (VnExpress)
Nhật Bản sắp sắm tên lửa có tầm bắn đến Triều Tiên? Nhật Bản sắp lần đầu tiên mua các tên lửa tầm xa có khả năng bắn tới các vị trí trọng yếu của Triều Tiên, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 5/12. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Reuters) Theo Reuters, chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc bổ sung một phần ngân sách quốc phòng của năm tài khóa...