Chiến dịch ủng hộ người tị nạn
“Một tỷ dặm an toàn” là chiến dịch do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phát động mới đây, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về quãng đường khó khăn mà người tị nạn buộc phải vượt qua để thoát khỏi bạo lực trong nước.
70% số người tị nạn xuất phát từ 10 quốc gia có chiến tranh và xung đột.
Thông qua chiến dịch, UNHCR cũng hy vọng huy động được 15 triệu USD để hỗ trợ người tị nạn.
Vấn đề người tị nạn và nhập cư đang trở thành chủ đề gây tranh cãi gay gắt ở cả Mỹ lẫn các nước châu Âu, không chỉ là thách thức của riêng mỗi quốc gia mà đã trở thành cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu. Theo UNHCR, trong năm 2017, gần 70 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Khoảng 70% số người tị nạn đến từ 10 quốc gia đang có chiến tranh và xung đột.
Xy-ri được ghi nhận là nơi có nhiều người phải tha hương nhất, với hơn 6,3 triệu người năm 2017. Nam Xu-đăng trở thành nước có số người tị nạn tăng nhiều nhất trong năm 2017, từ 1,4 triệu người hồi đầu năm lên 2,4 triệu người vào cuối tháng 12. Cũng theo UNHCR, ước tính trong năm 2016, những người tị nạn Xy-ri đã phải vượt qua quãng đường dài hơn 240 km để đến Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi người tị nạn Nam Xu-đăng phải di chuyển hơn 640 km để đến Kê-ni-a. Con số đó chưa là gì nếu so quãng đường 2.500 km mà hàng nghìn người tị nạn từ Mỹ la-tinh, trong đó chủ yếu là người On-đu-rát, Goa-tê-ma-la, En Xan-va-đo đã phải vượt qua để đến biên giới phía nam của Mỹ giáp Mê-hi-cô.
Chiến dịch “Một tỷ dặm an toàn” mà UNHCR phát động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về quãng đường mà nhiều người tị nạn bất chấp nguy hiểm buộc phải vượt qua, để thoát khỏi bạo lực trong nước và tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Phó Cao ủy UNHCR K.Clê-men nhấn mạnh, mỗi ngày, thế giới ghi nhận nhiều hành động ý nghĩa của các nhà hoạt động xã hội, doanh nhân, nhà tài trợ, các tình nguyện viên và các tổ chức xã hội nhằm cải thiện đời sống và bảo vệ người tị nạn. Phó Cao ủy K.Clê-men cũng khẳng định, chiến dịch mà cơ quan này phát động khuyến khích cộng đồng quốc tế hỗ trợ người tị nạn, đồng thời thông qua chiến dịch này, UNHCR muốn nhắc nhở về những hành trình nguy hiểm mà nhiều người tị nạn vượt qua. “Một tỷ dặm an toàn” kêu gọi mọi người cùng hành động với tinh thần đoàn kết, cùng chạy, đi bộ hoặc đạp xe để hoàn thành quãng đường có chiều dài một tỷ dặm (tương đương khoảng 1,6 tỷ km). Người tham gia có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh để cập nhật hằng ngày, hoặc vào địa chỉ trang web www.stepwithrefugees.org để nhập quãng đường đã thực hiện vào tổng số ki-lô-mét của chương trình.
Năm 2019, người dân ở 27 quốc gia trên khắp châu Phi, châu Á, Trung và Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Đông sẽ tham gia chiến dịch. Họ là những cá nhân ủng hộ người nổi tiếng, người tị nạn và nhân viên UNHCR. Đại sứ thiện chí UNHCR B.Xtin-lơ cho hay, các gia đình buộc phải chạy trốn khỏi bạo lực và đàn áp đã thể hiện nỗ lực phi thường để sống sót. Họ đang chạy vì cuộc sống của họ, vì một ngôi nhà, nơi không có xung đột, chiến tranh và là nơi mà họ không phải sống trong sợ hãi. Đại sứ khẳng định, đó là lý do để ông kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng chiến dịch.
Người tham gia “Một tỷ dặm an toàn” cũng có thể kêu gọi tài trợ, ủng hộ để gây quỹ. UNHCR hy vọng, chương trình sẽ huy động được số tiền khoảng 15 triệu USD để hỗ trợ người tị nạn. Số tiền đó sẽ được sử dụng cho các dịch vụ đăng ký và tiếp nhận, cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi ở, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tâm lý dành cho người tị nạn.
HỒNG LĨNH
Theo NDĐT
Video đang HOT
3 vụ mất tích bí ẩn của các hoàng tử Ả rập bất mãn với hoàng gia
Trước khi xảy ra cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi gần đây, 3 hoàng tử Ả rập Xê út có quan điểm bất mãn với chính quyền cũng được cho là đã mất tích bí ẩn trong khoảng thời gian 2015-2017.
Thái tử Mohammed bin Salman và nhà báo Khashoggi (Ảnh: RT)
Ả rập Xê út những tuần gần đây đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế liên quan tới vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị mất tích sau khi vào lãnh sự quán của nước này tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/10. Ả rập Xê út xác nhận ông Khashoggi đã chết trong một vụ ẩu đả tại lãnh sự quán, song Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng ông là mục tiêu của một âm mưu sát hại được chuẩn bị từ trước.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn các nguồn tin cho biết Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman được cho là đã liên lạc với nhà báo Khashoggi qua điện thoại chỉ vài phút trước khi ông qua đời. Cuộc điện thoại này dường như nhằm thuyết phục ông Khashoggi về nước sau khi ông chuyển tới Washington, Mỹ cách đây một năm vì sợ bị trả thù do thường xuyên chỉ trích chính quyền Ả rập.
Nhà báo Khashoggi làm việc cho Washington Post và từng nhiều lần công kích Ả rập Xê út. Việc thuyết phục ông Khashoggi về nước là một phần trong chiến dịch của Ả rập Xê út nhằm ngăn chặn các đối thủ của nước này chiêu mộ những người có quan điểm bất mãn với chính quyền.
Theo News.com.au, nhà báo Khashoggi không phải người bất đồng chính kiến duy nhất vướng vào các vụ lùm xùm với chính quyền Ả rập Xê út. Ngay cả những hoàng tử có tiếng nói đối nghịch với hoàng gia cũng từng là nạn nhân của các vụ mất tích bí ẩn.
Hoàng tử Sultan bin Turki bin Abdulaziz
Hoàng tử Sultan bin Turki (Ảnh: BBC)
Hoàng tử Sultan bin Turki bị phát hiện mất tích vào tháng 2/2016 sau khi đáp chuyến bay tới Cairo, Ai Cập. Trước đó, hoàng tử này từng chỉ trích nặng nề chính quyền Ả rập Xê út vì vấn đề lạm dụng nhân quyền.
Theo News.com.au, Hoàng tử Sultan bin Turki bị các đối tượng người Ả rập Xê út bắt cóc cùng 20 thành viên trong đoàn tùy tùng đi cùng trên chuyến bay. Trong bộ phim tài liệu mang tên "Bắt cóc! Những hoàng tử mất tích của Ả rập Xê út", hai người phương Tây trong đoàn tùy tùng của Hoàng tử Sultan bin Turki đã mô tả khoảnh khắc họ phát hiện máy bay chở họ không hạ cánh ở Cairo như trong lịch trình. Thay vào đó, máy bay này chuyển hướng quay về Riyadh, Ả rập Xê út.
Các nguồn tin nói rằng hoàng tử đã đập cửa buồng lái của phi công nhưng sau đó bị các đối tượng có vũ trang trong phi hành đoàn khống chế. Khi máy bay hạ cánh, Hoàng tử Sultan bin Turki bị đưa đi trong tình trạng "gào thét và đấm đá". Ông cũng nói với đoàn tùy tùng rằng tất cả họ đã bị bắt cóc và họ nên báo tin cho các đại sứ quán của nước họ.
Hoàng tử Sultan bin Turki không bao giờ được nhìn thấy xuất hiện trở lại trong khi các thành viên khác trong đoàn tùy tùng của ông được thả vài ngày sau đó. Trước khi mất tích, hoàng tử từng tiên đoán được số phận của mình và nói với những người bạn rằng: "Nếu các bạn không tìm thấy tôi, họ có thể đã đưa tôi tới Riyadh. Hãy cố gắng làm điều gì đó".
Hoàng tử Turki bin Bandar
Hoàng tử Turki bin Bandar (trái) gặp Bộ trưởng Tài chính Pakistan năm 2003. (Ảnh: Getty)
Hoàng tử Turki bin Bandar từng là cảnh sát trưởng tại Ả rập Xê út. Ông được giao nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia Ả rập Xê út.
Tuy nhiên, theo New.com.au, một cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra trong nội bộ hoàng gia liên quan tới quyền thừa kế đã đẩy hoàng tử Turki bin Bandar vào tù. Sau khi được thả vào năm 2012, hoàng tử này đã tới Paris và bắt đầu đăng những video kêu gọi cải cách ở Ả rập Xê út lên trang chia sẻ video trực tuyến Youtube.
Hoàng tử Turki bin Bandar mất tích vào năm 2015 sau khi ông nhận được những bức thư với nội dung: "Chúng tôi sẽ đưa ông về giống như Hoàng tử Sultan".
Hoàng tử Turki bin Bandar đã để lại một bản sao của cuốn sách mà ông từng viết chung với người bạn Wael, trong đó ông đã đưa ra những dự đoán về số phận của mình.
"Gửi Wael, những thông tin này không được phép chia sẻ trừ khi tôi bị bắt cóc hoặc bị ám sát. Tôi biết tôi sẽ bị bắt cóc hoặc họ sẽ ám sát tôi. Tôi biết họ đã lạm dụng quyền của tôi cũng như quyền của người dân Ả rập Xê út", hoàng tử Bandar viết.
Nơi ở của hoàng tử Turki bin Bandar hiện vẫn là một ẩn số. Trong khi đó một tờ báo ở Morocco đưa tin các nhà chức trách nước này đã bắt giữ hoàng tử Turki bin Bandar tại Morocco khi ông chuẩn bị trở về Pháp. Sau đó hoàng tử bị trục xuất về Riyadh theo yêu cầu của chính quyền Ả rập Xê út.
Hoàng tử Saud bin Saif al-Nasr
Hoàng tử Saud bin Saif al-Nasr (Ảnh: BBC)
Cùng khoảng thời gian Hoàng tử Turki bin Bandar mất tích, Hoàng tử Saud bin Saif al-Nasr cũng chịu chung số phận tương tự.
Hoàng tử Saud bin Saif bắt đầu viết các dòng chỉ trích chính quyền Ả rập Xê út trên mạng xã hội Twitter từ năm 2014. Cũng trong năm này, ông yêu cầu truy tố các thành viên trong hoàng gia Ả rập Xê út - những người đã hậu thuẫn cho việc lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi.
Năm 2015, Hoàng tử Saud bin Saif công khai ủng hộ 2 bức thư kêu gọi đảo chính lật đổ Quốc vương Ả rập Xê út. Hành động này bị coi là tội phản quốc và Hoàng tử Saud bin Saif sau đó bị phát hiện mất tích. Kể từ đó hoàng tử này không được nhìn thấy xuất hiện trở lại.
Một hoàng tử bất đồng chính kiến khác từng tiết lộ với BBC rằng Hoàng tử Saud bin Saif có thể đã bị lừa để lên môt máy bay đưa về Ả rập Xê út. Hiện chưa rõ hoàng tử này giờ đang ở đâu.
"Bây giờ số phận của Hoàng tử Saud cũng tương tự Hoàng tử Turki, người đang ở trong tù", nguồn tin cho biết.
Thành Đạt
Theo Dantri/ News.com.au
Thái tử Ả rập Xê út lần đầu lên tiếng vụ nhà báo nghi bị sát hại Thái tử Ả rập Xê út Mohammad bin Salman tuyên bố tất cả thủ phạm có liên quan tới cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi đều bị trừng phạt để đảm bảo công lý được thực thi. Thái tử Mohammad bin Salman và nhà báo Khashoggi. (Ảnh: RT) Thái tử Mohammad bin Salman ngày 24/10 đã đề cập tới vụ việc liên...