Chiến dịch tranh cử của ông Trump thừa nhận thua xa bà Clinton
Một cố vấn cấp cao của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump thừa nhận, ông Trump đang thua thiệt so với đối thủ Dân chủ Hillary Clinton khi bà chiếm ưu thế trong các cuộc bỏ phiếu sớm tại một số bang chủ chốt.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)
Quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, Kellyanne Conway, hôm qua 23/10 thừa nhận bà Clinton có những “lợi thế cực lớn” trong đó ngân sách lớn cho phép chiến dịch của bà dành hàng triệu USD cho hoạt động quảng cáo truyền hình trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 8/11.
“Chúng tôi đã bị tụt lại phía sau”, bà Conway chia sẻ với đài NBC, đồng thời cho biết thêm chiến dịch của ông Trump sẽ nỗ lực thuyết phục các cử tri còn do dự.
Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ bà Clinton tiếp tục dẫn trước ông Trump trong các cuộc thăm dò dư luận.
Theo khảo sát công bố hôm qua do Washington Post và ABC Newsthực hiện, tỷ lệ ủng hộ bà Clinton hiện là 50%, trong khi của ông Trump chỉ 38%. Cũng theo khảo sát này, bà Clinton dẫn trước ông Trump về tỷ lệ ủng hộ từ các cử tri nam.
Khi chênh lệch tỷ lệ ủng hộ giữa hai ứng viên ngày càng nới rộng, ông Trump liên tiếp đưa ra cáo buộc rằng cuộc bầu cử bị “sắp đặt”, song không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh cho cáo buộc đó. Trong cuộc tranh luận cuối cùng hôm 19/10, tỷ phú New York thậm chí còn bóng gió khả năng sẽ không công nhận kết quả bầu cử nếu thua cuộc. Tuyên bố một ngày sau đó, ông Trump nói sẽ công nhận kết quả nếu ông thắng cuộc. Trong khi đó, con trai của ông, Eric Trump, hôm qua cũng nói rằng, chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ thừa nhận kết quả chung cuộc nếu cảm thấy kết quả đó là công bằng.
Video đang HOT
Về phần mình, sau khi liên tiếp “ghi điểm” qua các cuộc tranh luận và “ghi điểm” nhờ chính những bê bối của ông Trump, bà Clinton được cho là cảm thấy hiện tại không cần quan tâm đến đối thủ Cộng hòa nữa.
“Tôi đã tranh luận 4 tiếng rưỡi với ông ấy. Tôi thậm chí bây giờ không còn nghĩ đến việc phải đối phó với ông ấy nữa. Ông ấy có thể nói bất cứ điều gì ông ấy muốn. Ông ấy có thể tiếp tục chiến dịch tranh cử như mong muốn, hay ông ấy có thể kiện những phụ nữ đã tố cáo ông ấy. Tôi thì sẽ tiếp tục bàn về những việc mà chúng tôi muốn làm”, bà Clinton nói.
Tuần trước, bà Clinton cũng cho biết, chiến dịch tranh cử của bà hiện chuyển trọng tâm sang mục tiêu làm thế nào để giúp đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Quốc hội thông qua việc hỗ trợ các nghị sĩ Dân chủ ở từng bang trong cuộc chạy đua vào Quốc hội. Trong khi đó, hiện bà Clinton vẫn từ chối bình luận về việc liệu sẽ chọn ai trong ê-kíp điều hành chính phủ của bà nếu đắc cử.
Minh Phương
Theo Telegraph, BBC
WikiLeaks tiết lộ hòm thư cá nhân của ông Obama
Trang web WikiLeaks ngày 20/10 đã phát tán các bức thư điện tử bị đánh cắp liên quan tới Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong số này có các email được gửi từ một địa chỉ bí mật mà ông Obama có thể từng sử dụng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: Reuters)
CNN đưa tin, theo các email do WikiLeaks tiết lộ, ông Obama có thể đã sử dụng địa chỉ hòm thư bobama@ameritech.net trong thời gian cuối của cuộc vận động tranh cử năm 2008, trước khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm đó.
Những email gửi đến và đi từ địa chỉ đó nằm trong số email bị đánh cắp từ địa chỉ bị đánh cắp từ hòm thư của ông John Podesta, hiện là Chủ tịch chiến dịch tranh cử tổng thống 2016 của bà Hillary Clinton. Ông Podesta từng là cố vấn lâu năm của nhà Clinton và là chánh văn phòng của Tổng thống Bill Clinton từ 1198-2001. Podesta cũng là người đứng đầu nhóm chuyển giao của ông Obama trước khi ông nhậm chức tổng thống.
Theo NBC, các thư từ điện tử từ tháng 10-11/2008 liên quan tới ông Obama bị tiết lộ đã cho thấy nhóm của ông Obama tập trung vào việc định hình chính quyền mới và vận hành nó ngay cả trước ngày bầu cử năm đó.
Trong một email ngày 30/10/2008, ông Podesta viết cho ông Obama và cố vấn Pete Rouse về "các quyết định nhân sự kinh tế".
"Barack. Cuộc họp hôm qua diễn ra tốt đẹp", ông Podesta viết. "Khi chúng ta lên kế hoạch thành lập một hội đồng kinh tế quốc gia khẩn cấp, chúng ta có hai câu hỏi chưa được giải đáp, có trong 2 trang ghi nhớ của tôi".
Ông Podesta đã hối thúc để sớm đưa ra quyết định liệu để William Daley hay Daniel Tarullo điều hành nhóm nhân sự kinh tế tạm thời ở đầu giai đoạn chuyển tiếp. Ông Podesta đề xuất Tarullo.
Podesta cũng nhắc nhở rằng ông Obama đã đề xuất nhà đầu tư Warren Buffett vào danh sách tiềm tàng các thành viên của bộ máy chuyển tiếp ngoài hội đồng kinh tế. Ông đề nghị Obama đưa ra quyết định.
Trong thư trả lời vào lúc 11h47 phút vào đêm cùng ngày, ông Obama đáp: "Tôi sẽ đưa ra câu trả lời vào ngày mai. Barack". Email này cho thấy nó được gửi từ điện thoại BlackBerry của ông Obama.
Hãng tin RT trích một email khác được ông Podesta viết cho ông Obama lúc 7h39 tối ngày 4/11/2008, bàn về hội nghị G20 sắp tới. "Tôi không muốn làm phiền ông hôm nay. Thông tin dưới đây liên quan tới một lời mời có khả năng từ hội nghị G20 vào ngày 15/11".
Email đó được gửi tới ông Obama chỉ 21 phút trước khi các kênh truyền hình lớn tại Mỹ đưa tin rằng ông chiến thắng trong cuộc bầu cử và sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. "Nếu Tổng thống Bush nêu ra vấn đề này với ông hôm nay thì tôi muốn ông biết là các cố vấn của ông đều nhất trí với đề xuất rằng ông KHÔNG tham dự", ông Podesta viết.
Một trong số các email có tiêu đề "Diversity" gửi tới ông Obama nói về các phương án lựa chọn nội các cho chính quyền mới. Email này được gửi từ Michael Froman, người khi đó là một quan chức của Citibank và sau đó trở thành đại diện thương mại Mỹ trong chính quyền Obama.
Email đã liệt kê các ứng viên người Mỹ gốc Á, người gốc Latinh và người Mỹ gốc Phi, cũng như các ứng viên nữ để ông Obama để cân nhắc bổ nhiệm vào nội các. Bà Clinton, đối thủ ông Obama trong cuộc đua giành tấm vé đề cử tổng thống của đảng Dân chủ, được liệt kê là ứng viên tiềm năng cho vị trí ngoại trưởng.
Theo NBC, ông Obama gắn bó tới chiếc điện thoại BlackBerry trước khi đắc cử tới nỗi ông đã hối thúc giới chức an ninh Nhà Trắng nghĩ ra cách thức nào đó để ông có thể sử dụng thiết bị email di động. Mật vụ và các cơ quan tình báo Mỹ đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ các cơ quan tình báo nước ngoài có thể tiếp cận bất kỳ thiết bị nào mà tổng thống có thể mang theo người. Cuối cùng, họ đã phát triển ra một thiết bị an toàn và tổng thống đã có thể tiếp tục sử dụng hòm thư điện thoại di động.
Các tiết lộ từ email của ông Obama trong số thư từ bị WikiLeaks phát tán cho thấy giới chức tình báo đã đúng khi lo ngại về sự riêng tư trong các liên lạc của tổng thống Mỹ khi đó.
Hiên Nhà Trắng không bình luận gì về các thông tin trên. Chiến dịch tranh cử của bà Clinton cũng không xác nhận rằng các email mà WikiLeaks phát tán có phải là thật hay không. Hiện truyền thông Mỹ chưa kiểm chứng độc lập được tính xác thực của các email trên.
An Bình
Theo Dantri
Clinton hay Trump chiến thắng trong cuộc "khẩu chiến" cuối cùng? Cuộc tranh luận trực tiếp lần 3 diễn ra giữa 2 ứng viên tổng thống Mỹ đã thu hút sự chú ý của dư luận. Trên các mạng xã hội đã bắt đầu xuất hiện các đánh giá liệu ai thắng, ai thua trong cuộc tranh luận này. Hai ứng viên tổng thống Mỹ. (Ảnh: AFP) THĂM DÒ Ý KIẾN Theo bạn, ứng...