Chiến dịch “TPHCM xin chào” vừa khởi động, khách đã nườm nượp
Một hình ảnh báo hiệu du lịch TPHCM tái khởi động khả quan sau khi Sở du lịch thành phố phát động chiến dịch vài ngày.
Rất nhiều du khách đã đổ về trung tâm TPHCM tham quan, một hình ảnh chỉ quen thuộc trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Người nghệ sĩ mang đàn ra phố góp vui, thoả niềm đam mê
Phía trước Bưu điện TPHCM đông đúc, nườm nượp du khách
Một hình ảnh đẹp báo hiệu sự hồi sinh mạnh mẽ của ngành du lịch
Nhiều nhóm bạn trẻ tranh thủ ra chụp ảnh kỷ yếu
Tâm lý đi du lịch đã thoải mái hơn rất nhiều
Hy vọng thị trường quốc tế nhanh chóng phục hồi để ngành du lịch được tái sinh
Video đang HOT
Nhiều nhóm du khách vui chơi tại đường sách Nguyễn Văn Bình
Đường sách Nguyễn Văn Bình khởi động trở lại với nhiều hoạt động triển lãm ảnh, ra mắt sách…
Du khách tự tin diện những bộ cánh đẹp tham quan triển lãm ảnh gần nhà thờ Đức Bà
Một gia đình từ miền Tây lên TPHCM du lịch tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang khi dẫn trẻ nhỏ dạo chơi khu vực Hồ Con Rùa (quận 3)
Bên trong một con hẻm ăn vặt trên đường Hai Bà Trưng, quận 1
Chiến dịch “TPHCM xin chào” nhằm khởi động lại ngành du lịch sau đợt dịch lần 2, cũng như quảng bá hình ảnh TPHCM – điểm đến du lịch an toàn, sống động và luôn thân thiện tươi mới. Chiến dịch bao gồm 2 giai đoạn chính, song song với hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch, thành phố cũng sẽ triển khai đồng thời nhiều giải pháp khác nhau để kéo khách đi du lịch trở lại.
Đáng chú ý, ca khúc “Hello Ho Chi Minh City” được sáng tác riêng cho chiến dịch; ấn phẩm Cẩm nang du lịch TPHCM (travel guide) bản tiếng Việt và tiếng Anh cũng sẽ được giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước…
Bà Võ Thị Ngọc Thúy, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM kỳ vọng chiến dịch “TPHCM xin chào” sẽ giúp khôi phục hoạt động du lịch của thành phố sau cú “đánh bồi” của đại dịch Covid-19; hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị du lịch sống động hàng đầu châu Á.
TPHCM sẵn sàng cho lần tái khởi động ngành du lịch…
“TPHCM là nơi du khách được trải nghiệm những giá trị khác biệt của di sản văn hóa, lối sống và là điểm đến an toàn, thông minh, mang đến sự hứng khởi và cảm xúc trên mỗi hành trình, lôi cuốn du khách từ mọi miền đất nước. Một thành phố sống động từng góc phố, từng con người”, bà Ngọc Thúy chia sẻ.
'We Love Thailand' - Chiến dịch kích cầu du lịch hậu Covid-19 của Thái Lan: Lôi kéo du khách lên núi, về quê trồng lúa, giã gạo trốn dịch
Chiến dịch 'We Love Thailand' được Thái Lan khởi động nhằm lôi kéo du khách về quê, lên núi trồng lúa, giã gạo trốn dịch.
Hội đồng Du lịch Thái Lan (TCT) đang chuẩn bị khởi động chiến dịch "We Love Thailand" (Chúng tôi yêu Thái Lan) hợp tác với Bộ Du lịch và thể thao cùng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) để kích cầu du lịch nội địa sau dịch Covid-19 khiến hoạt động du lịch gần như đóng băng.
"Chiến dịch này sẽ quảng bá cho các sản phẩm và điểm tham quan hấp dẫn mới trong nước đặc biệt là những thứ liên quan tới các cộng đồng du lịch".
Chủ tịch TCT Chairat Trirattanajarasporn cũng nói rằng nhu cầu du lịch trong nước sẽ cần được quảng bá trong 1 - 2 năm trong khi thị trường chờ đợi khách du lịch nước ngoài lấy lại niềm tin.
Bước đầu, chiến dịch này kỳ vọng rằng những khách du lịch nước ngoài đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc các nước Asean sẽ quay trở lại Thái Lan trước tiên.
"Thái Lan cần khách du lịch Trung Quốc để phục hồi", ông Chairat nhấn mạnh.
"Khi tình hình trở nên an toàn hơn, khách Trung Quốc sẽ quay trở lại Thái Lan vì đất nước chúng tôi gần họ. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc có tiềm năng mở rộng".
Ý tưởng được phía các nhà chức trách đưa ra cho chiến dịch này sẽ là nhắm tới cung cấp những gói nghỉ dài ngày cho khách du lịch nước ngoài muốn đến những địa điểm không có dịch bệnh - thường là các cộng đồng địa phương. Các gói "du lịch không dịch bệnh" như vậy dự kiến sẽ được tung ra trong quý cuối cùng của năm nay, thời điểm mà khách du lịch từ các nước phương Tây thường tìm kiếm những nơi ấm áp hơn.
Trên thực tế, Thái Lan từ trước đến nay đã nổi tiếng với hình thức du lịch cộng đồng rất thu hút du khách ưa thích trải nghiệm. Từ miền Bắc đến miền Nam, chính quyền địa phương đã rất biết khai thác những lợi thế núi non hùng vĩ hay cuộc sống bình yên ở những làng chài của người dân để phát triển du lịch.
Ví dụ, khi đến Koh Klang - một hòn đảo ở miền nam Thái Lan, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt truyền thống của người dân như tham gia trồng lúa, thu hoạch lúa (nếu đúng mùa), xem người dân chế biến gạo lứt hữu cơ, làm thuyền Hua Thong... Buổi tối, nếu không thích đi dạo thư giãn, du khách có thể tham gia hoạt động các cộng đồng như dạy tiếng Anh cho người dân, tham gia các trò chơi dân gian...
Theo Tổng cục trưởng TAT Yuthasak Supasorn, khi đại dịch Covid-19 ở Thái Lan được đưa vào tầm kiểm soát, du khách quốc tế phải không là nguồn gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai. Những thông lệ sàng lọc y tế mới đối với du khách trước khi lên máy bay đến Thái Lan có thể trở thành tiêu chuẩn trong tương lai như ý tưởng hộ chiếu miễn dịch hoặc chứng nhận không có rủi ro.
Covid-19 khiến toàn ngành du lịch Thái Lan rơi vào thảm họa
Báo cáo từ Liên đoàn lao động quốc tế ILO cũng như Bộ Thương mại Thái Lan nói rằng thất nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người trong lĩnh vực du lịch Thái Lan. Một ngành công nghiệp quan trọng chiếm 21% GDP cả nước.
"Lĩnh vực du lịch Thái Lan đã trải qua rất nhiều cú sốc trong quá khứ gồm cả thảm họa thiên nhiên và biến động chính trị. Tuy nhiên, hiện tại họ đang có nguy cơ phải đối mặt với những nguồn rủi ro mới rất đáng phải quan tâm", Liên đoàn Lao động của Liên hợp quốc đưa ra nhận định.
Tổ chức này cũng cho biết thêm: "Độ lớn của cú sốc kinh tế hiện tại tới từ sức khỏe và ảnh hưởng kinh tế gắn chặt với dịch Covid-19 là chưa từng có trong lịch sử".
Khách du lịch quốc tế đến Thái Lan vào tháng 1 và 2 năm nay giảm xuống 5,9 triệu khách so với 7,3 triệu khách cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ Thể thao và du lịch, doanh thu thời gian này giảm từ 381 triệu baht xuống còn 293 triệu baht - tức là giảm hơn 23%.
Riêng từ tháng 1 đến tháng 3, 139.000 người trong lĩnh vực du lịch đã mất việc, hầu hết làm việc trong mảng khách sạn, lưu trú.
Thậm chí số lượng người thất nghiệp có thể tăng lên 10 triệu người nếu khủng hoảng không kết thúc trước cuối tháng 6.
Để tham gia hỗ trợ cho chiến dịch "We Love Thailand" và cũng là cứu chính mình, nhiều doanh nghiệp Thái Lan cũng nhiệt tình tham gia. Điển hình như Tập đoàn khách sạn Dusit International đã cam kết hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương như Ban Pha Bong tại Mae Hong Son - một tỉnh miền núi phía bắc Thái Lan nổi tiếng là địa điểm du lịch trải nghiệm cho những du khách yêu thích trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên.
CEO Tập đoàn Suphajee Suthumpun nói rằng Dusit sẽ làm việc với các cộng đồng như Ban Pha Bong để tăng nhận thức về những sản phẩm địa phương như dầu dừa, gạo hữu cơ và túi handmade cũng như quảng bá những địa điểm đẹp thông qua những chiến dịch trực tuyến.
Ông Suphajee nhắm đến việc huy động 1 triệu baht doanh thu cho mỗi cộng đồng trong năm đầu tiên.
Thái Lan đã bắt đầu gỡ bỏ lệnh giới hạn với doanh nghiệp và kể từ chủ nhật. Trung tâm thương mại cũng có thể mở cửa như siêu thị, nhà thuốc trong khi cửa hàng đồ ăn uống sẽ chỉ được mở bán mang đi.
Trong ngày chủ nhật, Thái Lan ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19 nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 2969 trường hợp. Như vậy đã 1 tuần liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới dưới 10 người mỗi ngày.
Hình ảnh người phụ nữ đầy thân thương trong bộ ảnh tuyệt đẹp về TPHCM Bên cạnh sự hiện đại với những ngôi nhà cao tầng, bộ ảnh tuyệt đẹp về TPHCM dưới hình thức bưu thiếp (postcard) còn có hình ảnh đầy thân thương của người phụ nữ miệt mài với công việc lao động hằng ngày. Hình ảnh về người phụ nữ lao động trong bộ ảnh giới thiệu TPHCM - Ảnh: Sở Du lịch TPHCM...