Chiến dịch Thần tình yêu táo bạo của Mỹ
Phi công điều khiển máy bay lên độ cao 3.000 m sau đó chuyển quyền điều khiển bằng sóng radio rồi nhảy dù là ý tưởng táo bạo trong chiến dịch quân sự mang tên “Thần tình yêu”.
Dự án Thần tình yêu đã đưa công nghệ điều khiển vũ khí bằng sóng vô tuyến lên một giới hạn mới. Ảnh: Wikipedia
Theo Paleofuture, từ những năm Thế chiến I, giới quân sự thế giới nhận thấy vũ khí có điều khiển chính là công cụ quyết định sức mạnh trên chiến trường. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, người ta chưa tìm ra cách hiệu quả để điều khiển vũ khí. Các nhà khoa học đánh giá sóng radio có tiềm năng rất lớn trong việc dẫn đường cho vũ khí nhưng vẫn chưa nắm được công nghệ điều khiển bằng sóng vô tuyến.
Những năm 1940, người Mỹ tiến hành chương trình thử công nghệ điều khiển bằng sóng vô tuyến, chương trình mang mật danh “Dự án Thần tình yêu”. Dự án đã đưa công nghệ điều khiển vũ khí bằng sóng vô tuyến tới một giới hạn mới. Ý tưởng mà các nhà khoa học đưa ra là biến một máy bay ném bom cũ thành quả bom có điều khiển.
Phi cơ sẽ mang theo 9 tấn thuốc nổ. Hai phi công điều khiển máy bay lên độ cao 3.000 m. Họ hướng máy bay đến mục tiêu rồi chuyển quyền điều khiển bằng sóng vô tuyến cho trung tâm và nhảy dù ra ngoài. Lúc này, phi cơ sẽ hoạt động như một máy bay không người lái, lao đến mục tiêu thông qua tín hiệu điều khiển bằng sóng radio.
Khi đó, chiếc máy bay sẽ xả khói trắng giúp nhìn rõ quỹ đạo bay. Hai máy quay sẽ ghi và chuyển tín hiệu điều khiển cùng góc nhìn từ khoang lái về trung tâm chỉ huy. Chiếc máy bay mang bom điều khiển từ xa được đánh giá là một cuộc cách mạng về công nghệ điều khiển.
Ở thời điểm Thế chiến I, công nghệ điều khiển bằng sóng vô tuyến còn khá mới mẻ và chưa được thử nghiệm nhiều. Chương trình thử nghiệm của dự án được đánh giá rất nguy hiểm. Dự án có độ rủi ro rất cao và quân đội Mỹ phải kêu gọi sự tình nguyện.
Kennth Waters, một trong những phi công tham gia dự án nói: “Họ cần những tình nguyện viên cho một dự án đặc biệt, nếu bạn tham gia, bạn được công nhận đã hoàn thành 5 nhiệm vụ thông thường và thưởng huân chương”.
Những anh hùng xả thân vì khoa học
Những phi công dám chấp nhận rủi ro để thử nghiệm công nghệ mới. Sự hy sinh của họ đã mở đường cho sự tiến bộ của khoa học. Ảnh: Ytimg
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 4/8/1944, phi công nhảy dù thành công nhưng phi cơ mất kiểm soát. Vài tuần sau đó, một phi công thử nghiệm tử nạn khi màn hình điều khiển từ xa mất kiểm soát. Một phi công khác thiệt mạng khi dù của ông vướng vào đuôi máy bay khi nhảy ra ngoài.
Phi công Waters chia sẻ: “Phi cơ bay với tốc độ 250-270 km/h, do đó dòng không khí dễ cuốn và ném phi công vào đuôi máy bay nơi tôi có thể va chạm vào các bộ phận ở đó”. Chiến dịch Thần tinh yêu khiến nhiều phi công thiệt mạng, trong đó có Joseph P. Kennedy (anh trai của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy).
Ngày 12/8/1944, phi công Joseph P. Kennedy cùng Wilford J. Willy cất cánh làm nhiệm vụ ném bom ở phía bắc nước Pháp. Trong nhiệm vụ này, người ta đã lắp một công tắc nhắm bắn điện tử mới thay thế cho hệ thống thủ công cũ. Nhiệm vụ của phi công là bật công tắc và nhảy dù ra ngoài.
Chỉ vài giây sau khi phi công bật công tắc, máy bay đã phát nổ khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn khiến người ta không thể điều tra nguyên nhân gây tai nạn. Các chuyên gia phỏng đoán rằng, chập điện có thể là nguyên nhân khiến máy bay phát nổ.
Tiến sĩ William Atwater, giám đốc Bảo tàng vũ khí lục quân Mỹ, nói: “Nếu không có những phi công tình nguyện dám chấp nhận rủi ro, bạn không bao giờ biết được công nghệ đó có thể áp dụng thành công hay không”.
Chiến dịch Thần tình yêu tuy không thành công nhưng đã mở ra khả năng ứng dụng công nghệ sóng vô tuyến để điều khiển vũ khí về sau, đặc biệt là các máy bay không người lái hiện đại. Bên cạnh ứng dụng quân sự, dự án còn mở đường cho một công nghệ dân sự thú vị là sự ra đời của chiếc TV.
Theo Tri Thức
Video đang HOT
Trận hải chiến nhấn chìm thiết giáp hạm "khủng" nhất Nhật Bản
Trận chiến tại vịnh Leyte là trận hải chiến có quy mô lớn nhất trong các cuộc chiến tranh và cũng đánh dấu sự kết thúc cho vai trò của thiết giáp hạm trong lịch sử.
Ảnh minh họa
Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thiết giáp hạm là loại tàu chiến hùng mạnh nhất trên biển và là biểu tượng cho sức mạnh hải quân của các quốc gia cho đến trước khi tàu sân bay ra đời.
Sau đây là những trận chiến lớn với nhiều thiết giáp hạm tham gia nhất.
4. Trận chiến Lemnos
Đây là trận đụng độ lớn giữa hải quân Hy Lạp và hải quân đế quốc Ottoman, diễn ra vào ngày 18/01/1913, trong cuộc chiến Balkan lần thứ 1.
Mỗi bên có 3 thiết giáp hạm tham gia trận chiến này, cùng một số tàu chiến hỗ trợ khác.
Trước đó, hải quân 2 nước đã từng giao chiến một lần vào tháng 12/1912, với phần thắng thuộc về Hy Lạp.
Để trả đũa, hải quân Ottoman lên kế hoạch tiêu diệt hạm đội Hy Lạp đang neo đậu tại đảo Lemnos.
Kế hoạch của họ là dùng một tuần dương hạm bí mật xâm nhập và tấn công cảng, sau đó rút đi, hy vọng một phần hạm đội Hy Lạp sẽ truy đuổi. Khi đó, hạm đội Ottoman có thể tấn công phần còn lại của hạm đội Hy Lạp.
Tuy nhiên trên thực tế, tư lệnh hạm đội Hy Lạp đoán được ý đồ của quân hải quân Ottoman và giữ toàn bộ hạm đội của mình trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, chờ đợi sự xuất hiện của hạm đội Ottoman.
Trong trận chiến diễn ra sau đó, các tàu của Ottoman khai hỏa với nhịp bắn cao nhưng độ chính xác rất kém. Hỏa lực từ tàu Hy Lạp ngược lại khá chính xác.
Kết thúc cuộc chiến, hạm đội Ottoman phải rút đi, với 3 tàu bị hư hỏng nặng. Phía Hy Lạp chỉ có 1 thủy thủ bị thương.
Thiết giáp hạm Barbaroshayreddin của hải quân Ottoman
5. Trận chiến Jutland
Jutland, một trong những trận hải chiến có quy mô lớn nhất trong lịch sử, diễn ra trong 2 ngày 31/5 và 1/6/1916 giữa 2 hạm đội chủ lực của hải quân Anh và Đức.
Phía Anh tung vào trận chiến 150 tàu chiến, trong đó gồm 28 thiết giáp hạm. Còn phía Đức có 100 tàu, với 16 thiết giáp hạm. Hơn 100.000 sĩ quan và thủy thủ của cả 2 bên tham gia trận chiến này.
Ưu thế trên biển khi đó vẫn nghiêng hẳn về phía người Anh. Mục tiêu của người Đức trong trận chiến này là tiêu diệt nhiều sinh lực của hải quân Anh nhất có thể.
Trong khi đó, hải quân Anh muốn đánh bại hoàn toàn hải quân Đức trong một trận quyết chiến.
Mặc cho số tàu chiến và quy mô hỏa lực khổng lồ của 2 hạm đội, trận chiến kết thúc mà không bên nào giành được thắng lợi rõ ràng. Không có thiết giáp hạm nào bị đánh chìm.
Tuy vậy, thiệt hại của cả 2 bên là khá nặng nề. Hơn 6.000 thủy thủ Anh và 2.500 thủy thủ Đức thiệt mạng. Tương quan lực lượng trên biển của Anh và Đức sau trận chiến này vẫn không thay đổi.
Hạm đội Anh chịu thiệt nặng hơn một phần do họ sử dụng loại thuốc phóng, dùng cho các đại pháo, dễ bắt lửa.
Các tàu chiến của họ cũng mang theo cơ số thuốc phóng rất lớn, một phần trong đó không được bảo vệ và che chắn kỹ lưỡng.
Vì vậy, nhiều tàu Anh sau khi trúng đạn của Đức và bị bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa này lan đến khoang chứa đầu đạn và kích nổ số đạn này.
Tuần dương hạm hạng nặng Queen Mary là một trong những con tàu có kho đạn bị bắt lửa và nổ tung
6. Trận chiến tại vịnh Leyte
Tháng 10/1944, lực lượng Mỹ, dưới quyền tướng McArthur, đổ bộ lên đảo Leyte chuẩn bị cho chiến dịch tái chiếm Philippines khỏi tay phát xít Nhật.
Trực tiếp hỗ trợ chiến dịch đổ bộ là Hạm đội 7, nhưng gần đó còn có Hạm đội 3 trong tư thế sẵn sàng tiếp ứng nếu hải quân Nhật tấn công lực lượng đổ bộ. Hạm đội 3 khi đó gồm 14 tàu sân bay và hơn 1.000 chiến đấu cơ.
Nửa đêm ngày 18/10/1944, hạm đội Nhật gồm 7 thiết giáp hạm, 15 tuần dương hạm và 20 khu trục hạm xuất phát đến biển Phillippines để chặn đà tấn công của người Mỹ.
Lúc này lực lượng máy bay của hải quân Nhật đã gần như bị tiêu diệt hết, vì vậy, Nhật chỉ có thể trông cậy vào các thiết giáp hạm.
Đáng chú ý nhất là 2 thiết giáp hạm khổng lồ Musashi và Yamato, mỗi chiếc có lượng choán nước hơn 70.000 tấn.
Kế hoạch tác chiến của hải quân Nhật là chia lực lượng thành 2 mũi và cùng lúc tấn công hạm đội 7 của Mỹ từ 2 phía.
Mũi tấn công chính, bao gồm Musashi và Yamato, do phó Đô đốc Kurita chỉ huy. Mũi tấn công phụ nằm dưới quyền phó Đô đốc Nishimura.
Kế hoạch này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phối hợp chặt chẽ giữa 2 hải đội. Tuy vậy, hải quân Nhật cũng hiểu rõ tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía người Mỹ.
Do đó, họ sử dụng những tàu sân bay của mình cho vai trò nghi binh. Thiếu máy bay và phi công, những tàu sân bay này không còn có tác dụng trên thực tế nhưng phía Mỹ khi đó vẫn chưa biết được điều này.
Sáng ngày 24/10/1944, cả 2 mũi tấn công của hạm đội Nhật đều bị máy bay trinh sát của hạm đội 3 phát hiện.
Tư lệnh hạm đội, Đô đốc Hasley, phát lệnh xuất kích cho toàn bộ lực lượng máy bay khổng lồ của mình.
Không có máy bay hỗ trợ, các tàu chiến Nhật chiến đấu trong vô vọng trước những đợt tấn công liên tục của người Mỹ.
Cả Yamato và Musashi đều là những mục tiêu tấn công chính nhưng Musashi kém may mắn hơn khi liên tục bị đánh trúng.
Đến cuối ngày hôm đó, siêu thiết giáp hạm này chìm xuống đáy biển sau khi đã hứng chịu hơn 30 quả bom và ngư lôi, và cùng với con tàu là một nửa trong thủy thủ đoàn 2.200 người.
Thiết giáp hạm Yamato sau khi bị trúng một quả bom
Tuy vậy, hạm đội Nhật chưa bị chặn đứng và tiếp tục di chuyển như theo kế hoạch.
Trong khi đó, Đô đốc Hasley lại ra lệnh cho hạm đội 3 truy đuổi nhóm tàu sân bay của Nhật, theo đúng như dự tính của đối phương.
Đêm ngày 24, rạng sáng ngày 25/10, hai mũi tấn công của Nhật tiến vào vùng biển Phillipines và giao chiến với hạm đội 7.
Đây là một trong số rất ít những trận giao chiến trên biển lớn trong thế chiến thứ 2 mà không có sự tham gia của máy bay, chỉ có hỏa lực từ các tàu chiến.
Đến hết ngày 25/10, Nhật mất thêm 2 thiết giáp hạm cùng với 3 tuần dương hạm và 4 khu trục hạm. Hạm đội 7 mất 3 khu trục hạm và 1 tàu sân bay hạng nhẹ.
Thiết giáp hạm của Mỹ gồm các tàu Mississippi, West Virginia, Maryland, Tennessee, California và Pennsylvania vẫn nguyên vẹn sau trận chiến.
Cùng lúc đó, hạm đội 3 đuổi kịp hải đội nghi binh và đánh chìm 4 tàu sân bay Nhật.
Trận chiến tại vịnh Leyte là trận hải chiến có quy mô lớn nhất trong các cuộc chiến tranh và cũng đánh dấu sự kết thúc cho vai trò của thiết giáp hạm trong lịch sử.
Đó là lần cuối cùng những thiết giáp hạm có cơ hội trực tiếp giao chiến với nhau.
Sau khi kết thúc trận chiến, 3 thiết giáp hạm của Nhật, bao gồm các tàu Fuso, Yamashiro và siêu thiết giáp hạm Musashi, bị tiêu diệt.
Các thiết giáp hạm của Mỹ tuy không chịu thiệt hại nhưng cũng có thể xem là thiếu may mắn.
Khi hạm đội 3 bắt kịp các tàu sân bay Nhật, thì Đô đốc Hasley đã quyết định điều động các thiết giáp hạm của mình tăng viện cho hạm đội 7.
Song khi đến nơi thì trận chiến tại đây cũng vừa kết thúc. Như vậy, những thiết giáp hạm này đã mất cơ hội hiếm có để khai hỏa vào tàu sân bay.
Theo Trí Thức Trẻ
Trận chiến khiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga gần như bị xóa sổ "Không thể đếm được số lần chúng tôi bị bắn trúng. Đạn dường như rót xuống chúng tôi không ngừng" - Một sĩ quan Nga nói về hỏa lực quân Nhật trong trận chiến tại eo biển Tsushima. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thiết giáp hạm là loại tàu chiến hùng mạnh nhất trên biển và...