Chiến dịch tập kích Nhật, báo thù Trân Châu cảng của Mỹ
Chiến dịch tập kích đường không nhằm vào các mục tiêu của Nhật sau trận Trân Châu cảng đã giúp người dân Mỹ sốc lại tinh thần, đồng thời báo hiệu một loạt thất bại của hải quân phát xít Nhật tại Thái Bình Dương.
Các máy bay ném bom B-25 tập cất cánh trên đường bằng ngắn trên tàu sân bay. Ảnh: Wikipedia
Trận Trân Châu cảng tháng 12/1941 không những đem lại thiệt hại nặng nề cho hải quân Mỹ, mà còn gây tác động tiêu cực đến tâm lý của toàn thể người dân nước này thời điểm đó.
Để sốc lại tinh thần cho binh lính và nhân dân, đồng thời khẳng định Nhật không phải là “bất khả xâm phạm”, Mỹ đã lên nhiều phương án trả đũa. Và phương thức tập kích bằng máy bay vào Nhật được lựa chọn, theo Le Point.
Trung tá không quân James Doolittle được chỉ định là người chỉ huy chiến dịch. Tiếp đó, 24 máy bay ném bom tầm trung B-25 của phi đội ném bom số 17 tại căn cứ Pendleton ở bang Oregon cùng tàu sân bay mới nhất thời điểm đó Hornett được lệnh tham gia chiến dịch.
Dự định sau khi cất cánh từ tàu sân bay, ném bom các mục tiêu quân sự của Nhật, các máy bay B-25 tiếp tục bay về hướng tây để hạ cánh xuống Trung Quốc.
Ban đầu các phi công tham gia chiến dịch đều tập cất cánh từ tàu sân bay với đường băng ngắn hơn một nửa so với trên đất liền (từ 304 m giảm xuống còn 150 m). Máy bay B-25 Mitchell được điều chỉnh thiết kế, cũng như vũ khí bổ sung và tăng dung tích bình xăng, thay thiết bị ngắm chuyên dụng cho ném bom.
Video đang HOT
Sơ đồ đường bay của các máy bay Mỹ trong chiến dịch tập kích Nhật. Đồ họa: Humfer.net
Ngày 18/4/1942, 16 máy bay B-25 Mitchell cất cánh hướng vào mục tiêu là 5 thành phố của Nhật. Máy bay của trung tá Doolittle là chiếc đầu tiên bay trên không phận Nhật và thả 4 quả bom làm cháy một nhà máy tại Tokyo.
Hầu hết những chiếc còn lại đều hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Bị bất ngờ, hệ thống phòng không của quân đội Nhật lúng túng, phản ứng bị động nên không bắn hạ được máy bay nào. Máy bay của Doolittle lái và 14 chiếc B-25 khác đã bay về phía tây nam sang Trung Quốc, một chiếc bay sang hướng Liên Xô.
Khi tới Trung Quốc do hết nhiên liệu có 4 chiếc bị đâm xuống đất và phi hành đoàn của 11 chiếc còn lại buộc phải nhảy dù ra ngoài. 3 người chết khi nhảy dù, 8 người bị quân Nhật bắt giữ (sau đó 1 người chết đói trong tù, 3 người bị xử tử, 4 người còn lại bị giam cầm và chỉ được thả vào tháng 8/1945).
Doolittle cùng các phi công còn lại được người dân địa phương Trung Quốc cứu sống và được đưa về Mỹ sau đó.
Chiếc máy bay duy nhất bay đến Vladivostok của Liên Xô an toàn do tiết kiệm được nhiên liệu, nhưng sau đó máy bay B-25 bị tịch thu và phi hành đoàn bị giam giữ trong hơn một năm.
Kết quả của chiến dịch không kích Dolittle tuy không gây hiệt hại lớn cho Nhật, nhưng đã sốc lại tinh thần cho quân và dân Mỹ, cũng như làm mất phần nào niềm tin của người dân Nhật vào giới lãnh đạo bấy giờ, đồng thời là tín hiệu khởi đầu cho một loạt những thất bại của lực lượng hải quân phát xít Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trận tập kích đánh cắp radar Đức của lính dù Anh
Chiến dịch tập kích đánh cắp hệ thống radar Đức của đại đội lính dù Anh được xem là bước ngoặt lớn trong trận chiến công nghệ thời Thế chiến II.
Vị trí đặt trạm radar Đức ở làng Bruneval, Pháp. Ảnh: War History.
Trong Thế chiến II, Anh thường ném bom các thành phố Đức nhưng luôn gặp nguy hiểm và phải trả giá rất đắt trước các hệ thống phòng không tối tân của Đức, theo War History Online.
Các bức ảnh trinh sát cho thấy Đức có một hệ thống radar phòng không phức tạp gồm hai loại, radar cảnh báo sớm tầm xa và radar chính xác tầm ngắn giúp họ dẫn đường hiệu quả cho tiêm kích đánh chặn ngay cả vào ban đêm. Để đối phó hiệu quả với hệ thống radar này, các nhà khoa học Anh cần có một nguyên mẫu để nghiên cứu.
Sau khi một tiêm kích Spitfire của không quân hoàng gia Anh (RAF) phát hiện một vật thể hình đĩa kỳ lạ nghi là hệ thống radar tầm ngắn "Wurzburg" của Đức cạnh một mỏm đá ở làng Bruneval miền bắc nước Pháp, đại đội C, tiểu đoàn dù số 2 do thiếu tá John Frost dẫn đầu được giao nhiệm vụ thực hiện chiến dịch đột kích mang mật danh "Biting", nhằm đánh cắp hệ thống radar, sau đó rút lui bằng đường biển.
Tối 27/2/1942, 40 đặc nhiệm Anh xuất kích trên 12 oanh tạc cơ từ căn cứ Thruxton, sau đó nhảy dù xuống gần làng Bruneval, Pháp. 4 tiểu đội trong đại đội C đều nhảy dù xuống mục tiêu đã định, còn tiểu đội Nelson đáp xuống cách mục tiêu 3,2 km. 4 tiểu đội dưới sự chỉ huy của thiếu tá Frost chỉ mất 10 phút hành quân bộ để bí mật áp sát trạm radar Đức.
Yếu tố bí mật bị mất khi lính dù Anh buộc phải nổ súng tiêu diệt khẩu đội súng máy được bố trí trên nóc một biệt thự gần trạm radar. Tiếng súng lập tức làm kinh động các vị trí phòng thủ Đức ở các tòa nhà lân cận, lính Đức tổ chức phản công làm một lính dù Anh thiệt mạng.
Trong lúc giao tranh, một chuyên gia kỹ thuật Anh dẫn theo một nhóm tiến vào trạm radar, tháo dỡ toàn bộ hệ thống dưới làn hỏa lực ồ ạt của địch. Sau nửa giờ, họ đã lấy được các bộ phận radar và thông tin cần thiết rồi bỏ vào một xe chuyên dụng để đưa đến bãi biển. Lính dù Anh còn bắt được hai chuyên gia kỹ thuật của Đức để khai thác các thông tin quan trọng về cách thức vận hành trạm radar Wurzburg.
Thiếu tá Frost ra lệnh toàn đại đội rút lui ra bờ biển ngay lúc một đội xe Đức bắt đầu cơ động đến trạm radar. Trên đường rút lui, họ vấp phải hỏa lực từ một ụ súng máy Đức mà lẽ ra tiểu đội Nelson phải tiêu diệt.
Đúng lúc đó, tiểu đội Nelson cơ động đến nơi, sử dụng hỏa lực tiêu diệt ụ súng máy Đức, giúp đại đội tiếp tục cơ động về phía bờ biển.
Lính dù Anh rút lui bằng đường biển sau trận tập kích. Ảnh: War History.
Ra đến bờ biển, Frost không thể liên lạc được qua radio với tàu chiến được lệnh đón họ di tản, buộc ông phải quyết định bắn pháo hiệu bất chấp nguy cơ bị lộ vị trí trước lực lượng truy lùng của Đức. Phát hiện pháo hiệu bắn lên, ba xuồng đổ bộ của hải quân Anh lập tức tiếp cận bờ biển để đưa đại đội C và radar đánh cắp được về tàu.
Những người lính trở về Anh không gặp bất kỳ sự cố nào và được chào đón như những người hùng. Họ bị mất hai binh sĩ, hai người bị thương và 6 người mất tích trong chiến dịch tập kích.
Tuy nhiên, những gì họ mang về lại có là những thứ vô giá. Thông tin từ tù binh Đức và các bộ phận radar thu giữ được giúp người Anh phát triển các biện pháp đối phó radar, góp phần quan trọng trong chiến dịch đổ bộ đường không ở mặt trận Normandy hai năm sau.
Duy Sơn
Theo VNE
Cá sấu xóa sổ gần 1.000 lính Nhật trong Thế chiến 2 Bị lực lượng lính thủy Anh truy đuổi vào vùng đầm lầy trên đảo Ramree trong Thế chiến 2, trung đoàn khoảng 1.000 lính Nhật không ngờ rằng đó là chuyến đi định mệnh, không có lối thoát. Ảnh minh họa. Theo Vintage News, trong Thế Chiến 2, quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đảo Ramree vào năm 1942. Hòn đảo nằm...