Chiến dịch ra quân thảm hại của đặc nhiệm Delta Mỹ

Theo dõi VGT trên

Chiến dịch ra quân giải cứu 52 con tin Mỹ bị Iran bắt giữ của lực lượng Delta Force đã gặp phải thất bại thảm hại.

Chiến dịch ra quân thảm hại của đặc nhiệm Delta Mỹ - Hình 1

Một con tin người Mỹ bị bịt mắt, tró.i ta.y, được dẫn ra phía ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tehran ngày 8/11/1979. Ảnh: AP

Sau khi nắm quyền lãnh đạo đất nước vào đầu năm 1979, lực lượng cách mạng Hồi giáo Iran do đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini dẫn đầu luôn tỏ thái độ nghi ngờ Mỹ đang âm thầm dùng lực lượng tình báo thực hiện các hoạt động can thiệp vào quốc gia này.

Ngày 4/10/1979, khoảng 500 sinh viên đại học Iran bất ngờ tấ.n côn.g đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ 52 cán bộ nhân viên ngoại giao, đòi Mỹ giao nộp vua Pahlavi đã chạy trốn khỏi đất nước để xét xử, đồng thời phải giải phóng các tài khoản của Iran mà Mỹ đang đóng băng, cam kết chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Iran.

Ban đầu, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã tỏ ra rất kiềm chế khi đối phó với cuộc khủng hoảng con tin này. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng sau đó, tỷ lệ ủng hộ của cử tri với ông Carter giảm mạnh, khiến ông hết kiên nhẫn và quyết định sử dụng biện pháp mạnh.

Ngày 11/4/1980, ông Carter ra lệnh cho Lầu Năm Góc lập kế hoạch giải cứu con tin với mật danh Móng vuốt đại bàng. Đơn vị được lựa chọn để thực hiện chiến dịch này chính là đặc nhiệm Delta (Delta Force), lực lượng mới được Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập để đối phó với các mối đ.e dọ.a an ninh từ chủ nghĩa khủn.g b.ố.

Tuy nhiên, mọi việc diễn ra không như ý khiến kế hoạch phô diễn sức mạnh với Iran cũng như thế giới của Mỹ trở thành lần ra quân thảm họa của đặc nhiệm Delta, theo Atlantic.

Ngày 16/4/1980, hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ thông qua kế hoạch sử dụng trực thăng để thực hiện nhiệm vụ giải cứu. Từ 19 đến 23/4/1980, lực lượng giải cứu được triển khai tới Tây Á.

Ngoài lực lượng nòng cốt tham gia chiến dịch giải cứu là 120 đặc nhiệm Delta, Bộ Quốc phòng Mỹ còn huy động hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Coral Sea tới biển Arab cùng nhiều máy bay vận tải và chiến đấu cơ yểm trợ lực lượng đặc nhiệm.

Theo kế hoạch được Lầu Năm Góc vạch ra, 8 trực thăng RH-53D Sea Stallion của hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz sẽ lợi dụng đêm tối đến điểm tập kết “Sa mạc 1″, một khu vực bí mật ở miền Trung Iran do CIA chuẩn bị.

Tại đây, các trực thăng sẽ hội quân cùng 120 đặc nhiệm Delta trên ba máy bay vận tải C-130 cất cánh từ Oman và đưa lực lượng này đến địa điểm “Sa mạc 2″ cách thủ đô Tehran hơn 80 km về phía nam.

Đêm hôm sau, lực lượng Delta sẽ lên 6 xe tải do các điệp viên CIA nằm vùng ở Iran lái tiến vào Tehran, đột kích đại sứ quán, giải cứu các con tin và đưa họ tới một sân bóng gần đó, nơi có các trực thăng của hải quân đợi sẵn. Các trực thăng này sẽ chở con tin và đặc nhiệm đến phi trường Manzariyeh, cách thủ đô Tehran hơn 96 km về phía tây nam để lên các vận tải cơ C-141 bay đến Ai Cập trong khi các trực thăng RH-53D sẽ bị phá hủy và bỏ lại.

Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai vào tối 24/4/1980, chiến dịch Móng vuốt Đại bàng đã gặp trục trặc ngay ở điểm tập kết “Sa mạc 1″. Một cơn bão cát khiến một trong số 8 chiếc trực thăng RH-53D phải quay đầu trở về, còn một chiếc khác bị va chạm khi hạ cánh và bị hỏng nặng. 6 chiếc RH-53D còn lại hạ cánh được nhưng một chiếc khác không thể sử dụng tiếp do trục trặc thủy lực.

Do thiếu trực thăng để vận chuyển toàn bộ con tin cùng lính đặc nhiêm, sĩ quan chỉ huy trực tiếp đã quyết định hủy nhiệm vụ giải cứu. Tuy nhiên, đây chính là lúc thảm họa thực sự xảy ra.

Video đang HOT

Ngay khi các máy bay Mỹ chuẩn bị di tản, một chiếc trực thăng RH-53D va chạm với một chiếc vận tải cơ C-130 chở quân và nhiên liệu khiến cả hai máy bay nổ tung, làm 8 quân nhân Mỹ thiệ.t mạn.g và số khác bị thương. Trong cơn hoảng loạn, lính Mỹ lên máy bay C-130 rút lui, bỏ lại 5 chiếc trực thăng RH-53D mà không kịp phá hủy cùng bản kế hoạch tối mật. Các khí tài, tài liệu mật này rơi vào tay quân đội Iran một ngày sau đó, khiến các điệp viên chờ sẵn hỗ trợ đặc nhiệm Delta trong chiến dịch bị bắt giữ.

Chiến dịch ra quân thảm hại của đặc nhiệm Delta Mỹ - Hình 2

Xác máy bay vận tải C-130 và trực thăng RH-53D của Mỹ rơi tại Iran. Ảnh: AP

Sau chiến dịch giải cứu thất bại đó của đặc nhiệm Delta, Mỹ đã thương lượng trong thời gian dài với Iran. Đầu năm 1981, Mỹ đồng ý giải phóng tài khoản cho Iran. Sau khi giao dịch tài chính thành công, ngày 20/1/1981, các con tin Mỹ rời Iran sau 444 ngày bị bắt giữ, chỉ vài phút sau khi Tổng thống Carter rời nhiệm sở. Ngày 21/4, cựu tổng thống Mỹ đến chào đón các con tin tại Weisbaden, Tây Đức.

Chiến dịch Móng vuốt Đại bàng là một thất bại đáng xấu hổ của Mỹ trước sự chứng kiến của toàn thế giới, góp phần khiến Jimmy Carter thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1980. Chiến dịch này giúp nước Mỹ nhận ra những yếu kém trong lực lượng đặc nhiệm của mình, đề ra những kế hoạch cần thiết để xây dựng các lực lượng đặc nhiệm hùng mạnh, đáng tin cậy trong cuộc chiến chống khủn.g b.ố.

Duy Sơn

Theo VNE

Vai trò của CHLB Đức trong "cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979"

Ngày cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (tức ngày 20/1/1981), Jimmy Carter bay đến thành phố Frankfurt, bang Hessen, CHLB Đức...

... Ông Carter đến để thăm hỏi 52 nhà ngoại giao Mỹ từng bị bắt giữ làm con tin ở Iran. Lúc đó, những nhà ngoại giao này đang được chăm sóc trong bệnh viện của Không quân Mỹ ở thành phố Wiesbaden.

Trong chuyến thăm này, Tổng thống Jimmy Carter mới nói lấp lửng: Có lẽ thế giới sẽ không biết gì về vai trò của CHLB Đức trong những cuộc đàm phán trao trả 52 con tin người Mỹ cuối cùng bị giam giữ ở thủ đô Tehran của Iran...

Khủng hoảng con tin có nguy cơ khiến Mỹ phải động binh

Ngày 21/1/1981, Tổng thống Jimmy Carter dùng những câu từ ấm áp nhưng bí ẩn để chào hỏi những chính khách người Đức: Helmut Schmidt (thành viên đảng trung tả Dân chủ Xã hội và là Thủ tướng CHLB Đức từ năm 1974-1982) và Hans-Dietrich Genscher (thành viên đảng Dân chủ Tự do - FDP, và là Ngoại trưởng CHLB Đức).

Carter nói: "Người Đức đã giúp đỡ chúng ta theo cách mà tôi có thể không bao giờ tiết lộ công khai cho thế giới". Sau những lời nói về vai trò của nước Đức, báo chí Đức bắt đầu cuộc chạy đua quyết liệt khai thác thông tin. Lúc đó, Thủ tướng Helmut Schmidt cung cấp cho tờ Suddeutsche Zeitung thông tin để công bố: "Bonn có lẽ đã đóng một vai trò quyết định". Ngoại trưởng Hans-Dietrich Genscher thì giúp tờ Bild đăng bài "Việc trao trả con tin được thương lượng vào ban đêm tại nhà khách của Genscher"....

Vai trò của CHLB Đức trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 - Hình 1

Đại sứ CHLB Đức Gerhard Ritzel ở Tehran.

Sự kiện một số sinh viên cực đoan Iran chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 444 ngày cho đến nay vẫn được xem là một trong những sự kiện đầy kịch tính nhất sau khi Thế chiến II kết thúc. Đó là cuộc đối đầu đầu tiên của phương Tây với phong trào cực đoan Hồi giáo Shiite của Giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini. Từ hình ảnh một đám đông đốt cháy cờ Mỹ tại Đại sứ quán nước này, người ta nhìn thấy viễn cảnh chiến tranh sẽ bùng nổ giữa Iran và Mỹ. Cuối cùng, Washington tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, các chi tiết về sự đóng góp của CHLB Đức vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Nhà sử học Frank Bosch, Giám đốc Trung tâm Lịch sử hiện đại ở thành phố Potsdam và tạp chí Die Spiegel sau khi tiến hành cuộc nghiên cứu các văn khố Đức và tiếp xúc với các nhâ.n chứn.g đã đem ra ánh sáng việc chính quyền CHLB Đức đóng vai trò trung gian dàn xếp cuộc khủng hoảng con tin như thế nào. Một trong những nhân vật chủ chốt giờ mới gây sự chú ý - Đại sứ Đức Gerhard Ritzel ở Tehran.

Vai trò của CHLB Đức trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 - Hình 2

Tổng thống Jimmy Carter (trái) cùng với con tin được trao trả Bruce Laingen từ ban công bệnh viện của Không quân Mỹ ở thành phố Wiesbaden (Đức), ngày 22/1/1981.

Khi Gerhard Ritzel tiếp nhận chức vụ đại sứ ở Tehran vào năm 1977, Quốc vương Shah Pahlavi của Iran - người có mối giao hảo tốt đẹp với chính quyền Bonn - vẫn còn nắm trong tay quyền lực. Iran lúc đó là nguồn cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Đức và đổi lại, Bonn phải xuất khẩu tàu ngầm, tàu chiến cũng như nguyên liệu năng lượng thô đến Iran.

Vào thời điểm đó, Ritzel cũng đang cố gắng ngầm tiếp xúc với phe đối lập Hồi giáo chính thống của Iran. Hai bên đã có những cuộc gặp mặt hết sức phiêu lưu mà về sau này Ritzel mới tiết lộ. Trước khi diễn ra những cuộc họp, một chiếc ôtô chở Ritzel từ một khách sạn đến một nơi nào đó ở Tehran rồi nhét vội một mảnh giấy nhỏ vào tay ông trong đó ghi: "Chờ ở đây, sẽ có một chiếc xe tải nhỏ màu xanh chạy đến".

Ritzel được đổi xe nhiều lần và cuối cùng được chở băng qua các khoảng sân khác nhau trước khi được bước lên một tầng lầu với những bức tường lỗ chỗ vết đạn pháo. Cuối cùng, Ritzel mới gặp được những người đối thoại - đó là một nhóm người mà không lâu sau đó nắm giữ quyền lực tối thượng ở Iran.

Ngày 16/1/1979, Quốc vương Shah Pahlavi buộc phải rời khỏi Iran sau khi hàng triệu người xuống đường biểu tình chống lại ông. Ngày 1/2/1979, Giáo chủ Ruhollah Khomeini từ thủ đô Paris nước Pháp quay trở về Tehran sau 14 năm sống lưu vong, thông báo thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo non trẻ. Dĩ nhiên, Ritzel nhanh chóng tìm cách thích nghi với sự thay đổi chế độ ở Iran. Phương Tây cũng lo sợ Iran có thể rơi vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô.

Gerhard Ritzel có vẻ thích Giáo chủ Khomeini và về sau ông tuyên bố lãnh đạo người Shiite này là "người nhân đạo" và phương Tây có thể có lợi. Về phần mình, Thủ tướng Đức Helmut Schmidt tuyên bố với Khomeini rằng, Iran vẫn còn là "đối tác ngoại thương quan trọng, bất chấp hình thái chính quyền mới".

Vai trò của CHLB Đức trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 - Hình 3

Ngoại trưởng CHLB Đức Hans-Dietrich Genscher, năm 1978.

Để thiết lập mối quan hệ mới, Đại sứ Gerhard Ritzel lợi dụng yếu tố thuận lợi -những nhân vật xung quanh Giáo chủ Khomeini là những người từng sống ở CHLB Đức, như Sadeq Tabatabaei, người hoàn thành học vị tiến sĩ Đại học Ruhr ở thành phố Bochum. Sau khi Giáo chủ Khomeini nắm quyền lãnh đạo Iran, Tabatabaei trở thành nhân vật số 1 ở Tehran và cũng là người đối thoại chính của Ritzel. Sau vụ bắt giữ một số lượng lớn con tin người Mỹ diễn ra ở Iran vào ngày 4/11/1979, Tabatabei được đán.h giá là nguồn hy vọng chính của Đức trong cuộc khủng hoảng con tin đang leo thang. Khomeini ủng hộ những sinh viên cực đoan, mô tả nước Mỹ là "Quỷ Satan".

Trong khi đó, Tổng thống Jimmy Carter áp đặt những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Tehran và yêu cầu các quốc gia đồng minh làm theo cũng như ra lệnh chuẩn bị cho một cuộc tấ.n côn.g quân sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Trong tình hình cực kỳ căng thẳng, Đại sứ Ritzel trở thành một trong vài quan chức ngoại giao cao cấp phương Tây ở Tehran vẫn còn được chính quyền mới ở Tehran chịu lắng nghe.

Để bảo đảm an toàn cho các lợi ích xuất khẩu của CHLB Đức, chính quyền Bonn muốn Đại sứ Ritzel nhanh chóng kết thúc cuộc khủng hoảng con tin đang trên bờ vực dẫn đến chiến tranh. Đại sứ Ritzel được phép tham gia phái đoàn của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) đến thăm các con tin người Mỹ. Khi nhà lãnh đạo cách mạng Iran muốn Quốc vương Shah Pahlavi đối mặt với "sự phản kháng của người dân Iran", Ritzel là người trung gian chuyển một bức thư. Tuy nhiên, Quốc vương Shah Pahlavi đã từ chối nhận bức thư.

Vai trò trung gian trong bóng tối của Gerhard Ritzel

Tình hình ở Tehran gây bối rối cho người Mỹ bởi vì những người tự cho mình là người trung gian thường xuyên xuất hiện một cách bất ngờ. Tháng 5-1980, những người Mỹ đầu tiên bắt đầu tiếp xúc với Gerhard Ritzel. Ritzel cùng với Ngoại trưởng Đức Hans Dietrich Genscher bay đến thành phố Vienna nước Áo để hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Edmund Muskie.

Tại Vienna, Muskie và Ritzel trao đổi trực tiếp với nhau về vấn đề con tin. Khi đó, Tabatabaei cũng tuyên bố sẽ giúp đỡ Ritzel giải quyết cuộc khủng hoảng. Theo yêu cầu từ người Mỹ, Genscher chuyển các báo cáo tình hình của Ritzel cho Mỹ. Người Iran cũng lo ngại cuộc tấ.n côn.g quân sự trả đũa sẽ diễn ra nếu như 52 con tin người Mỹ không được trao trả. Tehran nhân dịp này muốn được nhận lại khoản tiề.n 12 triệu USD mà Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh đóng băng tại các ngân hàng Mỹ cũng như chạm tay đến khối tài sản của Shah Pahlevi được tin là đang nằm ở nước Mỹ.

Vai trò của CHLB Đức trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 - Hình 4

Những con tin trên chuyến bay đến căn cứ không quân Mỹ ở thành phố Wiesbaden, kết thúc cuộc khủng hoảng con tin.

Ngày 27/5/1980, Đại sứ quán Mỹ ở Bonn tiếp xúc với Ritzel để truyền đạt đến người Iran rằng, Tổng thống Carter sẽ "xem xét một cách nghiêm túc" mối lo ngại của Tehran. Để đạt được thỏa hiệp với giới lãnh đạo Hồi giáo Shiite ở Tehran, Gerhard Ritzel lên đường đến thành phố Mashhad để gặp Giáo chủ Ruhollah Khomeini. Chuyến đi này của Ritzel về sau được đán.h giá là bước đi ngoại giao cực kỳ khôn ngoan. Ritzel tế nhị sử dụng các từ "sự thật", "công bằng" và "hiếu khách" để nói đến viễn cảnh của thế giới Hồi giáo. Sau 3 ngày bàn luận về tôn giáo, Khomeini hỏi vị khách người Đức về lý do thật sự của chuyến viếng thăm. Ritzel khiêm tốn trả lời rằng ông đang tìm kiếm những lý lẽ để các con tin được trao trả.

Khomeini trả lời: "Tôi sẽ suy nghĩ về điều này". Không bao lâu sau, một sứ giả đến gặp Ritzel cùng với thông điệp từ Khomeini cho biết, ông gián tiếp không tán thành việc giam giữ con tin. Nhiều năm sau, Ritzel được ca ngợi đã tạo ra được "cơ sở niềm tin" của người Iran với chính quyền Đức.

Ngày 9/9/1980, Tabatabaei đề nghị gặp gỡ một phái đoàn Mỹ ở CHLB Đức. Theo chỉ thị từ Giáo chủ Khomeini, Tabatabaei yêu cầu Đức giữ biên bản cuộc họp và Genscher tham gia cuộc bàn luận. Khoảng 1 tuần sau, những cuộc thương lượng bí mật giữa Tabatabaei và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher bắt đầu diễn ra tại nhà khách Bộ Ngoại giao Đức ở Bonn dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Đức Genscher.

Vai trò của CHLB Đức trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 - Hình 5

Sadeq Tabatabaei.

Trong cuộc đàm phán bí mật này, Christopher bảo đảm Mỹ sẽ không tấ.n côn.g quân sự đồng thời mở ra viễn cảnh số vàng trị giá khoảng 6 tỉ USD cùng với các tài sản khác sẽ được trả lại cho Tehran. Số vàng sẽ được giao trả với sự giúp đỡ từ Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank. Christopher cũng đồng ý giúp đỡ Tehran thu hồi tài sản của Quốc vương Shah Pahlevi vừa mới qua đời ngày 27/7/1980 do bệnh ung thư ở Ai Cập. Nhiều tuần sau, Ritzel gặp gỡ Tabatabaei gần như mỗi ngày. Vì lý do bí mật, Tabatabaei được ghi trong các tài liệu của Đức là "lữ khách".

Đầu tháng 10/1980, người Mỹ tiến hành các thủ tục giấy tờ cần thiết, cũng như Tổng thống Jimmy Carter muốn giải quyết một số điểm còn tranh cãi tại Đại sứ quán Mỹ ở Bonn. Hans-Dietrich Genscher đề nghị với Tabatabaei rằng, Đức sẽ đứng ra bảo lãnh cho những cam kết của người Mỹ.

Ngày 9/11/1980, Tabatabaei gửi thông điệp báo động đến người Đức. Tabatabaei cho biết ông có nguy cơ bị Tehran bắt giữ và Ritzel phải chắc chắn mọi tài liệu chứng minh vai trò của ông (trong đàm phán con tin) phải được tiêu hủy. Nhưng có vẻ như Tabatabaei lo sợ thái quá. Về sau, Tabatabaei được Tehran chỉ định làm đặc phái viên. Nhưng vào tháng 11/1980, khi người Iran bắt đầu những cuộc đàm phán lần nữa với người Mỹ thì họ không cần đến Tabatabaei cũng như mối quan hệ của ông với người Đức nữa.

Ngày 19/1/1981, Mỹ và Iran ký kết thỏa thuận trao trả con tin và hủy bỏ đóng băng các tài sản của Tehran. Ngày 20/1/1981, những con tin người Mỹ cuối cùng được Iran trao trả và lên máy bay đến căn cứ Không quân Mỹ ở thành phố Wiesbaden của CHLB Đức. Theo nhà sử học Đức Frank Bosh, nếu không có sự dàn xếp trung gian của người Đức thì thỏa thuận trao trả con tin sẽ không đạt được.

Theo Thiên Minh (tổng hợp)

An ninh Thế giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Nga dồn lực hiệp đồng tác chiến, Ukraine mất hơn 18.500 quân ở Kursk
07:48:44 30/09/2024
Đàm phán dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ chưa đạt kết quả
15:09:19 28/09/2024
Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria
07:29:29 29/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Xoài Non tung ản.h nón.g hừng hực, thứ muốn khoe lại nằm ở cổ tay nhắm thẳng vào Gil Lê
11:11:29 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bùi Lan Hương tiết lộ phản ứng của Nguyễn Quang Dũng khi cô thi 'Chị đẹp'
09:44:43 30/09/2024
Cụ ông 96 tuổ.i sống trong viện dưỡng lão: Tự nấu ăn, đặt đồ online
11:32:32 30/09/2024
Mẹ đơn thân TPHCM lấy người đàn ông có quá khứ đen tối: 4 năm chưa từng hối hận
11:26:33 30/09/2024
Hành trình chiến thắng bệnh tật đầy cảm hứng của Kim Woo Bin
08:23:14 30/09/2024

Tin mới nhất

Cháy tại nhà máy sản xuất pin xe điện ở Trung Quốc

14:26:00 30/09/2024
Sau khi nhận thông tin về vụ cháy vào khoảng 11h30 sáng, giờ địa phương, lực lượng cứu hỏa đã có mặt tại nhà máy và tiến hành sơ tán những người có mặt trong khuôn viên nhà máy rộng 15.000m2.

Pakistan cắt giảm nhân sự và bộ máy hành chính để đáp ứng điều kiện của IMF

14:02:06 30/09/2024
Mặc dù Islamabad đã đàm phán nhiều khoản vay với IMF, nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng giải quyết triệt để các vấn đề kinh tế của quốc gia Nam Á.

Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon

13:23:22 30/09/2024
Theo Cơ quan dự báo khí tượng Hàn Quốc, bão Krathon sẽ ảnh hưởng đến đảo Jeu và khu vực ở phía Nam và tỉnh Gangwon ở phía Đông.

Nepal đóng cửa trường học sau đợt mưa lớn khiến trên 100 người t.ử von.g

12:39:46 30/09/2024
Theo các chuyên gia, một số khu vực ở thủ đô Kathmandu ghi nhận lượng mưa lên tới 322,2 mm, khiến mực nước sông Bagmati dâng lên 2,2 m, vượt ngưỡng nguy hiểm. Đến sáng 29/9, lượng mưa ở nhiều nơi bắt đầu giảm.

Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước

10:06:15 30/09/2024
Cùng ngày, Đức thông báo sẽ đưa các nhà ngoại giao nước này ở Liban và gia đình của họ về nước, đồng thời cắt giảm biên chế tại các phái bộ ở Israel, Liban và Bờ Tây.

Phản ứng của ông Trump sau cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Ukraine trong 5 năm

10:03:57 30/09/2024
Về phần mình, Tổng thống Zelenskyy nói ngắn gọn rằng ông tin ông và cựu Tổng thống Trump có chung quan điểm Ukraine phải thắng Nga và thừa nhận tầm quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Chứng khoán Nhật Bản đối mặt giai đoạn nhiều biến động hậu bầu cử

09:52:26 30/09/2024
Theo các nhà phân tích, thị trường chứng khoán Nhật Bản có thể sẽ trải qua những biến động lớn trong thời gian tới cho đến khi ông Ishiba công bố thêm thông tin về các chính sách của mình.

Người dân Liban đùm bọc nhau trong giai đoạn chiến sự rối ren

09:50:41 30/09/2024
Quân đội Liban cũng kêu gọi người dân bảo vệ thống nhất đất nước và tránh bị lôi kéo vào những hành động có thể ảnh hưởng đến ổn định trật tự quốc gia ở giai đoạn nguy hiểm và nhạy cảm này .

Phong trào Hồi giáo Hezbollah bổ nhiệm thủ lĩnh mới

09:44:02 30/09/2024
Với phong thái điềm tĩnh, ông đã có những bài phát biểu hùng hồn trong các lễ tang của những chiến binh Hezbollah đã hy sinh trong năm qua do các cuộc đụng độ với Israel.

Ngoại trưởng Pháp đến Liban bất chấp tình hình an ninh bất ổn

09:36:44 30/09/2024
Hôm 25/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Israel không leo thang xung đột sang Liban, cũng như hối thúc cộng đồng quốc tế "không thể và không được phép để xảy ra chiến tranh ở Liban".

Jordan tiếp tục điều máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo tới Liban

09:05:52 30/09/2024
Hoạt động viện trợ của Jordan diễn ra trong bối cảnh Israel gia tăng các đợt không kích quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Liban bắt đầu từ ngày 23/9, đán.h dấu chiến dịch quân sự dữ dội nhất tại khu vực kể từ năm 2006.

Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật

09:04:05 30/09/2024
Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không muốn chiến tranh hạt nhân, nhưng sẽ sử dụng vũ khí như vậy trong trường hợp chủ quyền quốc gia bị đ.e dọ.a.

Có thể bạn quan tâm

Tựa game được mong đợi nhất trên Steam bất ngờ ẩn "giá bán", lý do khiến người chơi gật gù tán thưởng

Mọt game

14:24:35 30/09/2024
Khá bất ngờ khi biết rằng dự án top đầu trên Steam Wishlist ở thời điểm hiện tại lại là Manor Lord - một tựa game thuôc thể loại chiến thuật thời gian thực và xây dựng thành phố.

Nữ đạo chích chuyên lừa đàn ông 'qua đêm' để trộm cắp

Pháp luật

13:35:57 30/09/2024
Giang gây ra liên tiếp 2 vụ lừa đàn ông qua đêm để trộm cắp tài sản, lợi dụng nuôi con nhỏ được hoãn đi tù để bỏ trốn, bị truy nã.

8 công thức nước ép và sinh tố làm đẹp da, tốt cho sức khỏe

Làm đẹp

13:27:39 30/09/2024
Chất chống oxy hóa trong cần tây giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác động tiêu cực của môi trường, nhờ đó làm chậm lão hóa.

Châu Bùi khoe eo thon, Baifern hở lưng trần gợi cảm tại Pháp

Phong cách sao

12:52:16 30/09/2024
Tham dự Tuần lễ thời trang Paris, dàn sao nổi tiếng xuất hiện trong những bộ đồ đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng.

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Hôn nhân trái ngược của dàn diễn viên phim thần tượng Đài Loan (Trung Quốc)

Sao châu á

12:47:08 30/09/2024
Những cô nàng xinh đẹp, tài năng của làng giải trí xứ Đài đều đã yên bề gia thất. Nhưng không phải ai cũng tìm được bình yên.

Doãn Hải My vi vu Hàn Quốc cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc thế nào mà dân tình cứ ngỡ "gái chưa chồng"

Netizen

12:43:55 30/09/2024
Vợ chồng cầu thủ Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My vừa khoe ảnh check in tại tháp Namsan (Hàn Quốc). Đáng chú ý nhan sắc của nàng WAG Hải My lập tức nhận mưa lời khen từ dân mạng.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết

Ẩm thực

11:53:29 30/09/2024
Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành bảo bối chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.