Chiến dịch Nimrod giải cứu Đại sứ quán Iran
Chiến dịch Nimrod, diễn ra vào ngày 30/4/1980, được bắt đầu bằng việc 6 tay súng vũ trang của Phong trào cách mạng dân chủ giải phóng Arab (DRMLA) đã chiếm giữ Đại sứ quán Iran đặt tại Cổng hoàng tử số 16 ( Thủ đô London, Anh) bắt 24 người làm con tin.
6 ngày sau đó, Đội các dự án đặc biệt (SP) trực thuộc Trung đoàn không quân đặc biệt số 22 (SAS), Anh đã đột kích vào tòa nhà và tiêu diệt 5 trong số 6 kẻ tấn công. chiến dịch Nimrod đã thành công rực rỡ.
Sao lại là Đại sứ quán Iran ở London?
Việc chiếm giữ đại sứ quán Iran ở London sẽ trao cho những phần tử chống đối ở Khuzestan một phương pháp nổi bật để tấn công Iran trong một cộng đồng phần lớn có thiện cảm với chính nghĩa Arab. Chưa kể là sự háo hức đưa tin của các tổ hợp tin tức quốc tế sẽ thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Công chúng phương Tây mặc nhiên không biết đến những lời phàn nàn của DRMLA.
Ngày 30/4/1980 – Cổng hoàng tử số 16 – không có mặt c ảnh sát bên ngoài tòa đại sứ, 6 thành viên vũ trang hạng nặng của DRMLA đã đồng loạt nổ súng và khống chế Trevor Lock (thuộc Đội bảo vệ ngoại giao – DPG). Nhóm tấn công không hề hay biết rằng Lock đã phát tín hiệu khẩn cấp đến Sở Cảnh sát London.
Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher, trong bức ảnh chụp với Đội các dự án đặc biệt (SP) thuộc Chiến dịch Nimrod.
Trong hầm chứa của họ, những kẻ tấn công người Khuzestan đã mang theo 2 khẩu súng máy 9mm SMG; 3 khẩu súng lục tự động Browning với băng đạn 13 viên đạn đầu rỗng Winchester. Ngoài ra họ còn trang bị súng tiểu liên Skorpion do Ba Lan sản xuất; súng lục ổ quay 38; một số lựu đạn. Thủ lĩnh của đám người này được gọi là Oan (tên đầy đủ là Oan Ali Mohammed, bí danh “Salim”) và tự gọi nhóm hành động của mình là “Nhóm tử sĩ”.
Liền đó, Oan đưa ra các yêu cầu và tuyên bố nếu chúng không được đáp ứng ngay buổi trưa thứ năm (1/5) thì Oan sẽ xử tử từng người bên trong tòa đại sứ. Những yêu cầu đó bao gồm: quyền con người và quyền lợi ích chính đáng của “Nhóm tử sĩ”; Quyền tự trị cho người Arab; Thả 91 người Arab bị giam trong các nhà tù Iran; Rời khỏi Iran an toàn đến điểm mà họ đã chọn (có lẽ là Iraq).
Khi nhận được tín hiệu cảnh báo xâm nhập của Trevor Lock, Cảnh sát Đô Thành đã hạ lệnh cho ông John Dellow (phó trợ lý ủy viên) nắm quyền kiểm soát ngay lập tức. Ông Dellow đã hạ lệnh thành lập Kiểm soát Alpha (trụ sở chính của cảnh sát) nhằm điều động Đội chống khủng bố C13. Liên kết với các chuyên gia tình báo điện tử của C7 (Nhánh hỗ trợ kỹ thuật của Sở cảnh sát London) họ đã nhanh chóng triển khai thiết bị giám sát nhằm theo dõi âm thanh và chuyển động bên trong tòa đại sứ.
Những đơn vị này đã nhập hội với Nhóm kiểm soát đặc biệt và các cảnh sát thiện xạ D11 (tên khác là “Lính mũ nồi xanh nước biển”). Họ nhanh chóng chiếm các vị trí xung quanh tòa đại sứ. Bằng cách dùng chiếc điện thoại màu xanh lá cây đi qua cửa sổ tầng trệt của tòa đại sứ, cảnh sát SAS sớm bắt liên lạc với Oan thông qua nhóm đàm phán của họ.
Video đang HOT
Trấn áp
Không chỉ có cảnh sát vào cuộc mà ngay từ đầu quân đội mà đặc biệt là SAS cũng nắm tình hình. SAS biết được vụ việc ngay cả trước khi họ nhận được thông báo chính thức. Lúc 11 giờ 44 phút, một cựu hạ sĩ quan SAS tên là Dusty Gray (khi đó đang phục vụ trong nhóm kiểm soát chó nghiệp vụ của Sở Cảnh sát London) đã liên lạc với “Kremlin” (biệt danh của sở chỉ huy SAS đóng tại Hereford) nhằm cung cấp thông tin cho trung tá Mike Rose (sĩ quan chỉ huy đặc nhiệm SAS). Không cần đợi lệnh từ Whitehall, trung tá Rose đã tức tốc thành lập nhóm trinh sát sơ bộ với John Dellow ở London. Vì vậy, 6 giờ trước khi Bộ Quốc phòng Anh ra lệnh chính thức cho Đội các dự án đặc biệt (SP) thì ông Mike Rose đã mặc quân phục tự động rời khỏi Tây London.
Đặc nhiệm Đội Đỏ SAS hạ xuống mái tòa đại sứ Iran ở London.
Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Margaret Thatcher khi ấy, chính phủ Anh quyết định rằng kiên nhẫn đàm phán là lựa chọn tiên quyết. Bà Thatcher nhận ra rằng cần phải có một mức độ linh hoạt nhất định. Bà loại trừ những kẻ tấn công có thể ung dung rời khỏi nước Anh. Ở đây còn là một thách thức ngoại giao: 49 con tin Mỹ đang bị giam giữ ở Tehran. Đầu tháng đó, Tổng thống Carter đã hủy lệnh tiến hành đột kích bằng trực thăng để giải phóng họ. Đáp lại, Nội các Anh đã xem xét đề nghị phía Mỹ bằng việc áp lệnh trừng phạt kinh tế với Iran, vì họ từ chối thả con tin Mỹ. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi bộ ngoại giao Iran lạnh lùng phản ứng với cuộc bao vây. Ngoại trưởng Iran khi đó tuyên bố không đáp ứng yêu cầu của bọn khủng bố; cũng như tuyên bố bất kỳ con tin nào chết thì cũng từng đó người Arab ở Iran sẽ bị xét xử hoặc bị hành quyết.
Ngay từ đầu, Thủ tướng Thatcher đã thiết lập 3 nguyên tắc không thể thương lượng với nhóm khủng bố: 1) Áp dụng pháp luật Anh (dù sự việc đang diễn ra ở một đại sứ quán nước ngoài); 2) Những kẻ khủng bố không được quyền rời khỏi nước Anh trong mọi trường hợp; 3) Giải pháp hòa bình là quan trọng nhất. Trong thời gian cần thiết, cảnh sát phải thương lượng để đạt được điều này.
Ngày thứ 2 (1/5/1980). Lúc tảng sáng ngày 1/5, các đội Xanh và Đỏ của SAS đã đến doanh trại Regent’s Park. Chiều hôm đó, trung tá Mike Rose khám phá một con đường bí mật vào tòa đại sứ cho phép đặc nhiệm SAS tiến vào mà không bị phát hiện. Lúc 3 giờ 30 phút chiều, 24 lính của Đội Đỏ SAS đã vào hành lang số 14 mà không bị phát giác. Thời điểm đó, ông Rose tỏ vẻ ngập ngừng vì rất khó xác định chính xác vị trí của nhóm khủng bố bên trong tòa nhà. Bất kỳ hành động tiến xa hơn nào cũng phải phụ thuộc vào thông tin tình báo.
Nhằm đạt được mục đích, ông Rose đã soạn thảo kế hoạch tấn công có chủ đích trong lúc Đội Đỏ vẫn đề cao cảnh giác. Để làm được điều đó, các sĩ quan tình báo quân đội và SAS đã thu thập tình báo về bản thiết kế của tòa nhà. Họ tham khảo ý kiến của những người từng đến tòa đại sứ trong thời gian gần đây để tìm hiểu vị trí có các chướng ngại vật lớn nhằm vạch ra khung phác thảo tổng thể.
Được trang bị bản vẽ thô, các thợ mộc đã dựng mô hình thu nhỏ của tòa đại sứ. Mặt khác dưới sự trợ giúp của Công ty tiên phong thuộc Vệ binh Ireland, họ cũng đã dựng nên bản sao thật của tòa nhà. Lúc 11 giờ 15 phút, Oan thả một con tin ốm yếu tên là Frieda Mozafarian, song lại từ chối thả Chris Cramer (chuyên viên âm thanh của đài BBC), ông này cũng đang bệnh nặng. Cảnh sát cũng từ chối cho phép bác sĩ vào tòa đại sứ. Đối mặt với Cramer đang thập tử nhất sinh, Oan liền thả người này qua một cánh cửa trước của tòa đại sứ.
Cảnh sát London đã tìm cách tiếp cận đám khủng bố. Họ lấy được giấy phép để thâm nhập vào tòa đại sứ Ethiopia ở Cổng hoàng tử số 17 ngay sát bên tòa đại sứ Iran. Khi vào được bên trong, MI5 bắt đầu cài các microphone vào những vách tường và hạ thiết bị nghe lén từ trên mái nhà xuống ống khói nhằm xác định vị trí có các tên khủng bố cùng các con tin.
Đặc nhiệm Đội Đỏ SAS đang hạ xuống tầng 2 của tòa đại sứ quán Iran ở London.
Tòa đại sứ Iran có 5 tầng trên mặt đất và 1 tầng hầm, tổng cộng có 50 phòng. Các vách tường bằng đá hoa cương dày 55,9 cm ở một mặt, còn mặt kia dày 48,3 cm. Chính phủ Anh yêu cầu khoan tường để đi vào nơi có bọn khủng bố. Không muốn làm bọn khủng bố đề phòng, Mike Rose đã điều hướng cho các máy bay đến Heathrow hạ cánh thấp qua biên giới phía Nam của công viên Hyde để cho phép các kỹ sư loại bỏ gạch chia tách giữa đại sứ quán Iran và Ethiopia, cho đội tấn công tiến vào.
Lúc 15 giờ, Oan yêu cầu đưa 3 đại sứ từ các nước Arab để đóng vai trò trung gian hòa giải nhằm có máy bay đưa y và đồng bọn rời khỏi nước Anh. Tuy nhiên, Thatcher bác bỏ có trung gian nước ngoài. Trong hồi ký của mình, “bà đầm thép” giải thích rằng sự tham gia của các trung gian nước ngoài sẽ gây ra xáo trộn và làm chệch mục tiêu của chính phủ Anh. Ít nhất là người Jordan (chính phủ Anh đặt lòng tin tưởng) đã cự tuyệt mọi sự tham gia.
Lúc 9 giờ 30 phút ngày 2/5/1980. Oan dọa giết một con tin để đáp trả việc cảnh sát cắt liên lạc điện thoại của y. Khước từ lời đề nghị của Oan, cảnh sát đã kích động buộc Oan yêu cầu gặp đại diện BBC. Đến 15 giờ chiều, cảnh sát đưa tới Tony Crabb (trưởng ban biên tập bản tin truyền hình của BBC). Ông Crabb có quan hệ cá nhân với Sim Harris (một con tin của đại sứ quán Iran). Từ cửa sổ tầng 1, Harris đã hét lớn các yêu cầu Oan, bao gồm: Xe chở các tay súng, con tin, và 1 đại sứ Arab đến phi trường Heathrow; phóng thích các con tin không có gốc Iran tại Heathrow; máy bay chở các con tin, tay súng và vị đại sứ đến một nước nào đó ở Trung Đông. Sau rốt, mọi con tin sẽ được thả; BBC sẽ truyền hình trực tiếp về vụ này ngay tối đó.
Khi thiết lập liên lạc với người trông coi đại sứ quán Iran, cảnh sát đã biết được sơ bộ bố cục của tòa nhà, từ đây cảnh sát và SAS có thể biết về những căn phòng chính và suy ra rằng cửa sổ tầng trệt và tầng một được bọc thép. Điểm đáng chú ý là sau cánh cửa gỗ của tòa đại sứ là một cánh cửa an ninh bằng thép được trang trí tinh xảo. Có thời điểm Oan nhận ra rằng chính phủ Anh không sẵn lòng nhượng bộ những yêu cầu của mình, nên đã cảnh báo với Kiểm soát Alpha rằng các con tin Anh sẽ là những người cuối cùng được thả, và yêu cầu Tony Crabb xuất hiện trở lại nếu các con tin Anh bị giết. Trong các cuộc đàm phán tiếp đó, thêm 2 con tin Ali Guil và Hiyech Kanji được thả lúc 21 giờ tối. Bên cạnh đó các đặc vụ SAS đã lên kế hoạch tấn công nếu có lệnh. Lúc 23 giờ khuya, một đội SAS bí mật tiến về Cổng hoàng tử số 16 và chui xuống giếng trời của tòa đại sứ Iran.
Qua ngày 3/5/1980, lúc 20 giờ tối, Oan thả con tin thứ 3 là Mustapha Karkouti. Ngày thứ sáu, 5/5/1980. Lúc 11 giờ trưa, Oan đột nhiên nhìn thấy một chỗ phình to trên vách tường tầng 1 ngăn cách giữa tòa đại sứ Iran với Ethiopia, và ngạc nhiên vô cùng. Lúc 13 giờ chiều, Oan đã hạ lệnh hành quyết con tin Abbas Lavasani (giám đốc báo chí và là người ủng hộ nhiệt thành cho chính phủ Iran). 15 giờ 50 phút ngày 5/5/1980, đặc nhiệm SAS đã chuẩn bị tấn công.
Đến 17 giờ chiều, chỉ trong 10 phút, lính SAS đã xộc thẳng vào tòa đại sứ. Trevor Lock cấp báo cho các cảnh sát đàm phán rằng đám khủng bố đã bắt đầu rào chắn cửa sổ và cửa ra vào tòa nhà. 19 giờ tối, cảnh sát bàn giao việc trấn áp cho SAS. Lúc SAS đang sắp sửa tấn công thì Dellow hạ lệnh cho các nhà đàm phán tìm cách xoa dịu Oan. Trong lúc Oan đang phân tâm thì 2 nhóm SAS (mỗi nhóm 4 người) đã áp sát mái của tòa đại sứ Iran.
Các đặc nhiệm Đội Xanh đặt dây thừng ở dưới chân và bỏ thuốc gây choáng xuống giếng trời. Những đặc nhiệm khác được bố trí ở mặt trước và sau tòa đại sứ, còn các tay bắn tỉa ẩn nấp trong cây cối và các tòa nhà quanh tòa đại sứ. Trong lúc đó, các đặc nhiệm Đội Xanh đảm trách phát quang tầng trệt, tầng hầm và tầng một. Chiến dịch Nimrod được bắt đầu bằng một vụ nổ nghi binh tại giếng trời ở tầng 3, trùng khớp với tín hiệu cho các đặc nhiệm Đội Đỏ từ mái nhà leo xuống. Cùng lúc đó, từ sau tầng trệt, các đặc nhiệm Đội Xanh lao xuyên qua thư viện để tấn công các tay súng
Cuộc đấu tranh giữa Israel và Iran có thể sẽ trở lại trong 'bóng tối'
Sau khi quan chức Mỹ xác nhận với kênh ABC News rằng tên lửa của Israel đã tấn công một số địa điểm tại Iran, những tưởng căng thẳng Israel - Iran sẽ leo thang, nhưng có dấu hiệu cuộc đấu tranh giữa hai quốc gia này có thể trở lại trong "bóng tối".
Hình ảnh hệ thống phòng không Israel kích hoạt đánh chặn tên lửa Iran tối 13/4/2024. Ảnh cắt từ clip do hãng tin Reuters phát.
Tối 13/4, Iran đã phóng hơn 300 thiết bị bay không người lái có chất nổ và bắn tên lửa vào các mục tiêu của Israel. Cuộc tấn công này nhằm trả đũa vụ không kích phá huỷ toà nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran ở Syria hôm 1/4 mà Iran cho là do Israel thực hiện. Trong cuộc tấn công tối 13/4, theo quân đội Israel, 99% trong số vũ khí được Iran sử dụng đã bị Israel cùng các đồng minh bắn hạ. Thiệt hại được ghi nhận đối với Israel là một người bị thương và việc tên lửa Iran đánh trúng căn cứ không quân Nevatim tạo hành một hố lớn, gây hư hỏng một con đường ở Hermon. Quan trọng hơn, đây là vụ tấn công đầu tiên trong lịch sử nhằm vào Israel từ lãnh thổ Iran, đánh dấu cuộc đấu tranh giữa hai nước "lộ sáng" sau hàng chục năm âm ỉ trong "bóng tối".
Khoảng 5 ngày sau sự kiện lịch sử nêu trên, truyền thông Iran cho biết có "3 tiếng nổ" gần căn cứ không quân Shekari gần thành phố Isfahan và Iran đã bắn hạ một số thiết bị bay không người lái. Trong khi đó, quan chức Mỹ xác nhận với kênh ABC News rằng tên lửa của Israel đã tấn công một số địa điểm tại Iran. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là mặc dù sau vụ tấn tấn công trả đũa của Iran vào tối 13/4, giới chức Israel nhiều lần tuyên bố sẽ trả đũa thích hợp. Thậm chí, Tổng thống Israel Isaac Herzog còn mô tả vụ tấn công của Iran là lời tuyên chiến. Nhưng tới nay, Tel Aviv vẫn chưa nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhằm vào Isfahan. Văn phòng Thủ tướng Israel còn từ chối xác nhận với tờ Thời báo Israel rằng nước này đứng sau các vụ nổ ở Isfahan.
Hình ảnh đăng trên website của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho thấy thiết bị bay không người lái được cho là của Israel bị bắn rơi gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Đối với phía Iran, giới chức nước này cũng nhiều lần nhấn mạnh sẽ trả đũa tương xứng. Thậm chí vào hôm 15/4, khi phát biểu trên truyền hình nhà nước, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani còn nhấn mạnh bất kỳ hành động nào của Israel chống lại lợi ích của Tehran, dù nhỏ, sẽ phải nhận phản ứng nghiêm khắc chỉ trong "vài giây". Tuy nhiên, sau các vụ nổ ở Isfahan và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trưng hình ảnh của thiết bị bay không người lái được cho là của Israel bị bắn rơi gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran, một quan chức cấp cao của Iran đã nói với hãng tin Reuters rằng Tehran không có kế hoạch trả đũa ngay lập tức đối với Israel vì chưa rõ thủ phạm. Phát biểu trước người dân tỉnh Semnan ở phía Đông thủ đô Tehran ngày 19/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi không đề cập đến các vụ nổ vào sáng cùng ngày ở Isfahan. Người phát ngôn Cơ quan Hàng không Iran Hossein Dalirian cũng phủ nhận việc Iran đã bị tấn công từ bên ngoài.
Một "màn sương" đang bao phủ những vụ nổ ở Isfahan hôm 19/4, nhưng nếu để ý sẽ thấy nó có một điểm chung với cuộc tấn công của Iran tối 13/4, đó là cùng nhằm vào các mục tiêu quân sự. Rõ ràng, lựa chọn mục tiêu quân sự thay vì dân sự dễ gây thương vong lớn sẽ làm giảm áp lực trả đũa từ đối phương. Bên cạnh đó, nó cho thấy sự thận trọng để tránh hành động trả đũa leo thang, diễn biến thành chiến tranh khu vực.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chủ trì cuộc họp Nội các chiến tranh tại Tel Aviv sáng 14/4/2024, sau cuộc tấn công của Iran. Ảnh: THX/TTXVN
Nếu xảy ra chiến tranh khu vực, Iran không chỉ phải đối mặt với Israel mà có thể là cả với các đồng minh của Israel vốn đã kề vai, sát cánh với Israel trong việc bắn hạ thiết bị không người lái và tên lửa Iran tối 13/4. Trước một lực lượng hùng hậu như vậy, Iran rõ ràng ở thế yếu trong cán cân so sánh sức mạnh. Đó là chưa nói tới, nước này đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội ở trong nước.
Đối với Israel, việc giải quyết cuộc chiến tại Gaza quan trọng hơn mở rộng thêm mớ bòng bong, phải căng ra chiến đấu trên nhiều mặt trận. Trong một phát biểu được tờ Thời báo Israel ngày 19/4 trích dẫn, nhà báo Ben Caspit cũng cho rằng không ai muốn chiến tranh với Iran vào lúc này. "Chúng tôi đã chứng minh cho họ thấy rằng chúng tôi có thể xâm nhập và tấn công vào biên giới của họ còn họ thì không thể vào được biên giới của chúng tôi.
Thông điệp phát đi quan trọng hơn là sự hoành tráng. Chúng tôi hiện có nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn ở Gaza và Liban", nhà báo Ben Caspit nhấn mạnh.
Iran mở lại các sân bay trên cả nước Ngày 15/4, các sân bay ở thủ đô Tehran và nhiều nơi khác tại Iran đã nối lại hoạt động sau khi tạm thời đóng cửa khi căng thẳng với Israel leo thang. Hệ thống phòng không của Israel đánh chặn vụ tấn công bằng tên lửa trên bầu trời Tel Aviv ngày 14/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trước đó, các chuyến bay đã tạm...