Chiến dịch hồi hương hơn 300 công dân Việt mắc kẹt ở Ấn Độ
Hơn 300 công dân mắc kẹt vì Covid-19 khắp Ấn Độ chuẩn bị về nước trên chuyến bay được chuẩn bị suốt hai tháng qua.
Chiều 18/5, một ngày trước giờ khởi hành chuyến bay từ New Delhi về Cần Thơ, đội hậu cần của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tất bật chuẩn bị 360 suất cơm nắm, muối vừng, bánh, nước uống, hoa quả. Họ đang tiến hành những khâu cuối cùng để hoàn thành chiến dịch đưa hơn 300 công dân Việt Nam về nước vào 20h ngày 19/5 (21h30 giờ Việt Nam).
Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi (trái) kiểm tra thân nhiệt một công dân có mặt ở đây để chuẩn bị bay về nước vào ngày 19/5. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ
“Chúng tôi mới được chính phủ Việt Nam cấp phép triển khai chuyến bay hồi hương hôm 14/5″, ông Nguyễn Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại 3 nước Ấn Độ, Nepal và Bhutan, chia sẻ với VnExpress. Ông cho biết chuyến bay hồi hương công dân Việt Nam tại Ấn Độ lần này khó khăn hơn. Ấn Độ có diện tích rộng lớn, thủ tục phức tạp, hoàn cảnh của các công dân đặc biệt và lại diễn ra trong thời gian phong tỏa toàn quốc do dịch Covid-19. “Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm thực hiện kế hoạch đúng vào ngày 19/5, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”, ông Châu nói.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai châu Á với 100.000 ca nhiễm nCoV, hơn 3.000 người tử vong, đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc ít nhất đến 31/5. Ba chuyến bay nội địa từ các thành phố Bangalore, Pune và Gaya, đã được thuê để đưa người Việt tới New Delhi vào sáng 19/5.
Việc di chuyển bằng đường bộ đến các sân bay cũng khó khăn khi xe thương mại bị cấm và xe cá nhân lưu thông phải có giấy thông hành của Bộ Nội vụ Ấn Độ. Các bang đều có chốt kiểm tra riêng, người dân khi di chuyển từ bang bị ảnh hưởng nặng của Covid-19 đến những bang nhẹ hơn cũng có thể bị buộc cách ly hoặc bị cấm đi qua địa phận.
Có người từ thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, vượt quãng đường hơn 1.000 km về New Delhi trong điều kiện đường xấu, thời tiết nóng bức và các cửa hàng ăn uống trên đường chưa mở cửa. Có thuỷ thủ đang trên tàu viễn dương mong ngóng được cập bến để di chuyển hàng trăm cây số để kịp bắt chuyến bay nội địa về New Delhi.
Ngoài khách du lịch, kỹ sư, doanh nhân, trong số các công dân về nước lần này có gần 200 người là tăng ni, Phật tử đang trong khoá tu ở các viện Phật giáo tại Ấn Độ. Ngoài ra, một doanh nhân Ấn Độ là chủ nhà máy dệt ở tỉnh Nam Định cũng trở lại Việt Nam để giải quyết thủ tục trả lương cho 700 công nhân.
Video đang HOT
“Tổng cộng 340 người xuất phát từ các điểm khác nhau ở 15 bang để đến được 3 sân bay địa phương và cuối cùng là sân bay New Delhi”, ông Châu cho hay.
Nhóm công dân Việt Nam tập kết tại sân bay Bangalore sáng nay để bay tới New Delhi. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ
Từ đây, các công dân sẽ lên chuyến bay dài 4 tiếng rưỡi để trở về Việt Nam.
“Chúng tôi mong những người mắc kẹt ở Ấn Độ trở về Việt Nam an toàn”, ông Châu nói.
Các nước trên thế giới đã đối phó với "con quỷ" Corona quyết liệt như thế nào?
Tính đến ngày 28/01/2020, tổng cộng có 106 người chết, hơn 4.500 người bị nhiễm virus Corona (2019-nCoV ) tại Trung Quốc.
Con số tăng phi mã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình gọi virus corona là "con quỷ" trong cuộc họp với Tổng giám đốc WHO tại Bắc Kinh.
Thời gian ủ bệnh 2019-nCoV (thời gian một người mắc bệnh nhưng chưa có triệu chứng) khoảng từ 01-14 ngày. Vì không có triệu chứng nên có thể không biết đã bị nhiễm virus và dễ lây cho người khác; đang khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát hơn! Trước tình trạng báo động đó, các nước đã làm gì để bảo vệ người dân của mình?
Việt Nam: Là một nước sát biên giới Trung Quốc, lượng người dân 2 bên di chuyển qua lại liên tục, lên đến hàng nghìn người mỗi ngày. Trước diễn biến ngày càng phức tạp của virus Corona, ngay trong ngày mồng 3 Tết (27/01) đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona với tinh thần "Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân". Ngày 28/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg thành lập Đội phản ứng nhanh ứng phó virus corona. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ hiện nay Lào Cai đã tạm ngừng xuất, nhập cảnh khách du lịch qua cửa khẩu quốc tế. Tỉnh Khánh Hòa cũng tạm ngưng nhận khách du lịch Trung Quốc. 100% khách nhập cảnh tại cửa khẩu Móng Cái đều được đo thân nhiệt, phát tờ rơi truyền thông và điền tờ khai y tế.
Thủ tướng: 'Chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ sức khỏe người dân'
Singapore: Từ trưa 29/1 nước này sẽ cấm nhập cảnh, quá cảnh đối với tất cả công dân Trung Quốc có hộ chiếu cấp tại tỉnh Hồ Bắc cũng như khách du lịch quốc tế từng tới Hồ Bắc trong 14 ngày qua. Riêng những công dân du lịch tới Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết được yêu cầu nghỉ phép 14 ngày để theo dõi. Chuẩn bị sơ tán một số trường đại học và ký túc xá để thiết lập các khu cách ly với sức chứa cho khoảng 1.000 trường hợp nghi nhiễm.
Hàn Quốc: Hiện có 540.000 người ký đơn kiến nghị Nhà Xanh, kêu gọi cấm du khách đến từ Trung Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thuê máy bay đưa công dân về nước trong tuần này, và chi 17,7 triệu USD hỗ trợ phòng ngừa!
Hàn Quốc có kế hoạch sơ tán công dân khỏi Vũ Hán trong tuần này
Đức: Bộ Y tế Đức cho biết, có 04 trường hợp được cho đã nhiễm bệnh phổi. Đây là quốc gia mới nhất xác nhận có các ca lây nhiễm; sau Pháp, Nepal, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ. Chính vì vậy, chính phủ Đức đã kêu gọi công dân tránh tới Trung Quốc. Một số thông tin cho biết, vào giữa tuần này, quân đội sẽ đưa máy bay tới Vũ Hán để đón 90 công dân về nước.
Malaysia: Chính phủ nước này kêu gọi người dân tăng cường cảnh giác, sử dụng khẩu trang để tự bảo vệ. Thủ tướng Malaysia cho biết, chính phủ không ngăn du khách Trung Quốc khi mà Trung Quốc đã cách ly các địa điểm trong tâm điểm dịch bệnh.
Philippines: Hiện đã tạm thời ngừng cấp thị thực du lịch cho công dân Trung Quốc. Cũng như cấm các chuyến bay từ Vũ Hán và hồi hương khoảng 500 khách từ Vũ Hán đã đến Philippines.
Nhiều người dân Philippines mang khẩu trang phòng virus corona khi đi lễ chùa đầu năm Canh Tý tại khu phố Chinatown, Binondo, Manila, ngày 25/01/2020. REUTERS/Eloisa Lopez
Nhật Bản: Tối 28/1, một máy bay đã tới Vũ Hán để sơ tán 200/650 công dân đang kẹt lại tại đây. Chính phủ Nhật cũng đã quyết định viện trợ hàng hóa khẩn cấp cho Trung Quốc thông qua JICA.
Mông Cổ: Khách bộ hành và ô tô không được phép đi qua biên giới Trung Quốc. Tất cả các trường học và đại học đóng cửa tới ngày 2/3, lệnh này cũng được áp dụng với các địa điểm công cộng khác. Những hoạt động tập thể, thi đấu thể thao và ngay cả các hội nghị cũng tạm thời bị hủy.
Macau, Trung Quốc: Tuyên bố không tiếp nhận các du khách đến từ tỉnh Hồ Bắc hoặc những người đã đến tỉnh này trong vòng 14 ngày trước đó, trừ phi trình được giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, khẳng định không bị nhiễm 2019-nCoV.
New Zealand: Vẫn không thay đổi kế hoạch đón giáo viên và sinh viên Vũ Hán sang thành phố Auckland theo chương trình trao đổi giáo dục.
Ấn Độ: Ngày 28/1 hãng hàng không quốc gia Air India đã chuẩn bị sẵn một Boeing 747 và đang chờ quyết định của Chính phủ sơ tán các công dân khỏi Hồ Bắc.
Theo WHO, ngày 28/01/2020
Số liệu cụ thể liên quan tới dịch bệnh 2019-nCoV:
- Toàn cầu: 4593 trường hợp mắc.
- Trung Quốc: 4537 trường hợp mắc; 6973 trường hợp nghi ngờ; 976 trường hợp nặng ((khó thở, nhịp thở> 30 lần/phút, hạ oxy máu [P/F
- Bên ngoài Trung Quốc: 56 trường hợp mắc ở 14 quốc gia; Việt Nam có 2 trường hợp mắc, một trường hợp đã khỏi bệnh.
Đánh giá nguy cơ:
- Trung Quốc: Rất cao
- Khu vực: Cao
- Toàn cầu: Cao
Thu An
Theo canhco.net
Dịch viêm phổi: Ấn Độ bắt đầu quá trình sơ tán công dân khỏi Vũ Hán Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh đã thiết lập các đường dây nóng và địa chỉ email cho những người muốn liên lạc với sứ quán về vấn đề liên quan. Nhân viên y tế ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, lên đường tới Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, để hỗ trợ đối phó với dịch viêm phổi do...