Chiến dịch ‘Đả Hổ’ ở Trung Quốc: Cả dây ‘ngã ngựa’
Sau khi vụ việc của Ngụy Dân Châu, nguyên Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Thiểm Tây bị phát hiện, làm rõ, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh ủy Thiểm Tây tiến hành mở rộng điều tra, phát hiện cả “dây” bám “tầm gửi chính trị” Ngụy Dân Châu.
Ông Ngụy Dân Châu, nguyên Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Thiểm Tây, Trung Quốc
Chiều lên tivi, tối bị bắt giữ
Tạp chí “Trung Quốc kỷ kiểm giám sát” của UBKTKLTW ngày 6/12/2017 đã đăng bài vạch tội Ngụy Dân Châu, nguyên Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Thiểm Tây, Bí thư thành ủy Tây An, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Thiểm Tây “đầu cơ chính trị, lập đường dây sống bám nhau” để kinh doanh trục lợi và nhận hối lộ tới 72 triệu 716 ngàn NDT (254,5 tỷ VND).
Ngụy Dân Châu sinh năm 1956, vào đảng năm 1975, trưởng thành từ cán bộ đoàn, từ Phó bí thư chi đoàn xí nghiệp quốc doanh lên đến Phó bí thư tỉnh đoàn (1996) rồi chuyển qua ngạch công tác đảng, giữ các chức vụ Ủy viên thường vụ rồi Bí thư thị ủy Thương Lạc; năm 2007 trở thành Ủy viên thường vụ, Tổng thư ký tỉnh ủy Thiểm Tây. Tháng 6/2012 Châu được bầu làm Bí thư thành ủy Tây An; từ tháng 1/2017 là Phó bí thư, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Thiểm Tây.
Tháng 5/2017, Tổ tuần thị trung ương số 11 về tái thanh tra Thiểm Tây đã phát hiện manh mối phạm tội của Châu nên lập hồ sơ điều tra. Báo cáo kết quả điều tra công bố ngày 22/5 nêu rõ: “Ngụy Dân Châu vi phạm kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị nghiêm trọng, hoạt động đầu cơ và gây bè phái chính trị, phẩm chất chính trị bại hoại, mê tín dị đoan, đối kháng sự thẩm tra của tổ chức; vi phạm 8 điều quy định, thường xuyên lui tới hội sở tư nhân, nhận lời mời nhậu nhẹt bằng tiền công, đi du lịch theo sắp xếp của các ông chủ tư nhân; vi phạm kỷ luật tổ chức, không báo cáo vấn đề cá nhân theo quy định; vi phạm kỷ luật liêm khiết, hoạt động doanh lợi phi pháp, nhận tiền và quà biếu trị giá hơn 1 triệu 234 ngàn NDT; vi phạm kỷ luật sinh hoạt, lợi dụng chức quyền mưu lợi cho người khác rồi nhận hối lộ số tiền tới 72 triệu 716 ngàn NDT, có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ”.
Ngày 3/8/2017, Hội nghị Ban thường vụ UBKTKLTW đã họp, báo cáo đề xuất và được trung ương phê chuẩn, quyết định khai trừ đảng, cách chức Ngụy Dân Châu, tịch thu mọi khoản thu nhập phi pháp, chuyển vấn đề phạm tội, mọi manh mối và tang vật sang cơ quan tư pháp xử lý theo pháp luật.
Ngụy Dân Châu là quan chức cấp tỉnh, bộ đầu tiên bị ngã ngựa trong đợt “tái thanh tra” kiểu “hồi mã thương” trên toàn quốc. Ông ta lúc 18h30′ còn xuất hiện trong chương trình Thời sự buổi chiều của Đài truyền hình Thiểm Tây, đến 21h30′ tối thì bị tuyên bố bắt giữ điều tra. Ông ta trở thành quan chức bị xử lý nhanh nhất trên toàn quốc trong năm nay.
Mở ra cục diện mới
Sau khi vụ việc của Ngụy Dân Châu bị phát hiện, làm rõ, UBKTKLTW đã chỉ đạo UBKTKL tỉnh ủy Thiểm Tây tiến hành mở rộng điều tra, chỉ sau hơn 1 tháng đã phát hiện “dây” bám “tầm gửi chính trị” Ngụy Dân Châu gồm 3 người: Triệu Hồng Chuyên, Phó Bí thư, Phó chủ tịch Chính Hiệp thành phố Tây An; Lý Ích Dân Bí thư quận ủy Kinh Hà và Lý Đại Hữu, Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn du lịch Tây An. Cả ba người này đều bị xử lý kỷ luật hình thức khai trừ đảng tịch, cách chức và chuyển giao hồ sơ sang cơ quan tư pháp xử lý theo pháp luật.
Tạp chí “Trung Quốc kỷ kiểm giám sát” viết: 3 người này đã bám vào Ngụy Dân Châu, tiến hành “trao đổi lợi ích, vi phạm kỷ luật sinh hoạt, mặc sức nhận hối lộ”. Trong đó, Triệu Hồng Chuyên đã bị xử lý kỷ luật khai trừ đảng và cách chức. “Tân Kinh báo” ra ngày 7/12 đã đăng bài tiết lộ việc Chuyên trong khi đi công tác nước ngoài đã dùng tiền mua dâm. Đây là lần đầu tiên báo chí công khai đề cập đến việc quan chức bị ngã ngựa vì hành vi mua dâm ở nước ngoài.
Trong thông báo kỷ luật hôm 31/8/2017, UBKTKL tỉnh ủy Thiểm Tây cho biết, Triệu Hồng Chuyên đã vi phạm kỷ luật và quy tắc chính trị, đối kháng tổ chức điều tra; vi phạm “8 điều quy định” của trung ương, cấp phát phụ cấp sai quy định, nhiều lần vi phạm quy định nhận lời mời đi chơi golf; vi phạm kỷ luật tổ chức, không báo cáo thật vấn đề cá nhân; vi phạm kỷ luật liêm khiết, nhận lời mời đi du lịch và nhậu nhẹt ảnh hưởng đến việc công, nhận tiền, thẻ mua hàng và quà của người khác; lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho người khác rồi nhận tiền, có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ. Tân Kinh Báo ngày 7/12 cho biết thêm: Triệu Hồng Chuyên đã nhận hối lộ 3,2 triệu NDT, 900 ngàn USD, 200 ngàn Euro, 200 ngàn HKD và nhiều lần mua dâm khi ra nước ngoài.
Cả Triệu Hồng Chuyên, Lý Ích Dân và Lý Đại Hữu đều là thuộc hạ cũ của Ngụy Dân Châu. Trong thời gian Châu là Bí thư thành ủy Tây An thì Chuyên là Ủy viên thường vụ thành ủy, Bí thư đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Khu khai thác khoa học kỹ thuật cao Tây An; còn hai người kia đều là “tầm gửi” bám vào Châu để thăng tiến. Tạp chí “Trung Quốc kỷ kiểm giám sát” viết: 4 người này “vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng, vấn đề chính trị và kinh tế đan xen nhau, sau Đại hội 18 vẫn không chùn tay”. Những người này đã hình thành nhóm lợi ích, “dùng người theo tình thân”, kéo bè kết phái, “dùng tiền bẩn đuổi tiền sạch”, kiếm tiền bằng nhà đất.
Việc “điều tra 1 ra 4 người” qua vụ Ngụy Dân Châu đã mở ra cục diện mới trong chống tham nhũng ở Thiểm Tây, khơi dậy tính tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng hủ bại của quần chúng. Từ đầu năm 2017 đến nay, số đơn thư tố cáo gia tăng 37,5%, số hồ sơ được lập tăng 68%, số đảng viên cán bộ bị xử lý kỷ luật tăng 70,2%; trong đó số cán bộ cấp sở, cục 71 người (tăng 203%), cấp huyện, phòng 432 người (tăng 124%), chuyển cơ quan tư pháp xử lý 345 người (tăng 200%)…
Theo Thu Thủy
Video đang HOT
Tiền Phong
Báo Mỹ đánh giá 5 nhân vật quyền lực nhất ở Trung Quốc
Những người quyền lực nhất ở Trung Quốc không chỉ bao gồm chính trị gia, mà còn cả doanh nhân, chủ doanh nghiệp, trở thành trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc sắp bước vào kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 vào ngày 18.10 tới.
Nhân dịp Trung Quốc sắp bước vào Đại hội Đảng lần thứ 19 vào ngày 18.10 tới, CNN mới đây đã đặt câu hỏi với 10 chuyên gia, tham khảo ý kiến đánh giá của họ về 5 người quyền lực nhất Trung Quốc.
Dưới đây là 5 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc theo các nhà tư vấn chính sách, các học giả và các nhà báo hàng đầu bình chọn trên CNN.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trên lý thuyết, Thủ tướng Lý Khắc Cường là nhân vật quyền lực số hai trong bộ máy chính trị Trung Quốc.
Năm 2012, ông trở thành người đứng đầu chính phủ Trung Quốc và có tầm ảnh hưởng trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị chỉ sau Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Với tư cách là người gánh vác nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ông Lý đã giải quyết nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến kinh tế, xã hội, sự phát triển công nghệ của quốc gia lớn nhất trên thế giới", nhà phân tích chính trị Trung Quốc Zhiyue Bo nói với CNN.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từng giữ chức Chủ tịch tỉnh Hà Nam và là người gần gũi với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông có học vị tiến sĩ kinh tế tại đại học Bắc Kinh và trưởng thành từ Đoàn thanh niên.
"Ông Lý là người khá khiêm tốn. Ông thiên về quyền lực hành chính hơn là chính trị ở Trung Quốc. Những người thân cận với ông Lý ở Đoàn Thanh niên đều không nổi bật dưới thời Chủ tịch Tâp Cận Bình. Nhưng ông Lý vẫn lên được đến chức Thủ tướng. Rõ ràng, ông ấy có tầm ảnh hưởng nhất định", Giáo sư Kerry Brown, nhà nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại trường King's College London nói trên CNN.
Ông trùm internet Mã Hóa Đằng
Chủ tịch Tencent Mã Hóa Đằng.
Nếu sống ở Trung Quốc, có thể dễ dàng nhận ra người dân nước này không ai là không sử dụng mạng xã hội WeChat.
WeChat nổi lên trở thành ứng dụng hàng đầu ở Trung Quốc khi Facebook và Twitter bị kiểm duyệt chặt chẽ.
Hồi tháng 8, người sáng lập WeChat Mã Hóa Đằng trở thành người giàu nhất Trung Quốc, vượt qua cả Jack Ma và Vương Kiện Lâm.
"Ông ấy trở thành người có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhờ WeChat. Nhiều doanh nhân Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn nhưng lĩnh vực công nghệ thì vẫn không ảnh hưởng gì", Tom Rafferty đến từ tập đoàn Economist Intelligence Unit nhận định.
Ông Mã, có biệt danh là "Pony", là người thành lập Tencent vào năm 1998 cùng các bạn học Đại học. Công ty này hiện sở hữu mạng xã hội WeChat. Hai thập kỷ sau, Mã Hóa Đằng là Chủ tịch Tencent và giá trị công ty cũng tăng lên chóng mặt.
WeChat hiện cũng là nền tảng nhắn tin lớn nhất, được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với gần 1 tỷ người sử dụng.
"Ông trùm internet Trung Quốc đã tận dụng tiềm năng khổng lồ của đất nước trong khi vẫn đảm bảo sự kết nối của Trung Quốc đến cộng đồng internet toàn cầu", Rana Mitter, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Oxford nói.
Thách thức đối với ông Mã trong những năm tới là việc tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng trong khi vẫn phải đảm bảo nằm trong phạm vi cho phép của chính quyền Trung Quốc.
"Thợ săn hổ" Vương Kỳ Sơn
Vương Kỳ Sơn được đánh giá là cánh tay phải của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng.
Lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" với quy mô rộng khắp trên cả nước. Với trọng trách "săn hổ", ông Tập đặt niềm tin vào cựu Thị trưởng Bắc Kinh Vương Kỳ Sơn.
Kể từ đó, ông Vương không ngừng phát huy quyền lực, trở thành một trong những người đứng hàng đầu trong nền chính trị Trung Quốc.
Ông đã đưa người từng được coi là bất khả xâm phạm, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang ra ánh sáng. Mới đây nhất, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài cũng "ngã ngựa".
Chuyên gia Tom Rafferty nhận định, Vương Kỳ Sơn là cánh tay phải của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nếu không có ông Vương, ông Tập sẽ không thể gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt trong chiến dịch chống tham nhũng như ngày nay.
Tỷ phú Jack Ma
Jack Ma là một trong những người nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.
Jack Ma là người truyền cảm hứng lớn nhất và được đánh giá là gương mặt nổi tiếng trên trường quốc tế không hề kém Chủ tịch Tập Cận Bình.
Jack Ma tên thật là Mã Vân, là Chủ tịch và là người sáng lập tập đoàn Alibaba. Jack Ma sở hữu trang web thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc và nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao nổi tiếng.
Nền tảng kinh doanh trực tuyến của Jack Ma đã giúp thu về hàng trăm tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu có bậc nhất ở Trung Quốc.
Jack Ma từng có vinh dự gặp hai Tổng thống Mỹ bao gồm cả Barack Obama và Donald Trump. Ông cũng là người tạo ra một ngày lễ mua sắm lớn nhất ở Trung Quốc mang tên "Single's Day" vào ngày 11.11.
"Ma đã thể hiện tầm nhìn và sự say mê trong việc mở rộng đế chế thương mại điện tử của mình", Willy Lam, giáo sư tại trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc nói.
"Ông cũng tận dụng lợi nhuận khổng lồ của Alibaba để mở đường nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ cao mũi nhọn, bao gồm trí thông minh nhân tạo, điện toán đám mây...", Willy Lam nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các học giả, chuyên gia đều trả lời với CNN rằng người quyền lực nhất Trung Quốc không ai khác chính là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là lãnh đạo quyền lực nhất của quốc gia này kể từ thời cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980 và 1990.
Hình ảnh và những tuyên bố của ông Tập Cận Bình xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhà nước, trên các trang báo phương Tây.
Ông cũng tạo được sự nổi bật trong các chương trình nghị sự quốc tế và danh tiếng đến từ chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi".
Những thành công này giúp ông Tập trở thành người được giới chính trị Trung Quốc nể trọng và đặt niềm tin tuyệt đối.
Theo Danviet
Sếp 'đả hổ diệt ruồi' Trung Quốc công kích quan tham Người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng văn hóa chính trị trong nội bộ đảng vẫn chưa thực sự lành mạnh sau 5 năm thực hiện "đả hổ diệt ruồi". Ông Vương Kỳ Sơn là người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Ông...