Chiến dịch của ông Biden cân nhắc dùng pháp lý nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao
Chiến dịch của ông Joe Biden hiện đang cân nhắc các biện pháp pháp lý nhằm thúc đẩy việc công nhận ông Biden đã thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Theo thông lệ, Cơ quan quản lý các dịch vụ thông dụng (General Services Administration) với chức năng quản lý và hỗ trợ các hoạt động cơ bản của các cơ quan liên bang sẽ công nhận một ứng cử viên Tổng thống khi có kết quả rõ ràng ai đã thắng cuộc để quá trình chuyển giao quyền lực có thể bắt đầu.
Ông Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware. Ảnh: AP
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan này, Emily Murphy vốn từng được Tổng thống Trump chỉ định năm 2017, vẫn chưa đưa ra quyết định cộng nhận ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua mặc dù truyền thông Mỹ đã tuyên bố ông Biden là Tổng thống đắc cử hôm thứ Bảy vừa qua.
Video đang HOT
Luật pháp Mỹ không quy định cụ thể khi nào cơ quan này phải ra thông báo, tuy nhiên các quan chức phụ trách việc chuyển giao của ông Biden cho rằng chiến thắng của ông Biden đã rõ ràng và việc chậm trễ công nhận là không thể biện minh bất kể việc ông Trump từ chối chấp nhận thất bại. Ông Trump đã liên tiếp cáo buộc gian lận bầu cử và đã đệ đơn kiện kết quả kiểm phiếu ở nhiều bang.
Chiến dịch của ông Biden tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý nếu Cơ quan này tiếp tục trì hoãn việc công nhận ông Biden là Tổng thống đắc cử. Nếu được cơ quan này công nhận, ông Biden và chiến dịch của mình sẽ được tiếp cận ngân sách liên bang cho các hoạt động của tân Tổng thống và được trao quyền tiếp xúc với các quan chức tình báo và các cơ quan liên bang bao gồm bộ Ngoại giao Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm về các cuộc gọi giữa Tổng thống đắc cử và lãnh đạo nước ngoài.
Cơ quan quản lý các dịch vụ thông dụng cũng từng trì hoãn quá trình chuyển giao quyền lực năm 2000 trong vòng 5 tuần trong bối cảnh ứng cử viên Cộng hòa George W. Bush và ứng cử viên Dân chủ Al Gore tiếp tục ganh đua tại Florida với khoảng cách chênh lệch chỉ vài trăm phiếu./.
Ông Biden sẽ khôi phục một loạt chính sách ngay ngày đầu tiên ở Nhà Trắng
Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là sẽ công bố một loạt các sắc lệnh hành pháp và các thúc đẩy lập pháp khác vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, trong đó có nhiều thứ đối nghịch với người tiền nhiệm Donald Trump.
Ông Biden phát biểu mừng chiến thắng ở Wilmington, Delaware, ngày 7-11-2020
Theo tiết lộ của một cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ông Biden, sau khi truyền thông dự báo đã đạt đủ 270 phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành ông chủ Nhà Trắng, vị tân Tổng thống đắc cử Joe Biden bắt đầu lên kế hoạch giải quyết một số vấn đề mà nước Mỹ đang phải đương đầu, đó là: Sẽ rút lại lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân một số nước Hồi giáo, đưa Mỹ trở lại hiệp định khí hậu Paris, đảo ngược quyết định của ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và củng cố một chương trình bảo vệ những người nhập cư bất hợp pháp được đưa tới Mỹ khi còn là trẻ nhỏ, giúp họ không bị trục xuất khỏi nước này.
Trong khi đó, bà Kate Bedingfield, phó phụ trách chiến dịch tranh cử của Biden cho biết, ông sẽ lập một lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 vào ngày 9-11.
Ông Biden và các cố vấn cũng được cho là đang tích cực thảo luận về việc lập đội ngũ trợ lý Nhà Trắng và nội các.
Vào tối ngày 7-11, trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách tổng thống đắc cử, ông Joe Biden khẳng định: "Đây là thời điểm để hàn gắn nước Mỹ", chấm dứt "kỷ nguyên nghiệt ngã".
Trong khi đó, Tổng thống đương nhiệm Trump kiên quyết không nhượng bộ và tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến pháp lý với quy mô chưa từng có, còn những trợ lý của ông Trump dường như đã chấp nhận sự thật cay đắng rằng, họ đã thua trong cuộc chạy đua lần này.
Nhà Trắng chưa liên hệ với Biden Cố vấn cấp cao của Biden nói nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã liên hệ với Tổng thống đắc cử, nhưng chưa có liên lạc nào từ Nhà Trắng. "Tôi nghĩ Nhà Trắng đã nói rõ chiến lược của họ ở đây là gì và họ sẽ tiếp tục tham gia, thúc đẩy những chiến lược pháp lý thất thường và vô...