Chiến dịch chống tham nhũng tạiTrung Quốc: Tỉ lệ quan chức, viên chức tự tử tăng 30%
Chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng ở Trung Quốc đang khiến tỉ lệ viên chức tự tử tăng cao hẳn vì lo sợ mất cả danh lẫn tiền.
Chiến dịch chống tham nhũng tạiTrung Quốc: Tỉ lệ quan chức, viên chức tự tử tăng 30%
Từ ‘hổ’ đến ‘ruồi’ đều ’sống trong sợ hãi’
Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành hồi tháng 3.2013, đời sống chính trị và kinh tế Trung Quốc thay đổi rõ rệt. Chiến dịch này khiến hàng chục nghìn viên chức bị điều tra hoặc bỏ tù, ngày càng nhiều viên chức tự tử với mức tăng ít nhất 30% so với trung bình.
Gần đây nhất, ngày 14.9, một viên chức tự tử bằng cách gieo mình từ tầng 9 xuống. Đêm hôm trước, ông Đồng Học Cương đã bị các nhà điều tra về tham nhũng thẩm vấn liệu rằng có thể ông đã hối lộ để được thăng chức hay không. 12 tiếng đồng hồ sau, ông gia nhập danh sách thật dài những viên chức thà chọn cái chết thật nhanh còn hơn là sống cuộc sống nhục nhã trong tù.
Chính quyền ông Tập đã bỏ tù hàng nghìn viên chức và những người còn lại hiện rất lo sợ. Ông Cao Cần Vinh, phóng viên đầu tiên đưa tin về cái chết của ông Đồng Học Cương, cho hay các viên chức này sợ mất tài sản, danh tiếng của mình hơn sợ cái chết. Sơn Tây là tuyến đầu trong cuộc vận động chống tham nhũng của Trung Quốc. Nhưng chỉ đơn giản hối lộ đang là cách làm ăn của viên chức, quan chức tại đây. Vì thế, tất cả họ đang sống trong sợ hãi vì nỗi lo là người bị bắt kế tiếp.
Tính tới đầu tháng 10.2014, ít nhất 51 quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ bị ’sờ gáy’, trong đó nổi bật là các ông Chu Vĩnh Khang – nguyên Thường vụ Bộ Chính trị, Từ Tài Hậu – nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bạc Hy Lai – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thị trưởng thành phố Đại Liên,… Với chủ trương ‘đập cả hổ lẫn ruồi’ của ông Tập, theo đó, 74.000 trong số 86 triệu Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc bị kỷ luật vì vi phạm các quy định về sinh hoạt, có lối sống xa hoa.
Ông Uông Hu Khải, chuyên gia về quản trị, cho hay không ai nghi ngờ về chính sách của ông Tập Cận Bình. Ông Tập nhắm vào cả các nhà lãnh đạo hàng đầu. Nó làm rúng động toàn bộ hệ thống và kết quả là ông Tập được sự ủng hộ rất lớn từ dân chúng.
Ông Tập Cận Bình coi cuộc chiến chống tham nhũng của ông là ‘cuộc chiến một mất một còn’.
Không biếu quà, dự án không trôi
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã thay đổi dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2014 xuống còn 7,4%. Nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua một cuộc suy thoái đầu tư nước ngoài trực tiếp, giảm 6% trong tháng 7 vừa qua – mức giảm đầu tiên trong vòng 17 tháng.
Cuộc chiến chống tham nhũng còn tấn công vào các công ty đa quốc gia lớn như Microsoft, GlaxoSmithKline và Audi khiến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế có ‘độ giãn’ nhất định.
Xu hướng này khiến không ít người Trung Quốc lo ngại liệu kinh tế có còn tăng trưởng mạnh? Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thúc đẩy tiêu dùng, song chính quyền ông Tập lại đang ‘ra tay’ đối với các ngành công nghiệp như hàng hóa cao cấp, khách sạn hạng sang, ôtô – những lĩnh vực thúc đẩy nền kinh tế.
Một nhà buôn bán bất động sản ẩn danh ở Sơn Tây cho biết mọi dự án bất động sản ở đây đều có đút lót. Nay, chiến dịch chống tham nhũng đã làm tê liệt cả hệ thống. ‘Người ít, người nhiều, nhưng tất cả đều tham nhũng. Và cả các doanh nhân đang làm ăn với họ cũng vậy. Nếu không biếu quà, thì dự án sẽ không trôi chảy’, doanh nhân này cho hay.
BBC đặt ra câu hỏi: Vậy, làm sao hệ thống có thể chạy khi không cần đến ‘dầu bôi trơn’?
Tuy nhiên, Cheng Li – chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Viện Brookings – cho rằng tham nhũng làm méo mó nền kinh tế bằng cách bòn rút tiền khiến việc sử dụng nguồn vốn không đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, một cuộc chiến như thế này sẽ thực sự tốt “cho sức khỏe nền kinh tế” về lâu dài.
Theo Tân Hoa xã, chiến dịch này đã giảm tới 8,6 tỉ USD trong các chi phí công, loại bỏ hơn 160.000 ‘lao động ma’, công chức kiểu ’sáng cắp ô đi tối cắp về’, chấm dứt việc sử dụng 115.000 xe công vào mục đích cá nhân. Chiến dịch cũng giảm được 25% các cuộc họp chính thức.
Ông Cheng Li cho biết thêm rằng cuộc chiến chống tham nhũng có thể là cần thiết, nhưng chưa đủ để giải quyết vấn đề sâu sắc hơn đang gây rắc rối cho nền kinh tế.
Video đang HOT
‘Cải cách pháp lý và hệ thống chính trị rất quan trọng để mang lại thay đổi cơ bản đối với việc quản trị tốt ở Trung Quốc’, ông Li nói.
Nguồn Laodong.com.vn
9 thói quen khác biệt của người giàu so với người nghèo
Thói quen có ảnh hưởng không nhỏ tới sự giàu, nghèo của mỗi cá nhân. Nếu như một tỷ lệ lớn người nghèo thích dành thời gian xem TV và mơ ước trúng xổ số, thì người giàu lại thích đọc sách và quan tâm tới vấn đề cân nặng.
Ảnh minh họa.
Theo trang Business Insider, ông Thomas Corley - tác quả cuốn sách "Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals" (tạm dịch: "Những thói quen hàng ngày mang tới thành công của người giàu") - đã dành 5 năm nghiên cứu cuộc sống của hai đối tượng giàu và nghèo. Đối tượng thứ nhất của ông Corley là những người giàu có mức thu nhập hàng năm 160.000 trở lên hoặc tài sản ròng trên 3,2 triệu USD, và đối tượng thứ hai là người nghèo với thu nhập năm 35.000 USD trở xuống hoặc tài sản ròng dưới 5.000 USD.
Từ nghiên cứu này, tác giả Corley đã tìm ra 9 thói quen khác biệt của người giàu so với người nghèo:
1. Luôn hướng tới mục tiêu đã đề ra
"Ngày nào tôi cũng tập trung vào mục tiêu của mình"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 62%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 6%
Người giàu không chỉ đặt ra mục tiêu hàng tháng, hàng năm mà có đến 67% trong số họ có thói quen ghi chép lại những mục tiêu ấy.
Thomas Corley cho viết: "Tôi ngạc nhiên trước những gì phát hiện ra. Tôi vẫn cứ nghĩ mục tiêu là cái gì đó to lớn, nhưng người giàu không coi những điều ước là mục tiêu". Thay vào đó, với người giàu, mục tiêu chỉ thực sự là mục tiêu khi nó khả thi và bạn có hành động cụ thể để đạt được nó.
2. Biết rõ việc gì cần hoành thành trong ngày
"Tôi luôn viết ra một danh sách những việc cần làm mỗi ngày"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 81%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 19%
Người giàu có thói quen liệt kê các việc cần làm trong ngày. Ngoài ra, có tới 67% trong số họ thường xuyên hoàn thành khoảng 70% danh sách công việc đề ra.
3. Ít xem TV
"Tôi chỉ xem TV cùng lắm là một giờ đồng hồ mỗi ngày"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 67%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 23%
Chỉ 6% những người giàu xem các chương trình truyền hình thực tế. Trong khi đối với người nghèo thì con số ấy lên tới 78%. Tác giả Corley giải thích: "Điều khác biệt giữa người giàu và người nghèo là cách sử dụng triệt để thời gian của mình. Người giàu ít xem TV không phải vì họ là những người có sức mạnh phi thường hay gì đó mà đơn giản vì họ còn có những thói quen khác đáng làm hơn là đọc sách".
4. Đọc, nhưng không phải cho vui
"Tôi thích đọc sách"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 86%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 26%
Người giàu thường thích đọc sách, nhưng họ chỉ thích đọc loại sách không hư cấu, tức là sách viết về người thật việc thật, nhất là những cuốn viết về việc tự hoàn thiện bản thân. Trên thực tế, có đến 88% người giàu đọc sách 30 phút mỗi ngày trong khi chỉ 2% người nghèo làm điều này
5. Thường xuyên nghe sách âm thanh (audio book)
"Tôi nghe audio book trên đường đi làm"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 63%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 5%
Nếu không thích audio book, bạn có thể tranh thủ thời gian đi trên đường bằng những hoạt động giúp bản thân hoàn thiện hơn như đánh giá lại việc đã làm, liệt kê việc cần làm, thư giãn, chơi những trò chơi giúp phát triển trí tuệ, check hộp thư đến, vào mạng xã hội để tương tác với bạn bè, người thân...
6. Quyết tâm thể hiện trên cả mức tốt ở nơi làm việc
"Tôi làm nhiều hơn những gì công việc đòi hỏi".
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 81%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 17%
Có tới 86% người giàu thường làm việc ít nhất là 50 giờ mỗi tuần và chỉ có khoảng 6% trong số họ cảm thấy không thoải mái vì điều đó. Trong khi đó, tỷ lệ người nghèo làm việc ít nhất 50 giờ mỗi tuần chỉ là 43%.
7. Không bao giờ mong trúng số
"Tôi thường xuyên chơi xổ số"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 6%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 77%
Như vậy không có nghĩa là những người giàu chỉ biết giấu tiền trong két sắt cho an toàn. Tác giả Corley cho biết: "Phần lớn họ là doanh nhân, thường dồn tiền vào những thương vụ làm ăn và đối mặt với những mạo hiểm tài chính".
8. Thường xuyên theo dõi cân nặng
"Tôi tính toán kỹ lưỡng lượng calo mỗi ngày"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 57%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 5%
Người giàu luôn đề cao vấn đề sức khỏe. Một trong số những người tham gia cuộc khảo sát của tác giả Corley năm nay 68 tuổi và sở hữu tài sản 78 triệu USD. Khi được hỏi vì sao vẫn chưa nghỉ hưu, triệu phú này trả lời rằng: "Tôi chăm chỉ tập luyện mỗi ngày và ăn uống chừng mực suốt 45 năm qua bởi tôi biết những năm cuối sự nghiệp mới là lúc tôi kiếm được nhiều tiền nhất".
9. Chăm chút cho nụ cười của mình
"Tôi sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày"
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 57%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 5%
Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi một nụ cười đẹp giúp bạn gây thiện cảm với người đối diện và góp phần mang đến cho bạn sự thành công.
Phương Anh
Business Insider
Theo Dantri
Tổng thống Syria Assad tái đắc cử nhiệm kỳ 3 Với tỷ lệ phiếu ủng hộ 88,7%, ông Bashar al-Assad đã chính thức đắc cử Tổng thống Syria nhiệm kỳ 3 kéo dài 7 năm, trong bối cảnh phe đối lập vẫn kiên quyết tiếp tục chiến đấu chống lại chính phủ sau khi hơn 162.000 người đã thiệt mạng. Ông Bashar al-Assad sẽ làm Tổng thống Syria thêm 7 năm nữa Thông...