Chiến dịch an ninh chưa từng có bảo vệ lá phiếu và cử tri Mỹ
Chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp đặc biệt để tăng cường an ninh như nút báo động, máy bay không người lái, lính bắ.n tỉa nhằm bảo đảm an ninh tuyệt đối cho cuộc bầu cử tổng thống năm nay.
Lực lượng an ninh được triển khai tại Albuquerque, bang New Mexico hôm 31/10 khi ông Trump có cuộc vận động tranh cử tại đây. Ông Trump đã 3 lần bị á.m sá.t hụt trong mùa tranh cử năm nay (Ảnh: Reuters).
Mong muốn trấn an người dân đang lo lắng về nguy cơ mất an ninh trong ngày bầu cử và những ngày sau đó, chính quyền Mỹ đang tung ra các kế hoạch tăng cường an ninh chưa từng nhằm chống bạo lực và các kịch bản ác mộng khác, nhất là “bóng ma” của năm 2020.
Trên khắp cả nước, các quan chức địa phương đang thực hiện các biện pháp đặc biệt để củng cố an ninh tại các địa điểm liên quan đến bầu cử, bao gồm cả kế hoạch bố trí lính bắ.n tỉa trên nóc tòa nhà để bảo vệ trụ sở kiểm phiếu quan trọng, lắp đặt các nút báo động cho nhân viên bầu cử và triển khai máy bay không người lái giám sát bay vù vù trên cao. Ngoài ra, còn có camera an ninh lắp ngay cạnh thùng bỏ phiếu hay cảnh sát túc trực tại văn phòng bầu cử.
Các cơ quan thực thi pháp luật đang duy trì lực lượng ứng cứu đầu tiên trong tình trạng sẵn sàng và triển khai thêm cảnh sát tuần tra trên đường phố.
Ít nhất 2 tiểu bang gồm Nevada và Washington, đã kích hoạt lực lượng Vệ binh Quốc gia trong trường hợp bất ổn. Một quan chức tại bang Arizona chịu trách nhiệm chứng nhận kết quả trên toàn tiểu bang cho biết ông sẽ mặc áo chống đạn nhằm đề phòng trường hợp bị tấ.n côn.g.
Theo các nhà phân tích, điểm chính khiến nước Mỹ phải mở chiến dịch an ninh đặc biệt như thế nhằm bảo vệ quyền bỏ phiếu của cử tri: người Mỹ nên có niềm tin rằng việc bỏ phiếu là an toàn và hệ thống sẽ duy trì được nhờ các biện pháp bảo vệ bổ sung kể từ sau hậu quả hỗn loạn cuộc bầu cử năm 2020 khi ông Donald Trump lúc đó từ chối chấp nhận chiến thắng của đối thủ Joe Biden.
Video đang HOT
Hiện ông Trump dường như sử dụng lại kịch bản lại của năm 2020 với tuyên bố rằng cuộc bầu cử năm 2024 “đang bị đán.h cắp”. Ông nhiều lần cáo buộc đảng Dân chủ đang gian lận trong cuộc bầu cử và hàng loạt cáo buộc khác, tất cả nhằm mục đích khiến những người ủng hộ ông tin rằng cuộc bầu cử là không hợp pháp nếu ông ấy thua.
Điều này bao gồm cáo buộc việc bỏ phiếu của những người không phải là công dân là vấn đề phổ biến. Ông cũng phàn nàn không có xác minh nào đối với các lá phiếu ở nước ngoài hoặc quân đội. Ông cáo buộc các quan chức bầu cử đang sử dụng việc bỏ phiếu sớm để thực hiện hành vi gian lận và số lượng lớn phiếu bầu gửi qua thư là bất hợp pháp ngay cả khi ông khuyến khích những người ủng hộ mình sử dụng bỏ phiếu qua thư.
Đáng nói nhất, ông tuyên bố cách duy nhất mà ứng viên đối thủ Kamala Harris có thể thắng cử là gian lận.
Mặc dù các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump và bà Harris gần như ngang tài ngang sức, các đồng minh của cựu Tổng thống Mỹ đã thúc đẩy ý tưởng rằng chiến thắng của ông là điều không thể tránh khỏi, “rằng đó sẽ là một chiến thắng áp đảo”, David Becker, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Bầu cử phi lợi nhuận, nói với các phóng viên.
“Nếu ông ấy thua cuộc bầu cử, hoặc nhận thấy rằng mình đang thua, các bạn có thể tưởng tượng được cú sốc mà những người ủng hộ ông ấy sẽ cảm thấy và hành động không”, ông Becker nói. Theo ông, những kẻ lừ.a đả.o sẽ lợi dụng điều đó để cố gắng chọc giận họ, cố gắng kích động bạo lực.
An ninh đặc biệt
Một ví dụ điển hình về sự chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất là ở quận Maricopa, tiểu bang Arizona. Tòa nhà kiểm phiếu ở trung tâm thành phố Phoenix được bảo vệ như một pháo đài và các nhân viên đang theo dõi sát sao mọi diễn biến trên các phương tiện truyền thông xã hội để báo cáo về các vấn đề. Máy bay không người lái được triển khai giám sát giúp theo dõi các mối đ.e dọ.a tiềm ẩn.
Trung tâm bỏ phiếu và bầu cử của quận Maricopa, bang Phoenix được bảo vệ như một pháo đài với camera an ninh, hàng rào và các bức tường an ninh bên ngoài (Ảnh: Washington Post).
Maricopa là trung tâm nỗ lực của ông Trump và các đồng minh sau cuộc bầu cử năm 2020 nhằm cố gắng ngăn chặn việc kiểm phiếu. Hàng trăm người ủng hộ ông Trump biểu tình bên ngoài trung tâm kiểm phiếu của quận dù nhân viên vẫn đang kiểm phiếu bên trong.
Những nỗ lực đó đã thất bại. Cảnh sát trưởng quận Maricopa Russ Skinner đã huy động tới 200 nhân viên của sở làm việc suốt ngày đêm trong suốt chu kỳ bầu cử, giám sát các địa điểm bỏ phiếu và thùng phiếu ngoài trời. Thậm chí, trong lần bầu cử này, nơi này còn có kế hoạch bố trí lính bắ.n tỉa trên các mái nhà nếu cần thiết.
Ông Skinner cho biết trước chu kỳ bầu cử gây tranh cãi năm 2020, chưa đến 50 nhân viên làm việc trong các cuộc bầu cử. “Nhưng cuộc nổi loạn năm 2020 đã thay đổi mô hình đó”, ông nói.
Ở các tiểu bang khác cũng tồn tại thực trạng tương tự. Hàng trăm văn phòng bầu cử hiện được gia cố bằng kính chống đạn, cửa thép và thiết bị giám sát. Một số quận đã phân phát nút báo động trên dây đeo cổ cho nhân viên bỏ phiếu chính đeo ở mỗi địa điểm bỏ phiếu. Những quận khác đã dự trữ bộ đồ chống ô nhiễm và Narcan, thuố.c giải độc cho tình trạng quá liều opioid (phòng trường hợp có hộp bột đáng ngờ được gửi qua đường bưu điện, như đã xảy ra trong những năm gần đây).
Các đơn vị cảnh sát trên khắp nước Mỹ đang lập kế hoạch chưa từng có cho ngày bầu cử và những tuần tiếp theo. Ông Kevin Bethel – Ủy viên Cảnh sát Philadelphia cho biết, vào ngày bầu cử, một số phiên tòa đã bị hủy bỏ để 400 cảnh sát được tung ra làm nhiệm vụ. Họ đã chuẩn bị để ứng phó với bất kỳ sự cố nào, từ các cuộc gọi lừ.a đả.o đến xảy ra x.ả sún.g.
Chỉ những cử tri và nhân viên bầu cử mới được phép vào bên trong các phòng bỏ phiếu. Nhưng khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa để chuyển sang kiểm phiếu, công tác an ninh lại ở cấp độ khác. Một số nơi cũng đã bổ sung yêu cầu nhận dạng chặt chẽ hơn ở cửa ra vào. Hầu hết các tiểu bang đều có luật xác định vai trò của người quan sát và số lượng người có thể có mặt trong khu vực kiểm phiếu.
Tại Georgia, một trong những tiểu bang dao động trong năm nay, một hàng rào an ninh đã được dựng lên xung quanh tòa nhà quốc hội bang. Tại Arizona, ổ khóa đã được nâng cấp tại một số cửa cơ sở và hệ thống camera đã được lắp đặt khắp nơi.
“Mọi người đều căng thẳng hơn nhiều, lo lắng về an ninh, nhưng vẫn quyết tâm”, Bill Burgess, nhân viên tại quận Marion, Oregon, nơi có thủ phủ Salem của tiểu bang, cho biết.
Đối với nhiều quan chức bầu cử, việc điều chỉnh theo tình hình an ninh mới có thể khiến họ căng thẳng. Khi một gói hàng được gửi đến Hội đồng bầu cử của quận Wake, Bắc Carolina vào cuối tháng 10, nhiều người nghĩ rằng nó không phải là thùng phiếu đựng lá phiếu qua thư vì có vẻ quá nặng. Và các quan chức đã vào cuộc để đán.h giá xem đó có phải đối mặt với mối đ.e dọ.a hay không.
Tuy nhiên, bên trong gói hàng là hộp bánh quy và một tấm thiệp cảm ơn. Các viên chức đang gặp khó khăn cho biết họ lấy làm phấn khởi vì tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu qua thư cũng như bỏ phiếu sớm trực tiếp cao. Với số lượng lá phiếu được bỏ hôm 2/11 vượt quá 70 triệu, thông điệp được gửi đến là cử tri vẫn chưa từ bỏ cuộc bầu cử.
“Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay là minh chứng cho thực tế rằng mọi người không sợ những gì họ sẽ trải qua”, Karen Brinson Bell, người đứng đầu Hội đồng bầu cử tiểu bang Bắc Carolina, cho biết. “Họ tin tưởng vào quy trình của chúng tôi”.
Sắc màu lễ hội khinh khí cầu Albuquerque
Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Albuquerque lần thứ 52 đã chính thức khai mạc ngày 5/10 tại thành phố Albuquerque, bang New Mexico của Mỹ, với sự tham gia của hàng trăm khinh khí cầu đến từ khắp nơi trên thế giới.
Khinh khí cầu bay trên bầu trời New Mexico. Ảnh: NMX
Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Albuquerque là sự kiện thường niên kéo dài trong vòng 9 ngày và được tổ chức ngay trong tuần đầu tiên của tháng 10. Lễ hội năm nay dự kiến có sự tham gia của hơn 500 khinh khí cầu với đủ loại màu sắc và hình dáng cùng hàng trăm nghìn người dân địa phương và du khách quốc tế.
Những điểm đáng chú ý của lễ hội khinh khí cầu Albuquerque có thể kể đến như hoạt động cất cánh tập thể của hàng trăm khinh khí cầu, hay khinh khí cầu thắp sáng trên không trung vào buổi tối.
Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Albuquerque được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1972 với chỉ 13 khinh khí cầu tham gia. Đến thời điểm hiện tại, đây là sự kiện khinh khí cầu lớn nhất trên thế giới, thu hút trung bình 750.000 du khách mỗi năm và đem lại nguồn thu hàng triệu USD từ du lịch cho thành phố Albuquerque.
4 người chế.t trong vụ x.ả sún.g mới nhất ở Mỹ, nghi can 18 tuổ.i bị bắt Cảnh sát cho biết ít nhất 4 người, bao gồm nghi can, đã thiệ.t mạn.g trong vụ x.ả sún.g tại một thành phố ở bang New Mexico của Mỹ, nơi đã chứng kiến ít nhất 2 vụ bạo lực sún.g đạn chế.t người trong những năm gần đây. Xe cảnh sát tại hiện trường vụ x.ả sún.g ở Farmington. Ảnh FARMINGTON DAILY TIMES...