Chiến dịch 120 ngày đêm thông xe 4 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam
Trưa 10/9, tại tỉnh Bình Thuận, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức phát động thi đua “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc: Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây”.
Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng đại diện lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, nhà thầu, đơn vị thi công.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động thi đua “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc”.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao các ban quản lý dự án, nhà thầu đã nỗ lực trong thi công, khắc phục các khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thời tiết bất thường, thiếu hụt nguồn vật liệu, biến động giá.
Các địa phương cũng vào cuộc quyết liệt giải quyết các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu, đến nay các dự án đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, khối lượng công việc còn lại là rất lớn, trong khi thời gian thi công chỉ còn gần 4 tháng, trong điều kiện thời tiết vẫn còn ảnh hưởng của mùa mưa… do đó đòi hỏi các đơn vị liên quan phải nỗ lực tối đa để hoàn thành công trình theo tiến độ đề ra.
Để hoàn thành thông xe kỹ thuật 4 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với các địa phương quyết liệt giải quyết dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng.
Video đang HOT
Cụ thể là di dời vị trí cột điện 500kV tại đoạn Phan Thiết – Dầu Giây ảnh hưởng thi công; rà soát lại các khu vực còn vướng mắc để khẩn trương tháo gỡ. Đặc biệt là giám sát chặt các nhà thầu, không để xảy ra tình trạng nhà thầu “mua đi bán lại” trong xây dựng công trình. Bởi, điều này gây khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công công trình. Đối với các nhà thầu thi công yếu, không đảm bảo tiến độ phải đưa ra khỏi gói thầu và đưa các nhà thầu có năng lực hơn vào thi công.
Ký kết giao ước thi đua giữa các Nhà thầu và Chủ đầu tư tại Lễ phát động thi đua “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc”.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ rõ, Bộ Giao thông Vận tải phải rà soát lại các Ban Quản lý dự án, đơn vị nào hoạt động tốt, tích cực thì ưu tiên giao cho các dự án tiếp theo. Nếu đơn vị nào hoạt động không tốt thì điều chuyển cho các đơn vị khác. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành hy vọng, sau lễ phát động sẽ tạo ra không khí mới, thi đua hăng say, mạnh mẽ cho các đơn vị để sớm hoàn thành thông xe kỹ thuật 4 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam như tiến độ đề ra.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy khẳng định: Kế hoạch thi đua “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây” được xem như chiến dịch lớn trong năm 2022 của ngành giao thông vận tải. Với quyết tâm và tinh thần vì lợi ích quốc gia, nhằm cổ vũ, động viên, tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy truyền thống ngành giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải sẽ huy động sự nỗ lực của các đơn vị tham gia dự án để đảm bảo thông xe kỹ thuật 4 dự án thành phần nêu trên vào cuối năm 2022.
Theo kế hoạch, trong năm 2022 có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 phải hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ. Tuy nhiên, khối lượng công việc của 4 dự án thành phần cao tốc này hiện còn rất lớn. Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), khối lượng trung bình của 4 dự án này hiện mới đạt 66,2% giá trị hợp đồng, chậm 2,9% so với kế hoạch.
Về kết quả giải ngân, tính đến cuối tháng 8/2022, dự án thành phần cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 (dài 63,4 km, đi qua hai tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa) giải ngân đạt 60,84%, vượt kế hoạch 92 tỷ đồng, còn phải giải ngân 1.175 tỷ đồng. Dự án thành phần cao tốc Cam Lộ – La Sơn (dài 98,3km, đi qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) giải ngân đạt 58,69%, chậm so với kế hoạch 228 tỷ đồng, còn phải giải ngân 675 tỷ đồng.
Dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết (dài 100,8 km, qua địa bàn tỉnh Bình Thuận) giải ngân đạt 57%, vượt kế hoạch 134 tỷ đồng, còn phải giải ngân 645 tỷ đồng. Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (dài 99 km, qua địa bàn tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai) giải ngân đạt 74,13%, vượt kế hoạch 186 tỷ đồng, còn phải giải ngân 416 tỷ đồng.
Điểm cuối tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đang được triển khai thi công khẩn trương và dự kiến hoàn thành thông xe kỹ thuật trong năm 2022.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, mục tiêu của đợt thi đua này nhằm kêu gọi, động viên, khích lệ toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các Ban quản lý dự án; tư vấn giám sát; các nhà thầu thi công của 4 dự án nêu trên tranh thủ thời gian, nỗ lực vượt khó, phấn đấu hoàn thành các dự án theo tiến độ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra. Thời gian thi đua được tính từ ngày 10/09/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Tiền cho vay của gói lãi suất 2% là tiền huy động từ dân
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa trả lời kiến nghị cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV về chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.
Theo NHNN, nguồn tiền cho vay là tiền huy động từ người dân, từ nền kinh tế nên các ngân hàng vẫn phải xác định đúng đối tượng, thẩm định, quyết định cho vay theo đúng quy định.
Thúc tiến độ giải ngân gói vốn vay hỗ trợ lãi suất 2% để doanh nghiệp phục hồi kinh doanh. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Trong bối cảnh đợt dịch COVID-19 kéo dài, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm các thị trường, đối tác mới. Qua khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, có 42% doanh nghiệp thiếu vốn, trong khi đó doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ 350 ngàn tỷ đồng của Chính phủ do thủ tục còn rườm rà, phức tạp.
Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương tập trung tháo gỡ, để các doanh nghiệp được sớm tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh...
Tuy nhiên theo NHNN Việt Nam, chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP là chính sách sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) có quy mô lớn triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), các khoản cho vay phải đáp ứng điều kiện tín dụng thông thường, đối tượng thụ hưởng là những khách hàng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi theo đúng tinh thần của Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, nguồn tiền cho vay là tiền huy động từ người dân, từ nền kinh tế, do đó, các ngân hàng vẫn phải xác định đúng đối tượng, thẩm định, quyết định cho vay theo đúng quy định.
Thực tế, công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm 2022 đã được ngành Ngân hàng triển khai đồng bộ và có kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê của NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thực hiện cơ cấu nợ hơn 87.337 tỷ đồng cho 418.808 khách hàng; miễn, giảm lãi đạt 4.274 tỷ đồng cho 138.264 khách hàng; cho vay mới đạt 455.152 tỷ đồng cho 713.170 khách hàng. Cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, dư nợ đạt 659 tỷ đồng với 172 khách hàng còn dư nợ.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng còn đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Đến cuối tháng 8/2022, các ngân hàng đã cho vay được 336.118,61 tỷ đồng đối với 26.790 khách hàng. Tính chung, đến ngày 31/8/2022, dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống và phù hợp với xu hướng phục hồi kinh tế trên địa bàn.
Đề cập về việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) Trịnh Thị Ngân đánh giá: Việc Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay ưu đãi 2% là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi, góp phần tăng trưởng kinh tế.
"Cùng việc triển khai chính sách phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ...việc chậm đến với doanh nghiệp cần làm rõ là vướng ở đâu để có ngay các giải pháp tập trung cởi gỡ", bà Trịnh Thị Ngân đề xuất.
"Doanh nghiệp đã tiếp cận ngân hàng và hỏi về khoản hỗ trợ này nhưng thiếu hướng dẫn, cũng như tư vấn hoàn tất thủ tục để bảo đảm các điều kiện thụ hưởng. Trong khi chậm một ngày, một tháng là mất đi nhiều cơ hội phục hồi của doanh nghiệp", bà Trịnh Thị Ngân cho biết.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu thống nhất phương án đầu tư 2 tuyến đường sắt Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan về phương án đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành theo đúng ý kiến...