Chiến đấu cơ TQ chặn “không an toàn” máy bay Mỹ ở Biển Đông
Lầu Năm Góc ngày 18/5 cho biết, hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã áp sát, chặn “ không an toàn” máy bay do thám Mỹ ở Biển Đông.
Theo CNN, ít nhất hai máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc đã chặn máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ, vốn đang thực hiện nhiệm vụ định kỳ trong không phận quốc tế ở Biển Đông.
Sự cố này xảy ra ngày 17/5 nhưng một ngày sau đó Lầu Năm Góc mới lên tiếng xác nhận. Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ ở khoảng cách 15 mét.
Máy bay do thám EP-3 của hải quân Mỹ.
“Bộ Quốc phòng đang làm rõ vụ chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay trinh sát hàng hải Mỹ. Những báo cáo ban đầu cho thấy đây là một vụ chặn không an toàn”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tá Jamie Davis, cho biết.
Video đang HOT
Một phát ngôn viên khác của Lầu Năm Góc nói: “Những năm qua, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ trong việc giảm thiểu rủi ro đụng độ quân sự giữa hai nước nhờ biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử đối với các vụ đối đầu trên biển và trên không cũng như cải thiện lòng tin”.
“Chúng tôi đang tìm cách giải quyết vấn đề thông qua các kênh ngoại giao và quân sự”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết thêm.
Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng máy bay Trung Quốc lưu ý thêm rằng không thường xuyên có những hành động như vậy trong khu vực. Những sự cố xảy ra đối với máy bay Mỹ và chiến đấu cơ Nga ở Biển Đen diễn ra với tần suất nhiều hơn.
Sự cố này “chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý” ở Lầu Năm Góc, một quan chức thứ hai nói.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng tại Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường các hoạt động cải tạo các đảo nhân tạo trái phép. Trong khi đó, Trung Quốc lại lên tiếng chỉ trích các cuộc tuần tra và diễn tập ở châu Á là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Quân đội Mỹ đã tiến hành một số hoạt động tự do hàng hải trên khu vực Biển Đông. Ngày 10/5, Mỹ đã điều tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence đi vào khu vực 12 hải lý đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong một hoạt động tuần tra khẳng định tự do hàng hải theo thông lệ quốc tế.
Đáp trả lại hành động này, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ theo sát tàu chiến Mỹ cho đến khi USS William P. Lawrence rời khỏi khu vực.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Tàu khu trục Mỹ áp sát Đá Chữ Thập ở Biển Đông
Lầu Năm góc ngày 10-5 thông báo đã điều tàu chiến đến gần một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông, nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trong khu vực.
Tàu khu trục USS William P. Lawrence của Hải quân Mỹ
Báo Wall Street Journal dẫn lời một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ cho biết, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Hải quân Mỹ đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Đây là lần thứ ba trong vòng chưa đầy một năm Mỹ thực hiện chiến dịch "tự do hàng hải" ở Biển Đông.
Việc Hải quân Mỹ lựa chọn Đá Chữ Thập để thực hiện hoạt động tuần tra có thể là một phần thông điệp của Washington gửi tới Bắc Kinh khi tháng trước, một tướng lĩnh cao cấp trong quân đội Trung Quốc đã có chuyến thăm trái phép tới đảo này. Giới chức Trung Quốc nói rằng, nước này không có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông, nhưng mới đây Bắc Kinh đã cho máy bay dân dụng hạ cánh xuống đường băng xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập, một bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.
Trong khi đó, phát biểu trong buổi họp báo tại Hà Nội sáng 10-5, ông Daniel R. Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng, tình hình Biển Đông là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm. "Vấn đề không phải là một hòn đảo thuộc sở hữu của ai mà là cách hành xử như thế nào trong vùng biển quốc tế và đây là mối quan tâm của toàn thế giới", ông Daniel R. Russel nói.
Theo ông, nhiều nước đã bày tỏ quan ngại trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông như cải tạo và quân sự hóa các đảo. Trả lời câu hỏi về việc liệu các cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông có phải nguyên nhân khiến Trung Quốc gia tăng các hành động quân sự, đại diện Hoa Kỳ cho rằng, hành động của Hoa Kỳ tuân theo luật pháp quốc tế. "Nếu hải quân mạnh nhất thế giới không thể đi vào nơi luật pháp quốc tế cho phép, chuyện gì sẽ xảy ra đối với các tàu, hải quân của một quốc gia nhỏ hơn?", ông Russel nói.
Theo_An ninh thủ đô
Nga không cần mở thêm căn cứ quân sự ở Syria TASS ngày 5-5 dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenko, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Lực lượng Hàng không Vũ trụ nước này không có kế hoạch mở thêm căn cứ quân sự ở Syria. Các máy bay Nga hiện diện ở căn cứ không quân Hmeymim, Syria. Trả lời câu hỏi của các phóng viên ngày 4-5-2016, về việc...