Chiến đấu cơ tối tân Su-35 của Nga “đắt như tôm tươi”
Hiện nhiều nước Nam Mỹ và châu Á, trong đó có Trung Quốc, đang đàm phán với nhà sản xuất để sở hữu chiến đấu cơ ưu việt vượt trội Su-35, sản phẩm kế thừa của “hổ mang chúa” Su-30
Su-35 trong một lần bay trình diễn tại Paris. (Ảnh:Sputnik)
Hãng tin Sputnik của Nga cho hay hiện nhiều khách hàng tiềm năng đang đàm phán với sản xuất tiêm kích cơ Sukhoi-35 và quá trình này đang bước vào giai đoạn cuối, dự kiến sẽ sớm hoàn tất trong tương lai gần. Báo Nga trích dẫn các nguồn tin thân cận với nhà sản xuất tiết lộ danh sách khách hàng này gồm nhiều nước châu Á và Nam Mỹ.
Chiến đấu cơ Su-35 được phát triển dựa trên khuôn mẫu huyền thoại Su-27 và Su-30 trong thời Liên Xô. Su-35 được cải tiến rất nhiều từ các đàn anh và dũng mãnh hơn các thế hệ trước.
Su-35 là dòng máy bay một chỗ ngồi với hai động cơ siêu mạnh và đa chức năng. Loại phi cơ này được Liên hiệp các nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur ở vùng Viễn Đông của Nga chế tạo dựa trên thiết kế của Sukhoi.
Video đang HOT
Theo Sputnik, hiện Sukhoi đã có trong tay nhiều hợp đồng đặt mua Su-35, riêng Không quân Nga cần đến 48 chiếc và phải giao trước khi kết thúc năm 2015, theo Sputnik.
Su-35 là một loại máy bay thế hệ thứ 4 đời cuối (4 ), trong đó sử dụng công nghệ của máy bay thế hệ thứ 5, khiến nó vượt trội hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 khác. Nhiều nhà phân tích nhận định Su-35 thậm chí còn đáng tin hơn nhiều tiêm kích cơ thế hệ 5 đang được phát triển, bao gồm cả các máy bay thế hệ 5 hàng đầu như F-35 của Mỹ, J-20 của Trung Quốc và người anh em là tàng hình cơ Sukhoi PAK-FA (T50).
Báo Nga đánh giá Su-35 là chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga. Dòng máy bay này lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại Paris Air Show vào tháng 6/2013 khi phi công trình diễn những màn nhào lộn ấn tượng.
Trong khi đó, báo Nga Lenta cho hay hiện Trung Quốc đang muốn sở hữu Su-35. Hiện các nhà đàm phán của hai bên hiện đang “mắc kẹt” với số lượng phi cơ mà Trung Quốc muốn có. Nhiều nguồn tin cho biết không quân Bắc Kinh muốn sở hữu 24 chiếc Su-35 của Nga.
Theo tờ Lenta, Mátxcơva lại muốn có một đơn hàng số lượng lớn hơn với 48 chiếc, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, đề phòng việc Trung Quốc nhái mẫu này. Trước đó, Bắc Kinh từng muamẫu Su -27 của Nga và từ đó sao chép ra thành chiếc J-11 hiện nay.
Truyền thông Nga đưa tin các khách hàng tiềm năng khác cho Su-35 còn bao gồm Pakistan và Brazil. Tờ Lenta còn dẫn dố liệu từ Polet, nhà sản xuất phụ chịu trách nhiệm về một số bộ phận của Su-35, cho biết họ đang tăng tốc để đảm bảo đơn hàng lên đến 60 chiếc để cung ứng cho Việt Nam, Venezuela và Indonesia.
Su-35 được xem là kẻ kế thừa của loại tiêm kích Su-30 hai chỗ ngồi. Người tiền nhiệm “hổ mang chúa” Su-30 được đưa vào sử dụng hồi năm 1996 và xuất khẩu sang nhiều nước ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Hiện Trung Quốc và Ấn Độ là hai khách hàng lớn của mẫu Su-30, sở hữu lần lượt 100 và 200 máy bay Su-30.
Bạch Trúc
Theo Dantri/Sputnik
Quân đội Mỹ sẽ từ bỏ mẫu máy bay F-35?
Phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng viên Mỹ, Tướng Joseph F. Dunford, người sắp giữ chức Tham mưu trưởng liên quân nước này, ngày 12/7 thừa nhận rằng các cơ quan liên quan đang rà soát lại chương trình phát triển và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ.
Mẫu máy bay F-35. (Ảnh: Sputnik)
Phát biểu nêu trên của Tướng Dunford được đưa ra sau khi dư luận Mỹ thất vọng trước kết quả trong một cuộc chiến giả lập giữa F-35 hiện đại và mẫu F-16, vốn được sản xuất cách đây hàng chục năm. Trong cuộc chiến này, F-16 luôn giành được ưu thế trong mọi tình huống, dẫn tới nghi vấn về hiệu quả thực sự của chương trình phát triển máy bay F-35.
"Cho tới khi quá trình phân tích hoàn tất, chúng ta cần theo đuổi số lượng sản xuất như đã lên kế hoạch, khoảng 2.443 máy bay chiến đấu, cho giai đoạn ngắn hạn sắp tới. Theo đánh giá, mẫu F-35 thiếu cảm biến, vũ khí và tốc độ cho phép mẫu vũ khí này nhận biết chắc chắn và bắn hạ các máy bay khác trong chiến đấu. Ngoài ra, chúng ta cần phải thử nghiệm F-35 với các loại máy bay thế hệ mới nhất của Trung Quốc và Nga trong tương lai để có được kết quả chắc chắn nhất", Tướng Dunford khẳng định.
Quá trình phân tích lại chương trình phát triển mẫu F-35 của Mỹ diễn ra trong thời điểm một số quốc gia đồng minh đang do dự về việc mua mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này. Mới đây, quân đội Úc được cho là đã thông báo lên chính phủ về quyết định hủy kế hoạch mua mẫu F-35B.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Nick Harvey đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ mẫu máy bay này: "Bạn có thể tranh luận với nhau rằng đó là một trong những con voi màu trắng biết bay lớn nhất trong lịch sử".
Ngọc Anh
Theo Dantri/ Sputnik
Sức mạnh khủng khiếp của cường kích có thể mang tới 6 tấn vũ khí AV-8 Harrier II là máy bay phản lực đa chức năng được thiết kế chế tạo vào cuối thế kỷ 20 với nhiệm vụ tấn công nhanh hay những nhiệm vụ đa chức năng. AV-8 Harrier II là loại máy bay thuộc thế hệ thứ 2 trong dòng máy bay cất cánh hạ cánh thẳng đứng/trên đường băng ngắn hay máy bay phản...