Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ chặn máy bay Syria
Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua 10/10 đã buộc một máy bay chở khách Syria bay từ Mátxcơva hạ cánh xuống Ankara và tịch thu “hàng bị cấm” trên máy bay. Có nguồn tin cho biết hàng bị tịch thu là “ phụ kiện tên lửa”.
Chiếc máy bay chở khách của Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ tin là chở thiết bị quân sự.
Chiếc máy bay chở khách Airbus A320 đang trên đường từ Mátxcơva tới Damascus với 35 hành khách, ít hơn rất nhiều khả năng chứa 180 hành khách của máy bay, và 2 thành viên phi hành đoàn.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu xác nhận có “hàng cấm” trên máy bay bị chặn của Syria. “Có hàng cấm trên máy bay”, không phù hợp với quy định hàng không dân dụng, hãng thông tấn Anatolia dẫn lời ông cho hay. “Có những nhân tố trên máy bay có thể coi là bị phản đối”, ông cho hay.
Trong khi đó kênh NTV của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hàng bị tịch thu có thể là các bộ phận tên lửa.
Căng thẳng Thổ-Syria tăng cao kể từ khi 5 dân thường Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng vào tuần trước do bị pháo cối bắn từ Syria gây ra. Vụ việc đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo đáp trả vào Syria lần đầu tiên kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Syria Assad bùng phát từ 19 tháng trước.
Vào sớm ngày hôm qua 10/10, một tư lệnh quân sự cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Syria rằng Ankara sẽ phản ứng bằng lực lượng mạnh hơn nếu Syria tiếp tục nã pháo qua biên giới.
Mỹ xác nhận đưa đặc nhiệm tới Syria
Ankara đã nhận được thông tin chiếc máy bay hướng tới Damascaus có thể mang theo “hàng phi dân sự”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết trên đài truyền hình nhà nước.
“Chúng tôi quyết tâm kiểm soát việc vận chuyển vũ khí cho một chính quyền đang thực hiện cuộc thảm sát bạo tàn chống lại dân thường”, ông cho hay. “Không thể chấp nhận được những vụ vận chuyển như thế dùng không phận của chúng ta”.
“Hôm nay chúng tôi đã nhận được thông tin chiếc máy bay này đang chở hàng có thể không tuân thủ theo quy định của hàng không dân dụng”.
Chiếc máy bay đã bị hai chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống buộc hạ cánh xuống sân bay Esenboga của thủ đô để kiểm tra an ninh.
Video đang HOT
Báo chí địa phương cho biết các thiết bị liên lạc quân sự đã bị giới chức Thổ Nhĩ Kỳ thu giữ để kiểm tra thêm.
Chiếc máy bay được phép cất cánh cùng với hành khách sau nhiều giờ.
Trong khi đó lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không phận Syria không an toàn và ngăn máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bay trên bầu trời nước này.
Theo giới phân tích Ankara rõ ràng đang muốn thể hiện với người dân nước này và Syria rằng họ đang đối phó rất nghiêm túc với mối nguy hiểm doSyria gây ra. Nếu vũ khí được đi tới Syria, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể lo ngại chúng sẽ được bắn trở lại trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó Mỹ xác nhận thông tin đã thiết lập một lực lượng đặc nhiệm quân sự ở Jordan, nhằm giám sát an ninh, an toàn của vũ khí hóa học và sinh học của Syria, cũng như hỗ trợ nhân đạo.
Theo Dantri
APEC 2012 - Cánh cửa dẫn tới Thái Bình Dương của Nga
Sự kiện Nga chủ trì HNCC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 tại Vladivostok đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Đây cũng được coi là cơ hội hiếm có để Mátxcơva chứng tỏ tầm nhìn của mình về châu Á-Thái Bình Dương.
APEC 2012 là cơ hội để Nga mở cánh cửa hướng tới châu Á - Thái Bình Dương, qua đó kéo toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên đến với hai vùng đất "ngủ đông" xưa nay của chú gấu Nga ở Viễn Đông và Siberia.
Hội nghị thường niên lần thứ 24 của APEC diễn ra từ ngày 2 - 9/9 tại Vladivostok thuộc khu Primore, vùng Viễn Đông của Liên bang Nga. Đây là lần đầu tiên HNCC APEC được tổ chức tại Nga, với tổng mức đầu tư cho công tác chuẩn bị Hội nghị vào khoảng 600 tỷ rúp.
Nước Nga "chuyển mình" cùng APEC
Tham gia APEC có 21 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trải dài từ Trung Quố, qua Chile rồi tới Mỹ. Trong hơn 20 năm qua, tổ chức này đã đề xuất nhiều ý tưởng mới về hội nhập toàn cầu trên khắp khu vực châu Á -Thái Bình Dương, nơi có 40% dân số thế giới sinh sống và ngày càng đóng vai trò là đầu máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch nội khối chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại thế giới.
Theo dự báo của giới chuyên gia, trong tương lai những chỉ số kinh tế của khu vực sẽ còn ấn tượng hơn nữa.
Nhớ lại một vài năm trước đây, đề tài của các kỳ HNCC APEC thường chủ yếu tập trung vào đấu tranh chống khủng hoảng kinh tế. Nhưng giờ đây, các nước châu Á - Thái Bình Dương hướng đến mục đích phát triển kinh tế khu vực, khi mà trọng tâm kinh tế thế giới đang dịch chuyển dần từ Tây sang Đông.
Nắm bắt xu hướng phát triển này, Nga đã chọn chủ đề chính cho HNCC trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch APEC là hội nhập khu vực, tự do hóa thương mại và đầu tư, phát triển hệ thống giao thông-hậu cần bền vững, hợp tác đảm bảo phát triển và đổi mới công nghệ.
Ngoài ra, phát triển kinh tế xanh và đảm bảo an ninh lương thực cũng là hai chủ đề được nước chủ nhà đặc biệt quan tâm tại hội nghị lần này. Hiện các nước APEC đặt mục tiêu trong 20 năm tới phải giảm đáng kể cường độ sản xuất năng lượng, giảm bớt lượng khí thải từ các phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu và giúp 1,3 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở châu Á, thoát khỏi cảnh thiếu ăn thường xuyên hiện nay.
Nhận định về vai trò Chủ tịch APEC của Nga trong năm 2012, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu APEC của Nga, ông Pavel Kadochnikov, cho rằng đây là cơ hội rất tốt để Mátxcơva củng cố vị thế của mình trong APEC thông qua các đề án cụ thể và thành lập cơ sở hạ tầng mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Nga.
"Việc Nga chủ trì diễn đàn APEC rất kịp thời vì nó trùng hợp với sự kiện Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này sẽ cho phép Nga tích cực tham gia thảo luận về hội nhập kinh tế trong khu vực và ký kết các thỏa thuận về khu vực thương mại tự do trong không gian châu Á - Thái Bình Dương", ông khẳng định.
Cũng theo ông Kadochnikov, nếu như trước đây, Nga thường chọn cách im lặng trong các vấn đề của APEC, thì từ đầu năm đến nay, nước này đã có những động thái thay đổi hoàn toàn khi quyết định tham dự hàng loạt nhóm và ủy ban của APEC, đồng thời đưa ra nhiều đề xuất tập trung vào 4 trọng tâm gồm: hội nhập kinh tế khu vực đảm bảo an ninh lương thực vận tải chuỗi cung ứng và đổi mới để phục vụ phát triển.
Trong số các đề xuất trên, hiện mới chỉ có một số ít được thảo luận và có cơ hội trở thành hiện thực trong năm nay. Tuy nhiên, không thể không kể đến một thành tích quan trọng là việc Nga đưa vào thực hiện "Thẻ đi lại cho doanh nhân APEC", cho phép các doanh nhân trong khu vực không cần xin thị thực khi xuất nhập cảnh vào Nga.
Trong phát biểu đưa ra ngay trước thời điểm các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tề tựu về Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga vào cuối tuần này để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 20, giới chức Nga đã không giấu giếm tham vọng khi đứng ra đăng cai tổ chức hội nghị lần này.
"Mong muốn của chúng tôi là tận dụng tối đa vị trí địa-chính trị, địa-kinh tế và địa lý đặc biệt của mình để thúc đẩy hội nhập của 21 nền kinh tế thành viên APEC", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố.
Ông cũng khẳng định tham vọng của chính quyền Nga muốn nhân cơ hội này để khơi thông dòng chảy đầu tư vào vùng Viễn Đông, nơi hiện có rất ít dân cư sinh sống và chưa được công nghiệp hóa.
"Nga coi phát triển kinh tế - xã hội ở Siberia và Viễn Đông là hai nhiệm vụ chính trong thời gian tới, nhưng điều đó không có nghĩa là Mátxcơva sẽ chỉ chú trọng hợp tác với các nước châu Á. Nga muốn phát triển quan hệ với cả các nước phương Đông và phương Tây", Ngoại trưởng Lavov phát biểu với báo giới ngay sau phiên họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ tuần lễ APEC đang diễn ra ở Vladivostok.
Với tuyên bố trên, Ngoại trưởng Nga muốn dập tắt tâm lý của một bộ phận phương Tây cho rằng gần đây Mátxcơva chỉ ưu tiên phát triển quan hệ với các quốc gia châu Á mà gây tổn hại quan hệ với phương Tây.
Tâm điểm Vladivostok và Liên minh thuế quan tại APEC 2012
Trước đây, Vladivostok là một quân cảng hạn chế qua lại ở Nga và là điểm trung chuyển của tàu vận tải và các tù nhân trên đường tới vùng đông bắc nước này.
Nhưng hiện nay, Vladivostok đã trở thành địa điểm tiếp nhận đầu tư công lớn nhất trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2008-2012, đầu tư công rót vào khu vực này lên tới 22 tỷ USD, đưa Vladivostok trở thành kiểu mẫu trong chính sách phát triển Thái Bình Dương của chính quyền Mátxcơva.
Sau khi ông Putin trở lại điện Kremli vào tháng 5 vừa qua, vấn đề vùng Viễn Đông thậm chí còn được quan tâm hơn trước. Chỉ thị của Tổng thống Putin ngày 7/5 về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của Nga đã nhấn mạnh sự cần thiết phải can dự sâu rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội ở vùng Viễn Đông và đông Siberia.
Bên cạnh đó, Nga cũng đã thành lập Bộ Phát triển vùng Viễn Đông và bổ nhiệm ông Victor Ishaev, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Nga về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, làm Bộ trưởng.
Không chỉ coi Vladivostok là dự án thí điểm phát triển vùng Viễn Đông, Nga còn theo đuổi sáng kiến thành lập Liên minh Thuế quan ba bên Nga-Belarus-Kazakhstan, vốn đượcc trông đợi sẽ phát triển thành Liên minh kinh tế Á - Âu trong tương lai.
Vì vậy, tại APEC 2012, Nga đã lên kế hoạch "quảng bá" sáng kiến Liên minh Thuế quan như một khối tạo dựng không gian kinh tế chung bắc cầu từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, nơi có thể giúp các thành viên APEC vươn tới châu Âu.
Tất nhiên, Liên minh Thuế quan không phải là phương tiện duy nhất mà Nga dùng để thực hiện tham vọng hướng tới toàn bộ khu vực Á-Âu. Một đề xuất khác mà Mátxcơva đang kêu gọi các thành viên APEC xem xét thông qua là đa dạng hóa các tuyến cung ứng hàng hóa, khuyến khích xây dựng tuyến đường Biển Bắc và tuyến đường sắt xuyên Siberia.
Theo đánh giá của Nga và giới chuyên gia, với thực tế châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, thì việc mở rộng cơ sở hạ tầng hậu cần và khởi động các tuyến giao thông vận tải mới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng khối lượng lưu thông hàng hóa ngày càng lớn giữa các nước trong khu vực.
Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers ước tính, đầu tư 20 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng ở các tuyến hành lang Đông-Tây tại Nga có thể giúp các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2020 tiết kiệm được khoảng 600 tỷ USD, nhờ giảm giá thành vận chuyển tới các thị trường châu Âu.
"Trong tương lai ngắn hạn, việc phát triển hai siêu dự án vận tải lớn (ở Biển Bắc và Siberia) sẽ đáp ứng lợi ích của các nước hàng xóm ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, tuyến hàng hải phương Bắc có vai trò góp phần làm thời gian vận chuyển hàng hóa từ châu Âu đến Đông Á, còn tuyến đường sắt xuyên Siberia sẽ giúp các quốc gia nằm cách xa cảng Thái Bình Dương có cơ hội tiếp cận với các nhà vận tải xuyên lục địa". chuyên gia về khu vực châu Á - Thái Bình Dương Evgeny Kanayev đánh giá.
Theo thống kế, hiện mới có 1,5% tàu thuyền di chuyển giữa châu Á và châu Âu đi qua Nga, trong khi các tuyến vận chuyển đi qua kênh đào Suez và Panama đều đã quá tải.
Thực tế này càng khẳng định thêm tiềm năng phát triển của hai dự án Biển Bắc và Siberia, khi mà tuyến đường Biển Bắc được xác định sẽ rút ngắn hơn 3 lần khoảng cách từ Yokohama đến Rotterdam.
Dẫu biết việc thực hiện các dự án đầy tham vọng trên của Nga còn cả một chặng đường dài phía trước. Nhưng hơn ai hết, Tổng thống Putin đang rất nóng lòng mở cánh cửa hướng tới châu Á - Thái Bình Dương và ngược lại cũng tạo cơ hội để các nước châu Á - Thái Bình Dương bước lên cây cầu do Nga kiến tạo thông qua Liên minh thuế quan Nga-Belarus- Kazakhstan để tiến vào lục địa già.
Theo Dantri
Interfax: Nga từng xem xét từ bỏ căn cứ hải quân ở Syria Mátxcơva từng xem xét khả năng sơ tán các nhân viên quân sự ra khỏi Syria nhưng quyết định này sau đó đã được thay đổi vào phút chót, hãng thông tấn Interfax của Nga cho biết ngày hôm qua. Quân cảng Tartus của Nga ở Syria. Dẫn nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga, hãngInterfax khẳng...