Chiến đấu cơ tàng hình tự chế đầu tiên của Nhật sắp “tung cánh”
Dự kiến trong mùa Hè này, chiến đấu cơ tàng hình rất được chờ đợi F-3, do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo sẽ được đưa ra bay thử nghiệm, đánh dấu bước đột phá của nước này về công nghệ tàng hình và động cơ công suất cao, báo giới Trung Quốc đưa tin.
Chiến đấu cơ F-3 của Nhật (Ảnh: Internet)
Thông tin được tờ PLA Daily của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đăng tải. Theo đó, chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 ra đời theo chương trình thí điểm trình diễn công nghệ cao của Nhật, được thiết kế để đem lại khả năng hoạt động xuất sắc ở cả 4 tiêu chí đánh giá, gồm tàng hình, bay hành trình tốc độ siêu thanh, dễ dàng điều khiển và hệ thống điện tử hàng không tích hợp.
Về công nghệ tàng hình, lớp vỏ của F-3 được khẳng định có chứa vật liệu hấp thụ sóng điện từ, giúp giảm thiểu phản xạ sóng radar. Ngoài việc lẩn tránh sự phát hiện của radar, chiến đấu cơ này còn được thiết kế với mục tiêu loại trừ các tín hiệu ánh sáng có thể thấy bằng mắt thường, tín hiệu điện tử, nhiệt và tiếng ồn, khiến đối phương khó phát hiện.
Khả năng bay hành trình của F-3 sẽ dựa trên động cơ công suất cao 15 tấn, được phát triển bởi IHI Corporation của Nhật và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ của Bộ quốc phòng. Động cơ được trang bị công nghệ cùng vật liệu đặc biệt giúp tăng khả năng chịu nhiệt.
Thông thường, các chiến đấu cơ sẽ phải đánh đổi giữa khả năng tàng hình và mức độ dễ dàng trong điều khiển, nhưng thiết kế của chiếc F-3 được khẳng định đã hóa giải trở ngại này. Máy bay có trọng lượng nhẹ và sẵn sàng tác chiến đa nhiệm, với cánh hình kim cương và không cần bộ phận thăng bằng phía đuôi.
Video đang HOT
F-3 cũng tận dụng ưu điểm về thiết kế của các chiến đấu cơ Mỹ khác, khi hốc đón gió tương tự chiếc X-32, còn đuôi có hình chữ Y, giống chiếc YF-23.
Hệ thống điện tử của F-3 được tích hợp radar mảng pha quét điện tử, hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến RF đa năng, với sợi dây cáp quang cho phép tăng khả năng điều khiển và công nghệ radar cải tiến giúp mở rộng diện tích và cự ly phát hiện mục tiêu.
Dù vậy, theo PLA Daily, dù có thiết kế ấn tượng, F-3 hiện phải đối diện với một số trở ngại, bao gồm việc chế tạo các máy nén và buồng đốt cho một động cơ công suất cao như vậy. Động cơ trên chiếc F-2 tiền nhiệm dù không mạnh bằng F-3, nhưng đã gặp trục trặc trong khi bay, với các vấn đề như rung lắc ở tốc độ cao.
Ngoài ra, hệ thống điện tử của máy bay cũng còn nhiều vấn đề về phần mềm và phần cứng. Hệ thống thủy lực của máy bay được tin là cũng gây quan ngại, do thiết kế có phần mỏng manh.
Thanh Tùng
Theo Want China Times
Trung Quốc bực dọc vì 2 chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh tại Đài Loan
Chính quyền Trung Quốc hôm qua đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc 2 máy bay quân sự Mỹ, lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua, đã hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở Đài Loan vì gặp sự cố.
Hai chiếc phi cơ F-18 của Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)
Hãng thông tấn Đài Loan CNA cho hay hai chiếc phi cơ F-18 hạ cánh xuống một căn cứ không quân ở thành phố Đài Nam hôm 1/4, một trong hai chiếc phi cơ đã bị trục trặc động cơ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Henrietta Levin cho hay: "Việc hạ cánh nằm ngoài dự kiến và xảy ra hoàn toàn do sự cố kỹ thuật, Đài Loan đã rất tốt khi cho phép các máy bay đang gặp nạn được đáp xuống an toàn". Tuy nhiên, phát ngôn viên này không cho hay các máy bay này từ đâu đến và đang đi đâu.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua 2/4 cho biết nước này đã có phản đối chính thức đến phía Mỹ.
"Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ nghiêm túc tuân thủ "Chính sách một Trung Quốc" và 3 thông cáo chung giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời xử lý vụ việc này một cách thận trọng, hợp lý", bà Hoa nói và đề cập tới các thỏa thuận giữa hai bên công nhận Bắc Kinh là chính quyền duy nhất của Trung Quốc.
Truyền thông Đài Loan cho hay đây là lần đầu tiên máy bay Mỹ hạ cánh xuống đảo này trong vòng hơn 30 năm qua, đồng thời nêu ra nghi ngờ rằng hành động này là phản ứng của Washington sau cuộc tập trận của Bắc Kinh vài ngày trước đây.
Không quân Trung Quốc hôm 30/3 đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên trên không phận tây Thái Bình Dương, đông Đài Loan. Theo giới phân tích, động thái này nhằm phản ứng trước lời đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở biển Đông do Mỹ đưa ra hồi giữa tháng trước.
Theo Dân biểu Đài Loan Lâm Úc Phương, thành viên Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao Đài Loan, sự cố vừa qua "tiếp tục làm nổi bật mối mối quan hệ giữa Đài Bắc và Washington".
Ông Lâm nói với hãng AFP rằng: "Đài Loan nên được xem như là một điểm đến tin tưởng cho các máy bay Mỹ hạ cánh".
Mỹ có nghĩa vụ giúp Đài Loan tự vệ theo Đạo luật quan hệ Đài Loan năm 1979, khi Washington cắt đứt quan hệ chính thức với đảo này để công nhận Bắc Kinh là chính quyền duy nhất của Trung Quốc.
Hiện Mỹ không thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng có những mối quan hệ kinh tế và quân sự với vùng lãnh thổ này.
Bất kỳ thương vụ vũ khí của Mỹ với Đài Loan hay bất kỳ liên lạc chính thức nào giữa hai lực lượng vũ trang trong những năm gần đây đều vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng vẫn chưa gây tổn hại đến quan hệ của Bắc Kinh với Washington hay Đài Bắc.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP, CNA
Trung Quốc nổi giận vì chiến đấu cơ Mỹ đáp xuống Đài Loan Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2-4 bày tỏ sự tức giận sau khi 2 chiến đấu cơ Mỹ đáp xuống Đài Loan. Hãng thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) cho biết 2 máy bay F-18 của Mỹ hạ cánh tại một căn cứ không quân ở miền Nam hòn đảo hôm 1-4 do gặp trục trặc về bộ phận cơ khí....