Chiến đấu cơ tàng hình mới nhất của Trung Quốc bị chê tơi bời
Được tung hô như chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5, đối thủ cạnh tranh đáng gờm với chiến đấu cơ tối tân F-35 của Mỹ, nhưng mẫu chiến đấu cơ J-31 vừa ra mắt của Trung Quốc đã bị dư luận cả trong và ngoài nước chê tơi bơi.
Chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc có hiệu năng kém
Tại triển lãm hàng không quốc tế vừa diễn ra tại thành phố Zhuhai, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã cho ra mắt chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 J-31, được quảng cáo có khả năng tàng hình vượt trội, cơ động cao cùng nhiều tính năng hiện đại khác. Tuy nhiên, những phản hồi sau khi J-31 thực sự cất cánh và trình diễn cho thấy mẫu chiến đấu cơ này có nhiều khiếm khuyết rất rõ ràng.
Những ý kiến chỉ trích J-31 xuất phát chủ yếu từ làn khói thải màu đen mà chiến đấu cơ này phát ra, cho thấy rõ ràng các động cơ có hiệu suất đốt nhiên liệu kém.
Có 2 loại động cơ được lắp trên các chiến đấu cơ J-31, gồm động cơ RD-93 mà Nga vẫn sử dụng cho các chiến đấu cơ MiG-29, sử được gắn trên những máy bay được Trung Quốc sản xuất để xuất khẩu. Trong khi đó mẫu chiến đấu cơ được đưa vào biên chế của không quân Trung Quốc sẽ dùng động cơ WS-13, được phát triển dựa trên RD-93.
Hiện chưa rõ chiếc J-31 trình diễn tại Zhuhai sử dụng động cơ nào.
Trong khi đó, chuẩn đô đốc của hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ( PLA) Zhang Zhaozhong trong một phát biểu tại Xiamen hồi đầu tuần cho biết, kỹ thuật động cơ đảo chiều của Trung Quốc vẫn còn những hạn chế, và sẽ phải thêm vài năm nữa mới có thể đạt được đột phá trong việc tự phát triển động cơ.
Theo vị sỹ quan này, việc phát triển động cơ máy bay bao gồm hai vấn đề chính là cơ khí và điều khiển kỹ thuật số, mà trong đó yếu tố thứ hai luôn khó khăn hơn. “Đó là phần việc khó khăn và không dễ đạt được thành công trong một thời gian ngắn”, ông Zhang nói và cho rằng J-31 quá nặng nề.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề về hiệu năng tiêu thụ nhiên liệu, phân tích của trang tin hàng không uy tín Ainonline còn chỉ ra rằng, hình dáng khí động học của J-31 khiến nó có hiệu năng kém. Máy bay đốt cháy quá nhiều nhiên liệu, còn phi công luôn gặp khó khăn trong việc giữ cho đầu máy bay hướng lên trên trong khi thực hiện các cú ngoặt và chuyển hướng khác.
Các nhà phân tích hàng không phương Tây còn chỉ ra rằng, chiếc J-31 được đem ra trình diễn tại Zhuhai là phiên bản “sạch”, tức là chưa được trang bị vũ khí và hiệu chỉnh để thực sự chiến đấu. Một khi được đưa đi thực hiện nhiệm vụ, trọng lượng của máy bay sẽ tăng thêm, và khiến hiệu suất bay của J-31 càng tệ hơn nữa.
Trong khi đó, nhà phân tích Richard Aboulafia đến từ tập đoàn Teal cho rằng triển vọng xuất khẩu của chiến đấu cơ Trung Quốc không tươi sáng như được thêu dệt.
Aboulafia khẳng định rằng các nước mua khí tài Trung Quốc chủ yếu có ngân sách hạn chế, mà đến nay mới có Pakistan là khách hàng lớn nhất. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải tìm những khách hàng mới cho mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, cao cấp hơn của mình.
Thêm vào đó J-31 có vẻ gia nhập thị trường quá muộn, bởi không quân và hải quân Mỹ đều đã bắt đầu kế hoạch phát triển các chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo để lần lượt thay thế F-22 và F/A-18E/F.
Tổng hợp
Theo Dantri
Chiến đấu cơ TQ "áp đảo" Mỹ trên Thái Bình Dương
Nếu được triển khai rộng rãi, J-31 của Trung Quốc có thể áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 và FA-18E/F Super Hornet.
Hồi tuần trước, Trung Quốc đã cho trình làng chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-31 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển và hoàn thiện, và nó được quảng bá là "có khả năng cạnh tranh với phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ" trên thị trường xuất khẩu.
Chiến đấu cơ tàng hình J-31 mới được Trung Quốc trình làng
Trước sự kiện này, chuyên gia phân tích quân sự Dave Majumdar đã cho rằng việc Trung Quốc có thể chế tạo thành công một chiến đấu cơ tàng hình ngang ngửa với F-22 và F-35 của Mỹ là kết quả của "những thành công trong hoạt động gián điệp công nghệ" mà Bắc Kinh thực hiện đối với các mục tiêu Mỹ.
Một phi công kỳ cựu của Mỹ từng lái chiến đấu cơ tàng hình F-35 cũng nhận định: "Tôi cho rằng cuối cùng họ (Trung Quốc) cũng sẽ bắt kịp chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của chúng ta".
Các hacker (tin tặc) Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với khả năng tấn công, xâm nhập và thu thập được những dữ liệu nhạy cảm trong các dự án quốc phòng được xếp vào diện tối mật của Mỹ.
Hồi tháng Bảy, một doanh nhân Trung Quốc đã bị bắt giữ ở Canada theo yêu cầu của FBI sau khi anh ta bị cáo buộc ăn cắp thông tin của 32 dự án quân sự, trong đó có dự án chế tạo chiến đấu cơ tàng hình tân tiến F-35.
Theo ông Majumdar, những thông tin nhạy cảm bị đánh cắp về chiếc F-35 này nhiều khả năng là cơ sở để Trung Quốc có thể thiết kế chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-31 của họ. Có nhiều thông tin cho hay Trung Quốc đang tìm cách cải tiến để J-31 có thể hạ cánh được trên tàu sân bay tương tự như F-35C của hải quân Mỹ.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ
Việc Bắc Kinh chế tạo được chiếc J-31 có tính năng gần giống như F-35 đã đẩy hai nước vào một cuộc đua nhằm phát triển chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên có thể hạ cánh trên tàu sân bay.
Nếu như thực tế đúng như lời quảng bá của Trung Quốc rằng J-31 có thể đọ được với F-35, giờ đây Trung Quốc đã có trong tay một thứ vũ khí lợi hại để chống lại chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương của Mỹ.
Một cựu phi công quân đội Mỹ nhận định rằng nếu được triển khai rộng rãi, J-31 của Trung Quốc có thể áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 và FA-18E/F Super Hornet.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng những thông số kỹ thuật của chiến đấu cơ không quyết định khả năng tác chiến của nó, mà điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ chiến thuật của phi công.
J-31 có thể áp đảo các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ hiện nay ở Thái Bình Dương
Ông David Cenciotti, chuyên gia hàng không quân sự cho biết: "Có thể nói rằng vấn đề công nghệ, vũ khí và các thiết bị trên máy bay không phải là tất cả. Hệ thống cảnh báo sớm, thông tin tình báo và huấn luyện cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng".
Chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc cũng có kích thước tương đương chiếc F-35 của Mỹ, tuy nhiên nó có phần động cơ nhỏ hơn, phần thân dẹt hơn, thể hiện tham vọng tập trung vào khả năng không chiến của nhà thiết kế.
Với thiết kế kiểu này, J-31 sẽ mang được ít vũ khí hơn so với F-35, nhưng ngược lại, nó sẽ làm tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu cũng như tốc độ, một yếu tố mang tính sống còn trong các cuộc không chiến hiện đại.
Theo Khampha
Pakistan khiến Trung Quốc "bẽ mặt" Những đồn đoán về việc Pakistan đàm phán mua chiến đấu cơ tàng hình FC31 của Trung Quốc đã có câu trả lời chính thức khiến Bắc Kinh "bẽ mặt". Thông tin này được người đại diện bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Pakistan, Thiếu tướng Asim Saleem Bajwa công bố tại cuộc gặp với các nhà báo tại Washington ngày...